- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu
Thực hành chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu
Sỏi thường xuất hiện trong những trường hợp có dấu hiệu mất nước nhẹ, có lẽ do độ đậm đặc của nước tiểu gia tăng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Là tình trạng sỏi ở thận, niệu quản hay bàng quang, do sự kết tủa của các loại muối và khoáng chất có trong nước tiểu. Việc hình thành sỏi tiết niệu có liên quan đến môi trường sống. Tỷ lệ sỏi thận và sỏi niệu quản thường cao hơn sỏi bàng quang ở các nước phát triển, trong khi tỷ lệ sỏi bàng quang lại khá cao ở các nước đang phát triển. Sỏi tiết niệu rất thường tái phát. Số bệnh nhân tái phát trong vòng 7 năm sau điều trị chiếm tỷ lệ đến 70%.
Nguyên nhân
Không rõ nguyên nhân cụ thể, nhưng tỷ lệ mắc bệnh dường như có liên quan đến giới tính. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao gấp 3 lần so với nữ giới.
Sỏi thường xuất hiện trong những trường hợp có dấu hiệu mất nước nhẹ, có lẽ do độ đậm đặc của nước tiểu gia tăng. Vì thế, bệnh thường gặp nhiều nhất vào mùa hè, khi thời tiết nóng bức.
Sỏi cũng thường xuất hiện sau thời gian nằm liệt giường, ít vận động do bệnh tật...
Sỏi calci oxalat và sỏi phosphat chiếm đến 70% trong các trường hợp sỏi thận và sỏi niệu quản. Oxalat là một sản phẩm chuyển hóa của cơ thể, vẫn hiện diện bình thường trong nước tiểu, khi kết hợp với calci thì tạo thành một loại muối kém hòa tan. Khi có nhiều oxalat trong thức ăn, nước uống, nồng độ oxalat trong nước tiểu sẽ tăng cao và sinh ra sỏi. Sỏi calci oxalat cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của rối loạn chuyển hóa do cường năng tuyến giáp.
Khoảng 20% trường hợp sỏi tiết niệu là do nhiễm trùng, thường kèm theo nhiễm trùng đường tiết niệu. Thành phần sỏi gồm calci, magnesi, phosphat ammoni. Nước tiểu bị kiềm hóa, chứa nhiều ammoni do tác động của vi khuẩn đối với ure trong nước tiểu. Sỏi thận do nhiễm trùng có khi rất lớn, chiếm toàn bộ các ống và phần trên của niệu quản, bể thận, có hình dạng như sừng nai.
Sỏi acid uric chỉ chiếm khoảng 5%, thường gặp ở bệnh nhân mắc các bệnh gout, ung thư hoặc mất nước mạn tính. Sỏi cystin rất hiếm, xuất hiện ở một loại bệnh chuyển hóa di truyền làm bệnh nhân tiểu ra cystin.
Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, ít protein và phosphat thường gây ra sỏi bàng quang. Do đó mà sỏi bàng quang thường có tỷ lệ cao ở các nước nghèo hoặc đang phát triển.
Nghẽn đường tiểu hay nhiễm trùng lâu ngày cũng gây ra sỏi bàng quang, và đây là nguyên nhân chủ yếu cho các trường hợp sỏi bàng quang ở các nước phát triển. Thành phần sỏi bàng quang có thể thay đổi tùy theo độ kiềm hay acid của nước tiểu.
Chẩn đoán
Sỏi thận hay niệu quản thường biểu hiệu bằng cơn đau quặn vùng thắt lưng một bên, kèm theo nôn. Chẩn đoán xác định bằng huyết niệu vi thể. Những cơn đau lưng hoặc đau vùng thắt lưng chưa được chẩn đoán nguyên nhân đều có thể là do có sỏi.
Nếu có triệu chứng đau nghiêm trọng, tiến hành khẩn cấp việc phân tích mẫu nước tiểu ngay để tìm tế bào máu. Chụp UIV trong cơn đau có thể cho thấy chính xác vị trí của sỏi, chức năng của 2 thận và những chỗ tắc nghẽn.
Nếu đau không nghiêm trọng, tiến hành lần lượt các xét nghiệm chẩn đoán sau đây:
Lấy mẫu nước tiểu giữa dòng gửi soi kính hiển vi và nuôi cấy vi khuẩn.
Chụp X quang bụng không chuẩn bị. Khoảng 90% sỏi đường tiết niệu có thể được nhìn thấy trên phim X quang.
Siêu âm kiểm tra kết quả.
Làm công thức máu toàn bộ và tốc độ lắng hồng cầu.
Xác định các chất điện giải, ure, creatinin, urat.
Xác định hàm lượng calci, phosphat và phosphat kiềm.
Nếu có thể được, phân tích thành phần hóa học của sỏi.
Các trường hợp sau đây cần xem xét việc chuyển ngay đến điều trị tại chuyên khoa:
Các triệu chứng cho thấy có sỏi nhưng hoàn toàn không có điều kiện thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán xác định.
Chụp UIV cho thấy có những chỗ tắc nghẽn.
Chẩn đoán xác định sỏi quá lớn không thể tự động ra ngoài theo đường tiết niệu.
Đau quặn thận nghiêm trọng không đáp ứng với các biện pháp điều trị.
Có dấu hiệu suy giảm chức năng thận.
Kèm theo nhiễm trùng.
Điều trị
Điều trị tức thời cơn đau quặn thận bằng thuốc giảm đau, an thần và cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường Nếu không đau nhiều, có thể dùng các thuốc kháng viêm không steroid dạng viên uống hoặc viên uống pethidin.
Nếu cần hỗ trợ bằng thuốc để giải quyết các triệu chứng, có thể cho dùng diclofenac 75mg tiêm bắp (hoặc 100mg qua hậu môn) hay pethidin 100mg tiêm bắp, nếu cần kết hợp với prochlorperazin 12,5mg tiêm bắp để giảm nôn.
Hướng dẫn bệnh nhân uống thật nhiều nước để gia tăng khả năng đưa sỏi ra khỏi niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Đa số các trường hợp sỏi có kích thước nhỏ hơn 5mm được thải ra ngoài mà không cần can thiệp gì.
Các trường hợp sỏi quá lớn hoặc kèm theo nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể cần chuyển chuyên khoa để xem xét việc lấy sỏi ra bằng phẫu thuật, tránh tổn thương cho thận. Tuy nhiên, với kỹ thuật tiên tiến, đa số sỏi có thể được nghiền nát và lấy ra bằng ống soi bàng quang hoặc bằng máy siêu âm tán sỏi. Do đó, phẫu thuật lấy sỏi thường chỉ áp dụng với những trường hợp sỏi quá lớn.
Sỏi tiết niệu có tỷ lệ tái phát cao. Sau điều trị nhất thiết phải hướng dẫn bệnh nhân những biện pháp cần áp dụng thường xuyên để giảm nguy cơ tái phát.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị mắt đau không đỏ
Do bị viễn thị (longsightedness). Do bị chứng đau nửa đầu (migraine). Do bị viêm xoang (sinusitis). Do bị đau đầu vì căng thẳng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị giao hợp đau
Giao hợp đau có thể do người phụ nữ bị khô âm đạo, thiếu chất nhờn làm cho việc giao hợp khó khăn và dễ gây đau, thường gặp nhất là sau giai đoạn mãn kinh.
Thực hành chẩn đoán và điều trị herpes giác mạc
Bệnh rất thường gặp, nguyên nhân thông thường nhất có thể là do các vết trầy xước ở giác mạc, nhưng virus herpes cũng có thể tấn công gây bệnh ở mắt bình thường.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mãn kinh
Phần lớn phụ nữ khi mãn kinh xảy ra triệu chứng khô âm đạo. Sự suy giảm estrogen làm cho lớp niêm mạc âm đạo bị teo mỏng, âm đạo dễ nhiễm trùng và đau khi giao hợp.
Thực hành chẩn đoán và điều trị vảy nến
Bệnh thường xuất hiện ở những người trong cùng một gia đình. Thống kê cho biết nếu cha hoặc mẹ đã bị bệnh vảy nến thì con cái có khoảng 25% nguy cơ sẽ mắc căn bệnh này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị thiếu máu
Thiếu máu ác tính: Trong bệnh thiếu máu ác tính thì thiếu vitamin B12 là do cơ thể giảm sản xuất yếu tố nội tại cần thiết cho việc hấp thụ loại vitamin này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mỏng giác mạc
Nhỏ phẩm nhuộm fluorescein vào mắt để phát hiện các vết trầy xước trên giác mạc, vì màu fluorescein sẽ dính lại ở đó và phản chiếu khi ta dùng tia sáng màu xanh rọi vào mắt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim
Nếu có nghi ngờ nhồi máu cơ tim, dù chưa xác định chắc chắn, cần gọi xe cấp cứu ngay trước khi tiếp tục các chẩn đoán xác định.
Thực hành chẩn đoán và điều trị động kinh
Chẩn đoán xác định các cơn động kinh thường khó khăn do rất ít khi khai thác được nhiều thông tin từ bản thân bệnh nhân.
Tránh thai bằng xuất tinh ngoài âm đạo
Do khả năng sống sót của tinh trùng khi vào được cơ thể người phụ nữ có thể kéo dài từ 4 đến 6 ngày, nên những sơ sót này tuy có tỷ lệ rất thấp nhưng vẫn có thể dẫn đến thụ thai.
Sưng hạch bạch huyết vùng cổ
Nếu không thể chẩn đoán phân biệt, tiếp tục theo dõi trong khoảng từ 4 đến 6 tuần để có thêm các triệu chứng giúp chẩn đoán phân biệt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm mũi dị ứng
Tác nhân gây dị ứng không giống nhau ở mỗi người, nên việc người bệnh xác định được tác nhân gây dị ứng là rất quan trọng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm phổi
Với các bệnh nhân có sức khỏe bình thường và không có các biến chứng phức tạp có thể điều trị bắt đầu với viên amoxycillin 500mg, mỗi ngày uống 3 lần.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hôi miệng
Điều trị các nguyên nhân tùy theo kết quả chẩn đoán. Nếu không có các triệu chứng nhiễm trùng, việc dùng kháng sinh có thể là không cần thiết.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết dưới kết mạc
Xuất huyết dưới kết mạc là trường hợp rất thường gặp, không có nguyên nhân rõ rệt. Bệnh làm cho mắt đỏ nhưng hoàn toàn không đau, không có dử mắt (ghèn), không gây tổn thương mắt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mắt khô
Xét nghiệm Schirmer được thực hiện bằng cách dùng một loại giấy thấm đặc biệt đặt ở rìa dưới của mí mắt. Quan sát độ thấm của giấy có thể giúp xác định mức độ khô mắt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị glucose niệu khi mang thai
Nếu kết quả đo lúc đói > 5,8 mmol/L, hoặc kết quả đo sau đó 2 giờ > 7,8 mmol/L cho thấy hiện tượng tiểu đường thai nghén. Cần đề nghị chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết trong thai kỳ
Nếu người phụ nữ bị xuất huyết âm đạo có nhóm máu Rh âm, cần tiêm dưới da 500 đơn vị quốc tế kháng thể chống yếu tố D, trong vòng 72 giờ kể từ khi bắt đầu ra máu.
Tránh thai đối với phụ nữ sắp mãn kinh
Sau khi ngừng thuốc, nếu xác định chắc chắn kinh nguyệt đã chấm dứt, thì việc sử dụng các biện pháp tránh thai chỉ cần tiếp tục trong vòng một năm nữa.
Thực hành khám thai định kỳ
Yêu cầu của lần thăm khám này là theo dõi sự phát triển bình thường của thai, kiểm tra sự thích nghi và các vấn đề sức khỏe của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai.
Kiểm tra sức khỏe tổng quát trẻ từ 6 đến 8 tuần tuổi
Tìm các dấu hiệu bất thường ở mắt, như chuyển động khác thường của các đồng tử, lác mắt hay không có khả năng định thị.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chân đau cách hồi
Để xác định xơ vữa động mạch, cho kiểm tra: huyết áp, cholesterol trong máu, lượng đường trong máu, điện tâm đồ (ECG).
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiền sản giật
Đề nghị bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, trong khi vẫn tiếp tục theo dõi hằng ngày về huyết áp, protein niệu, tình trạng phát triển của thai.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ra máu sau khi sinh
Nếu ra máu nhiều, nhất là có các cục máu đông, hoặc kèm theo sốt cao, cần chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa. Có thể cần siêu âm để quyết định việc nạo tử cung.
Thực hành chẩn đoán và điều trị khàn tiếng
Do cố gắng nói nhiều, nói to liên tục trong một thời gian, làm căng quá mức các cơ nhỏ của thanh quản, chẳng hạn như những người diễn thuyết.