Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh run

2012-11-12 05:40 PM

Các trường hợp không có nguyên nhân bệnh lý không cần điều trị. Để giảm cơn run tạm thời, có thể cho bệnh nhân uống một ít rượu hoặc thuốc chẹn beta.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Là tình trạng cử động theo nhịp xảy ra không tự ý ở các cơ, thường nhất là ở tay, chân, hàm, lưỡi hoặc đầu. Run xảy ra do tình trạng co thắt xen kẽ nhanh với giãn cơ.

Nguyên nhân

Những cơn run run tạm thời xảy ra hầu như ở tất cả mọi người, vào những lúc xúc động mạnh, do sự gia tăng nội tiết tố epinephrin (adrenalin) của tuyến thượng thận.

Run nhẹ và kéo dài thường xuất hiện ở người lớn tuổi hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân.

Run cũng có thể là tình trạng có liên quan đến yếu tố di truyền, thường gặp trong cùng một gia đình, với tính chất cơn run hơi mạnh và nhanh hơn (6 - 10 lần/giây).

Run kéo dài có liên quan đến bệnh lý, run giật (4-5 cơ cùng vận động trong một giây) có thể là do hội chứng Parkinson.

Run cũng là triệu chứng xuất hiện trong các bệnh xơ cứng rải rác, bệnh Wilson, cường giáp, ngộ độc thủy ngân, bệnh não do gan ở người nghiện rượu.

Một số thuốc điều trị có tác dụng phụ gây run, như amphetamin, thuốc chống trầm cảm, lithi, caffein, salbutamol...

Chẩn đoán

Chẩn đoán tùy theo nguyên nhân, loại trừ các trường hợp bệnh lý dựa vào những triệu chứng kèm theo.

Run theo tư thế, chủ yếu là run nhẹ, nhanh, đặc biệt là ở hai bàn tay và run nhiều hơn khi duỗi cánh tay ra, thường là do xúc động mạnh hoặc do cường giáp. Các nguyên nhân bệnh lý tuy hiếm gặp nhưng cần được chẩn đoán loại trừ qua xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng tuyến giáp, đo lượng cồn trong máu, ngộ độc carbon monoxid. Cần tìm hiểu về các loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng, chẳng hạn như salbutamol...

Run khi nghỉ ngơi và giảm khi vận động thường là dấu hiệu của hội chứng Parkinson.

Điều trị

Các trường hợp không có nguyên nhân bệnh lý không cần điều trị. Để giảm cơn run tạm thời, có thể cho bệnh nhân uống một ít rượu hoặc thuốc chẹn beta.

Run nhẹ được điều trị chủ yếu bằng thuốc chẹn beta propranolol (Inderal, Obsidan...) 40mg, mỗi ngày 2 lần, tăng liều mỗi tuần tùy theo đáp ứng của bệnh nhân, cho đến 80 – 160mg một ngày.

Chuyển chuyên khoa nếu như triệu chứng ngày càng trầm trọng hơn mặc dù đã sử dụng đủ liều thuốc chẹn beta như trên.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị