Bệnh học bại liệt

2014-10-05 12:26 PM

Liệt cơ hoành: bệnh nhân thở kiểu sườn trên, theo trục dọc. Ấn bàn tay vào vùng thượng vị, bảo bệnh nhân phồng bụng, không thấy bàn tay bị đẩy lên.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nguyên nhân

Bệnh bại liệt do một Enterovirus type I, II, III gây tổn thương các sừng trước của tuỷ. Người là nguồn trữ bệnh chính. Bệnh lây trực tiếp qua miệng hoặc đường phân. Vài ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, virus đậ có thể lây qua miệng và tồn tại trong phân 1 - 2 tháng, ở Việt Nam, bệnh bại liệt vẫn còn ở tình trạng lẻ tẻ, không thành vụ dịch.

Đặc điểm lâm sàng

Triệu chứng ban đầu (3 - 6 ngày)

Sốt kiểu cúm, có đau cơ và đau lưng.

Bí đái, có cầu bàng quang.

Hội chứng màng não:

Nước não tuỷ có nhiều bạch cầu, từ vài chục đến vài trăm phần lốn là lympho. Protein thường hơi tăng. Glucose bình thường.

Thời kỳ toàn phát

Liệt vận động các chi.

Liệt ngay một loạt cốc cơ, không đốì xứng.

Liệt thường xuất hiện sau một mũi tiêm hay một gắng sức.

Liệt mềm, mất phản xạ gân xương, teo cơ nhanh.

Không có dấu hiệu Babinski, không có dấu hiệu rối loạn cảm giác.

Liệt tứ chi thường kèm theo liệt cơ hô hấp.

Liệt có thể hết nhanh (sau 1 - 2 ngày).

Liệt cơ hô hấp, có thể là:

Liệt cơ hoành: bệnh nhân thở kiểu sườn trên, theo trục dọc. Ấn bàn tay vào vùng thượng vị, bảo bệnh nhân phồng bụng, không thấy bàn tay bị đẩy lên.

Liệt cơ ngực: vùng hạ đòn vẫn xẹp khi bệnh nhân hít vào. Cẩn phân biệt với xẹp phổi ở vùng này.

Liệt trung ương do tổn thương hành tuỷ.

Liệt hô hấp:

Cũng thường kèm theo xẹp phổi do tắc đờm và giảm thông khí phế nang.

Cuối cùng liệt hô hấp và xẹp phổi dẫn đến suy hô hấp do giam thông khí phế nang, hội chứng hạn chế phôi hợp tắc nghẽn.

Liệt hô hấp có thể kèm theo liệt các dây thần kinh sọ:

Nuốt sặc (dây IX - X).

Liệt mặt (dây VII).

Lác mắt (dây III và VI) không thè lưỡi được (dây XII).

Rối loạn thần kinh tự chủ.

Rối loạn điều hoà thân nhiệt.

Tăng hoặc giảm huyết áp; mạch nhanh hoặc chậm.

Bí đái.

Giãn dạ dày cấp III.

Xử trí

Khi nghi ngờ có bại liệt, phải tìm ngay các dấu hiệu liệt hô hấp

Liệt tứ chi nhanh hầu như chắc chắn sẽ có liệt hô hấp tiếp theo.

Người y tá hoặc sinh viên trực cấp cứu cần chú ý đến các dấu hiệu sau đây:

Bệnh nhân vã mồ hôi mặt, cổ.

Bộ mặt lo lắng hớp không khí, cánh mũi phập phồng.

Cố rướn người (nhiều khi không được vì đã liệt tứ chi) để thở.

Kiểu thở bị đảo ngược: phụ nữ thở kiểu cơ hoành, nam giới thở kiểu cơ sưòn trên.

Có thể kiểm tra bằng cách hỏi bệnh nhân:

Trả lời yếu.

Ho yếu, nhiều khi không ho được.

Không đếm được một mạch, mà đếm ngắt quãng. Nghe phổi thấy có rì rào phế nang yếu.

Hồi sức hô hấp là quan trọng nhất

Với các triệu chứng trên, cần tiến hành ngạy đặt ống nội khí quản, hút đờm, bóp Ambu hoặc hô hấp nhân tạo bằng máy. Sau đó chuẩn bị mở khí quản, mỏ thấp vì sự hồi phục không hoàn toàn.

Ngưòi thầy thuốc có thể quyết định thông khí nhân tạo ngay khi thấy có:

Khó thở kèm theo co kéo cơ hô hấp phụ, liệt cơ hoành.

Dung tích sống giảm quá nửa.

Nuốt sặc.

Ứ đọng đờm ở phổi (nghe có rên ẩm, xẹp phổi).

Theo dõi bệnh nhân thở máy:

Các chi tiết về kỹ thuật đã được trình bày ở cuốn quy trình kỹ thuật của Bộ y tế.

Ở đây chỉ nêu những nét chính: tích cực hút đờm, vận động trị liệu hô hấp, kháng sinh chống bội nhiễm.

Chuẩn bị thôi thở máy:

Cho bệnh nhân tập thở lại khi dung tích sống trở lại trên 50% dung tích sống bình thường của bệnh nhân.

Vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng, chông loét là rất quan trọng.

Bài viết cùng chuyên mục

Ngộ độc Carbon sulfua

Carbon sulfua tan trong mỡ vì vậy độc chất tác hại chủ yếu lên thần kinh, Ngoài ra carbon sulfua còn gây ra tình trạng thiếu vitamin B1.

Ngộ độc Base mạnh

Các base thường gặp là: sút (NaOH), KOH, cacbua calci, vôi sống, xi măng, nước Javel, natri phosphat còn làm hạ calci máu.

Ngộ độc Meprobamat

Bệnh nhân nằm mê, không giãy giụa, chân tay mềm nhũn, phản xạ gân xương giảm hoặc mất, khi hôn mê sâu, đồng tử giãn, hạ thận nhiệt, biên độ hô hấp giảm.

Các rối loạn magnesium máu

Các dấu hiệu lâm sàng nặng dần với mức độ tăng Mg máu. 3-5 mEq/1: ngủ gà, lẫn lộn, ly bì - mất phản xạ gân xương.

Đặt ống nội khí quản cấp cứu

Thở oxy 100% trong 5 phút hoặc người bệnh hít 3 lần oxy 100%, tư thể nằm ngửa, ưỡn cổ, kê vai. Người bệnh ngừng thở thì bóp bóng Ambu có oxy 100% trước.

Ngộ độc lá ngón

Dấu hiệu thần kinh: với liều vừa gây kích thích, giãy giụa, co giật, nhìn đôi, lác mắt. Với liều cao, tác dụng giống cura gây liệt cơ hô hấp, hạ thân nhiệt, hôn mê.

Chọc hút máu tĩnh mạch đùi

Lấy máu để làm xét nghiệm, đặc biệt để làm xét nghiệm các khí trong máu và điện giải ỏ người bệnh truy mạch, khó dùng các tĩnh mạch tay hoặc bàn chân.

Đặt ống thông màng bụng

Đặt gạc và cố định ống thông bằng băng dính hoặc chỉ để đề phòng bội nhiễm. Thủ thuật đặt ống thông màng bụng đã xong, chỉ định tiếp tục rửa màng bụng hay lọc màng bụng.

Ngộ độc Acid mạnh

Không rửa dạ dày vì gây thủng và làm lan rộng tổn thương. Không trung hoà bằng bicarbonat vì ít tác dụng lại làm dạ dày trướng hơi, do phát sinh nhiều C02 tạo điều kiện cho thủng dạ dày.

Ong đốt

Chỉ có ong cái là có ngòi. Ong nhà và ong bầu có ngòi dài 2 - 3 mm có gai, khi đốt để lại ngòi trong da. Đốt xong ong sẽ chết. Ong vò vẽ và ong bắp cày có ngòi ngắn nhẵn không có gai.

Phù phổi cấp huyết động và phù phổi cấp tổn thương

Vì các mao mạch phổi không có cơ tròn trước mao mạch nên áp lực chênh lệch giữa động mạch phổi và mao mạch phổi phản ánh áp lực nhĩ trái.

Ngộ độc Aceton

Aceton được dùng để hòa tăng áp lực nội sọ nhiều chất dùng trong gia đình (gắn gọng kính, gắn cánh quạt nhựa cứng, làm thuốc bôi móng tay, lau kính...) Aceton gây ngộ độc qua đường hô hấp vì chất bay hơi.

Các rối loạn calci máu (tăng hạ)

Mỗi ngày cơ thể chuyển hoá 25 mmol, thải trừ 20 mmol ra phân và 5 mmol ra nưóc tiểu. Tuyến giáp trạng làm cho Ca từ xương ra, còn vitamin D làm ngược lại.

Đặt ống thông tĩnh mạch cảnh trong ở trẻ em

Trẻ em ở mọi lứa tuổi, những trẻ có trọng lượng cơ thể từ 6, 7kg trở lên thường đạt kết qiuả tốt. Nằm ngửa, kê gối dưới vai, đầu quay sang phải.

Thay huyết tương bằng phương pháp thủ công

Cần có kế hoạch thay huyết tương cụ thể về số lượng huyết tương dự định loại bỏ, thời gian bắt đầu và kéo dài bao lâu, loại dịch thay thế huyết tương truyền vào cùng hồng cầu tự thân.

Thông khí nhân tạo với áp lực dương liên tục (CPPV)

Làm tăng độ giãn nở phổi khi phổi bị giảm thể tích do tổn thương phổi cấp (acute lung injury) hay suy hô hấp cấp tiến triển (acute respiratory distress syndrome - ARDS).

Rắn độc cắn

Băng ép, không thắt garô: phải đặt ngay sau khị bị cắn. Băng ép quá chậm, sau 30 phút, không còn kết quả nữa. Vì vậy, khi bị rắn cắn vào chân.

Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ

Ở trẻ em cần pha loãng 1 phần10 ống 1ml 1mg cộng 9 ml nước cất bằng 10ml sau đó tiêm 0,1ml trên kg, không quá 0,3mg, Liều: adrenalin 0,01mg trên kg cho cả trẻ em lẫn người lớn.

Ngộ độc Asen vô cơ

Uống một lúc trên 0,20g anhydrit asenito có thể bị ngộ độc nặng, tử vong. Muối asen vô cơ gây độc mạnh hơn nhiều so với muối hữu cơ, và cũng tích luỹ lâu hơn trong cơ thể.

Nuôi dưỡng hoàn toàn qua đường tĩnh mạch

Tìm cách phối hợp nuôi dưõng qua đường tĩnh mạch vối truyền thức ăn qua ông thông dạ dày hoặc lỗ mở dạ dày. Nếu đường tĩnh mạch trung tâm có chống chỉ định.

Cấp cứu tràn khí màng phổi

Đặt ống thông dẫn lưu to nối với máy hút tạo một áp lực âm khoảng -10 đến -20 cmH20 thường có kết quả trong đa sô trường hợp.

Đại cương về liệt ngoại vi

Liệt thần kinh ngoại vi xuất hiện đột ngột và có kèm hội chứng não cấp thường gặp trên lâm sàng nhưng không phải lúc nào cũng có thể chẩn đoán được cụ thể ngay từng nguyên nhân.

Ngộ độc Carbon monoxyt (CO)

Carbon monoxyt là sản phẩm của sự đốt cháy carbon không hoàn toàn. Đó là một khí không màu, không mùi, tỷ trọng gần giống không khí và khuyếch tán nhanh.

Ngộ độc INH

Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, sau độ 1 - 3 giờ đã có nồng độ tối đa trong máu, tác dụng kháng sinh kéo dài 24 giờ. Thuốc thấm vào não tuỷ và thải trừ qua thận.

Ngộ độc cồn Metylic

Cồn methylic có thể gây ngộ độc do hít phải hơi, do tiếp xúc với da, do uống nhầm, cồn methylic rất độc vì: Thải trừ chậm - chuyển hoá thành formol và acid formic. Liều gây chết người ở người lớn khoảng 30 - 100ml.