Ngộ độc nấm độc

2014-10-04 08:02 AM

Viêm gan nhiễm độc: vàng da, GPT tăng cao, phức hợp prothrombin giảm. Hiệu giá của GPT tỷ lệ với tình trạng hoại tử tế bào gan và có ý nghĩa tiên lượng bệnh.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Có thể chia các loại nấm độc ra làm hai loại chính: Loại gây ngộ độc chậm nguy hiểm Loại gây ngộ độc nhanh, ít nguy hiểm

Nấm gây ngộ độc chậm

Độc tính

Loại này thuộc nhóm Amanita phalloid có 6 độc tố: phallin, phalloidin, phalloin, amanitin anpha, bêta, gamma. Phallin là một độc tố gây tan máu. Các độc tố khác được tập trung ở gan và gây viêm gan nhiễm độc.

Triệu chứng ngộ độc cấp

Xuất hiện muộn 6 - 40 giờ sau khi ăn (trung bình 12 giờ)

Nôn mửa, ỉa chảy giống tả, kéo dài 2 - 3 ngày gây mất nước, mất muôi, truy mạch.

Suy thận cấp (chức năng hoặc thực tổn)

Viêm gan  nhiễm độc: vàng da, GPT tăng cao, phức hợp prothrombin giảm. Hiệu giá của GPT tỷ lệ với tình trạng hoại tử tế bào gan và có ý nghĩa tiên lượng bệnh. Phức hợp prothrombin giảm biểu hiện mức độ của viêm gan.

Viêm gan nặng dẫn tới hôn mê gan.

Có thể thấy đông máu rải rác trong lòng mạch gây xuất huyết và sốc.

Xử trí

Có thể tẩy bằng thuốc tẩy muối(30g), hoặc sorbitol.

Truyền dịch: glucose 5 - 10%.

Chống rối loạn đông máu: truyền máu, heparin, nếu có đông máu rải rác trong lòng mạch.

Lọc ngoài thận: khi có suy thận cấp hoặc hôn mê gan. Lọc ngoài thận không có tác dụng loại trừ độc tố đã gắn vào gan.

Loại nấm ngộ độc sớm

Xuất hiện ngay sau khi ăn, trưốc 6 giờ và kéo dài vài giờ. Tuỳ thuộc loại nấm, có thể thấy:

Hội chứng cholinergic (nấm amanita muscaria): giãn mạch, vã mồ hôi, chảy nước dãi, chảy nước mắt, ỉa chảy nhịp chậm, đồng tử co, hạ huyết áp.

Hội chứng atropin (nấm amanita panthera) có nơi gọi là

nấm sậy.

Giãy giụa, co giật, mê sảng.

Niêm mạc miệng, mắt khô.

Mạch nhanh đồng tử giãn, đỏ da.

Hội chứng tiêu hoá: ỉa chảy, nôn mửa.

Áo giác (ảo giác đơn giản): bệnh nhân nhìn thấy các chấm sáng, chấm màu hoặc các vạch nối nhau chạy trước mắt.

Xử trí

Rửa dạ dày, uống natrisulfat 30g.

Chống hội chứng cholinergic bằng: atropin 0,5 - 1mg tĩnh mạch cho đến khi có dấu hiệu khô mồm.

Chống hội chứng atropin bằng: barbituric, điều chỉnh nước và điện giải.

Chống ảo giác bằng các loại phenothiazin (aminazin).

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị