- Trang chủ
- Sách y học
- Hồi sức cấp cứu toàn tập
- Thay huyết tương bằng máy
Thay huyết tương bằng máy
Thông thường bằng máy thay huyết tương trong 2 giờ chúng ta có thể loại bỏ từ 1500 - 2000 ml huyết tương và truyền vào 1500 - 2000ml dịch thay thế huyết tương.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mục đích
Tách huyết tương từ máu của bệnh nhân để bỏ đi và đồng thời truyền trả các thành phần hữu hình của máy cùng với huyết tương của người cho máu khoẻ mạnh hoặc các dung dịch điện giải.
Chỉ định
Bệnh lý thần kinh:
Bệnh nhược cơ nặng.
Bệnh viêm mạn tính đa dây thần kinh mất myelin.
Hội chứng Guillain – Barré.
Bệnh về thận:
Hội chứng Goodpasture.
Viêm cầu thận ác tính.
Bệnh về máu:
Hội chứng tăng độ quánh máu.
Tăng cryoglobulin máu.
Thiếu máu tan máu tự miễn.
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tắc mạch.
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu sau truyền máu.
Thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu mẹ - con.
Bệnh chuyển hoá:
Tăng cholesterol.
Tăng triglycerid máu Ngộ độc thuốc và các hoá chất.
Digitalis, asen, paraquat, quinin...
Chống chỉ định
Không có chống chỉ định tuyệt đối.
Thận trọng trong các trường hợp bệnh nặng có suy hô hấp, suy tuần hoàn và nhiễm trùng nặng.
Chuẩn bị
Cán bộ chuyên khoa:
Một bác sĩ chuyên ngành lọc máu.
Một y tá chuyên ngành lọc máu.
Cần tính toán cụ thể lượng huyết tương dự định loại bỏ và lượng dich thay thế hoặc huyết tương thay thế truyền vào cho bệnh nhân (tính theo trọng lượng cơ thể).
Thông thường bằng máy thay huyết tương trong 2 giờ chúng ta có thể loại bỏ từ 1500 - 2000 ml huyết tương và truyền vào 1500 - 2000ml dịch thay thế huyết tương hoặc huyết tương của người khoẻ cho máu cùng nhóm.
Phương tiện:
Máy lọc máu đa năng "Hygieia Plus" có chức năng thay huyết tương.
Bộ dây dẫn máu ngoài cơ thể.
Màng tách huyết tương (plasma separator).
Tốt nhất là ống thông hai nòng kép (double lumen catheter 14G).
Dịch truyền NaCl 0,9% - 1000ml và Lactate Ringer - 1000ml.
Huyết tương thay thế của máu cùng nhóm 1500- 2000ml.
Thuốc chống đông (heparin).
Hộp thuốc cấp cứu các phản ứng do truyền huyết tương và máu.
Người bệnh:
Được giải thích kỹ về mục đích thay huyết tương, các biến chứng có thể xảy ra và phải ký vào giấy chấp nhận phương pháp điều trị.
Làm cảc xét nghiệm máu thường quy, các xét nghiệm về viêm gan do virus và HIV và các xét nghiệm đặc hiệu (tuỳ theo bệnh) để theo dõi và đánh giá kết quả điều trị.
Nơi làm thủ thuật:
Nên thực hiện ở phòng vô khuẩn và có đủ phương tiện cấp cứu.
Các bước tiến hành
Đường vào mạch máu:
Các bệnh nhân được thay huyết tương cần phải có đường vào mạch máu bằng ôhg thông hai nòng và được đặt ở mạch máu lớn để bảo đảm lưu lượng và sự thông thoáng của máu trỗ về. Ống thông được đăt theo phương pháp Seldinger.
Đường tĩnh mạch đùi là hay dùng nhất vì dễ chọc và ít tai biến.
Chú ý: sau khi lọc huyết tương xong phải rửa sạch hai nòng ông thông bằng NaCl 0,9%, sau đó bơm vào mỗi bên nòng 5000IU heparin để lưu ốhg thông cho lần lọc sau.
Thiết lập vòng tuần hoàn ngoài cơ thể:
Bước 1: bật nguồn điện, chọn phương thức điều tộ "Plasma Exchange", sau đó lắp màng tách huyết tương và dây dẫn máu vào máy theo chỉ dẫn.
Bước 2: đuổi khí tương tự như phương pháp thẩm tách máu (thận nhân tạo), thường dùng NaCl 0,9% 1000 ml + 2000 UI heparin.
Bước 3: kiểm tra toàn bộ hệ thống an toàn của vòng tuần hoàn ngoài cơ thể (các khoá, đầu tiếp nối của máy...).
Bước 4: nối đường máu ra (nòng ống thông màu đỏ) với tuần hoàn ngoài cơ thể, mở bơm máu (tốc độ khoảng 60 - 70ml/phút), bơm liều đầu của thuốc chông đông (heparin 2000 UI), khi máu đến 1/3 màng lọc thì ngừng bơm máu và nối hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể với đường tĩnh mạch (nòng ống thông màu xanh) và tăng dần lưu lượng bơm máu tới 200ml/phút.
Bước 5: đặt các thông số cho máu hoạt động.
Lưu lượng máu: 150 - 200ml/phút.
Liều bơm heparin: liều đầu 2000 UI, liều duy trì 500 - 1000 Ul/giờ.
Lưu lượng huyết tương được tách bỏ: 500ml-1000 ml/giờ.
Lưu lượng huyết tương hoặc dịch thay thế được bù vào: 500 - 1000 ml/giờ.
Có thể cài đặt bilan thể dịch vào ra theo ý muốn và máy sẽ thực hiện một cách tự động.
Nhiệt độ huyết tương hoặc dịch thay thế bù vào cài đặt ở 37°c.
Thời gian lọc huyết tương: thông thường trong 2 giờ.
Theo dõi trong quá trình lọc:
Bệnh nhân phải được theo dõi các dâ'u hiệu sinh tồn.
Theo dõi các thông sô' của máy: áp lực vào ra của máy, áp lực trong màng và áp lực xuyên màng.
Theo dõi các xét nghiệm thường quy và đặc hiệu để đánh giá kết quả điều trị.
Các biến chứng
Tụt huyết áp: có thể xảy ra nhưng ít, xử trí có thể truyền NaCl 0,9% hoặc dịch cao phân tử.
Chảy máu: thường do quá liều heparin hoặc ở những bệnh nhân có rối loạn đông máu, thông thường xử trí giảm liều chống đông, nếu nặng thì truyền bù máu.
Nhiễm trùng có thể gặp, để dự phòng phải thực hiện kỹ thuật trong điều kiện vô trùng tốt và nếu cần dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
Bài viết cùng chuyên mục
Đặt ống nội khí quản cấp cứu
Thở oxy 100% trong 5 phút hoặc người bệnh hít 3 lần oxy 100%, tư thể nằm ngửa, ưỡn cổ, kê vai. Người bệnh ngừng thở thì bóp bóng Ambu có oxy 100% trước.
Thông khí nhân tạo với thể tích lưu thông (VT) tăng dần
Nếu người bệnh có chiều cao và trọng lượng thấp (nam cao dưối l,6m, nặng dưới 55 kg; nữ cao dưói l,5m, nặng dưổi 50 kg) thì Vt tăng mỗi ngày là 50ml, lưu lượng dòng tăng mỗi ngày là 5 lít/phút.
Các nguyên lý cơ bản trong hồi sức cấp cứu
Hồi sức cấp cứu có nghĩa là hồi phục và hỗ trợ các chức năng sống của một bệnh cấp cứu nặng. Khi mời tiếp xúc với bệnh nhân cấp cứu, công việc của người thầy thuốc là phải kiểm tra các chức năng sống của bệnh nhân.
Các rối loạn magnesium máu
Các dấu hiệu lâm sàng nặng dần với mức độ tăng Mg máu. 3-5 mEq/1: ngủ gà, lẫn lộn, ly bì - mất phản xạ gân xương.
Ngộ độc cá nóc
Chất độc trong cá nóc được gọi là tetrodotoxin là chất độc không protein, tan trong nước và không bị phá hủy ở nhiệt độ sôi hay làm khô, chất độc bị bất hoạt trong môi trường acid và kiềm mạnh.
Ngộ độc phospho hữu cơ
Hội chứng muscarin đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, khó thở, tăng tiết phế quản và co thắt phế quản, nhịp tim chậm, đồng tử co.
Cấp cứu tràn khí màng phổi
Đặt ống thông dẫn lưu to nối với máy hút tạo một áp lực âm khoảng -10 đến -20 cmH20 thường có kết quả trong đa sô trường hợp.
Thông khí nhân tạo với áp lực dương liên tục (CPPV)
Làm tăng độ giãn nở phổi khi phổi bị giảm thể tích do tổn thương phổi cấp (acute lung injury) hay suy hô hấp cấp tiến triển (acute respiratory distress syndrome - ARDS).
Xử trí cơn cường giáp và thai nghén
Do tác dụng phản hồi âm tính ỏ tuyến yên đối với nội tiết tố giáp trạng, đáp ứng của TSH với TRH bị hoàn toàn ức chế khi có tăng nội tiết tố giáp trạng.
Hít phải dịch dạ dày
Dấu hiệu lâm sàng và triệu chứng phụ thuộc vào thể tích và pH dịch vị cũng như có hay không các yếutố như: hít trên 25 ml dịch vị ở người lớn.
Toan chuyển hóa
Tăng acidlactic thường là hậu quả của ngộ độc rượu nặng, đái đường, viêm tuỵ cấp. Ngộ độc rượu nặng vừa có tăng ceton máu vừa có tăng acidlactic.
Sốc do tim: dấu hiệu triệu chứng, chẩn đoán điều trị cấp cứu hồi sức
Tăng sức cản hệ thống thường quá mức, kết hợp với hiện tượng tăng tiết catecholamin, aldosteron quá nhiều sẽ dẫn đến suy tim do giảm cung lượng tim.
Ngộ độc INH
Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, sau độ 1 - 3 giờ đã có nồng độ tối đa trong máu, tác dụng kháng sinh kéo dài 24 giờ. Thuốc thấm vào não tuỷ và thải trừ qua thận.
Lọc máu liên tục
Người bệnh và người nhà bệnh nhân phải được giải thích về tình trạng bệnh và kỹ thuật được tiến hành trên bệnh nhân, những ưu điểm cũng như tai biến, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.
Ngộ độc mã tiền (Strycnin)
Với liều độc vừa phải, strycnin và brucin làm tăng tính kích thích của các nơron ở các tầng tuỷ sống do làm giảm thời trị (chronaxie). Vì vậy các kích thích từ ngoại vi có thể gây những cơn co giật toàn thể.
Đặt ống nội khí quản mò qua đường mũi
Đẩy nhanh ống vào sâu khi người bệnh bắt đầu hít vào. Nếu ống qua thanh môn, người bệnh sẽ ho, nhưng mất tiếng. Đồng thời hơi từ phổi người bệnh phì mạnh qua ống có khi cả đờm phọt ra.
Cơn cường giáp
Cơn thường xuất hiện sau một phẫu thuật không chuẩn bị kỹ sau đẻ, sau một nhiễm khuẩn nặng.
Ngộ độc các corticoid
Không gây ngộ độc cấp. Nhưng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là khi dùng lâu. Loét dạ dày: có thể kèm theo thủng và xuất huyết. Nhiễm khuẩn và virus đặc biệt là làm cho bệnh lao phát triển. Gây phù do ứ nước và muối.
Điện giật
Dòng điện cao tần lại ít nguy hiểm hơn. Dòng điện một chiều ít gây rung thất và chỉ gây tổn thương tim nếu quá 400 wattsec. Vói 200 , 300ws trong thời gian 0,01 đến 0,001 sec.
Suy hô hấp cấp: cấp cứu hồi sức
Suy hô hấp cấp là tình trạng phổi đột nhiên không bảo đảm được chức năng trao đổi khí gây ra thiếu oxy máu, kèm theo hoặc không kèm theo tăng C02 máu.
Chẩn đoán và xử trí tăng áp lực nội sọ
Thể tích não có thể tăng mà chưa có tăng áp lực nội sọ vì có các cơ chế thích ứng (nưốc não tuỷ thoát về phía tuỷ sông, tăng thấm qua mạng nhện vào xoang tĩnh mạch dọc trên.
Các bệnh lý tăng hoặc giảm độ thẩm thấu máu
Sự phối hợp giữa toan chuyển hóa có khoảng trống ion điện tích âm với khoảng trống thẩm thấu vượt quá 10 mosm/kg là không đặc hiệu cho trường hợp uống phải rượu độc.
Cấp cứu suy thận cấp
Trong một số trường hợp suy thận cấp có tiên lượng nhẹ, nhưng suy thận cấp xuất phát từ những bệnh nhân cực kỳ nặng đang nằm ở khoa hồi sức cấp cứu thưòng là rất nặng và có tỷ lệ tử vong cao.
Ngộ độc sắn
Trong vỏ sắn có một heteroizit bị thuỷ phân trong nước thành acid cyanhydric, aceton và glucose vì vậy độc tính của sắn chủ yếu là do acid cyanhydric. Để tránh bị ngộ độc, người ta bóc vỏ, và ngâm sắn trong nước trước khi luộc.
Cấp cứu nhồi máu cơ tim
Huyết áp có thể tăng hoặc giảm lúc đầu do phản xạ. Huyết áp giảm thường kèm theo nhịp chậm hay gặp trong nhồi máu cơ tim sau dưới, có thể giải quyết được bằng atropin.