Test quá mẫn và giải mẫn cảm

2016-03-01 12:33 PM

Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ xẩy ra thì dùng liều thấp hơn và tiếp tục giải mẫn cảm. Nếu phản ứng nặng hơn, cần dùng epinephrin và ngừng thuốc trừ khi việc điều trị là tối cần thiết.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nên làm test quá mẫn trước khi tiêm kháng độc tố, các sản phẩm có nguồn gốc động vật hoặc thuốc (penicillin) cho những bệnh nhân có phản ứng nặng với các chất này trong quá khứ. Nếu như test được mô tả là âm tính thì không cần phải giải mẫn cảm và liều đầy đủ có thể được dùng. Nếu như test dương tính thì cần thay thuốc. Nếu như không thể thay thế được thì cần phải giải mẫn cảm.

Test trong da với trường hợp quá mẫn

Penicillin là một loại thuốc thường dùng như là một chỉ định đối với test mẫn cảm và giải mẫn cảm. Test da đòi hỏi 2 loại chế phẩm: PPL (Penicilloyl - polylysin) và hỗn hợp các thành phần quyết định. Một số điểm cần nhấn mạnh trong việc thực hiện và giải thích các test này. Bất cứ khi nào có thể được, nên sử dụng cả 2 loại PPL và hỗn hợp các thành phần quyết định, vì có 85% phản ứng test da dương tính với PPL nhưng chỉ có 15% phản ứng với hỗn hợp các chất quyết định. Thêm vào đó, nếu penicillin G được sử dụng thay thế hỗn hợp các chất quyết định thì một số bệnh nhân dị ứng sẽ bị bỏ sót. Khoảng 25% số người có phản ứng với hỗn hợp chất quyết định có thể không phản ứng với penicillin G và vì thế bệnh nhân này vẫn có thể dị ứng nặng hoặc phản ứng nhanh hơn với penicillin. Test da được thực hiện với mỗi loại tại các vị trí khác nhau bằng cách nhỏ một giọt nhỏ dịch trên da và dùng đầu kim vạch nhẹ trên da. Nếu như không có phản ứng trong vòng 10 phút thì có thể tiêm 0,01 - 0,02 ml trong da, làm nổi lên một cục nhỏ. Nếu xuất hiện cục có đường kính > 5 mm thì coi là test dương tính và chỉ định giải mẫn cảm. Nếu test âm tính, thuốc có thể dùng được vởi các lưu ý được kể dưới đây. Thậm chí nếu test âm tính, thì khoảng 1% số bệnh nhân sẽ có phân ứng ngay lập tức hoặc phản ứng nhanh hơn. Vì vậy thuốc có thể dùng với độ an toàn tương đối nhưng cần phải theo dõi các lưu ý kể dưới đây.

Giải mẫn cảm

Lưu ý

Quá trình giải mẫn cảm không phải là không có hại, người ta đã thấy có những trường hợp tử vong do phản vệ. Nếu nghi ngờ quá mẫn, có thể khuyên sử dụng một loại thuốc không liên quan về mặt cấu trúc thay thế và giải mẫn cảm cho những trường hợp mà điều trị không thể trì hoãn được và không có thuốc thay thế khác.

Thuốc kháng histamin (25 - 50 mg hydroxyzin hoặc diphenhydramin tiêm bắp hoặc uống) nên dùng trước khi giải mẫn cảm làm giảm nhẹ bất kỳ phản ứng nào xảy ra. Có thể phải chuẩn bị các dụng cụ đường thở.

Xử trí giải mẫn cảm ở đơn vị điều trị tích cực, là nơi có thể thực hiện theo dõi tim và đặt nội khí quản.

Epinephrin: dung dịch 1 ml 0,1%, nên sẵn sàng để có thể dùng ngay lập tức.

Phương pháp giải mẫn cảm

Một số phương pháp giải mẫn cảm đã được mô tả với penicillin, bao gồm sử dụng cả hai chế phẩm đường uống và tiêm tĩnh mạch. Tất cả các phương pháp đều bắt đầu với liều rất nhỏ và tăng liều từ từ cho đến khi đạt được liều điều trị. Đối với penicillin, một đơn vị thuốc được tiêm tĩnh mạch và quan sát bệnh nhân trong 10 - 15 phút. Nếu không có phản ứng, một số lời khuyên là dùng liều gấp đôi, trong khi một số khác lại khuyên tăng liều dùng lên gấp 10 lần cứ sau 10 - 15 phút cho tới 2 triệu đơn vị, khi ấy sẽ dùng nốt phần còn lại của liều mong muốn.

Có những lời khuyên dùng test da và giải mẫn cảm với cả các chế phẩm khác (kháng độc tố botulinum, kháng độc tố bạch hầu ...), có thể tham khảo lời chi dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.

Điều trị những trường hợp bị phản ứng

Những phản ứng ở mức độ nhẹ

Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ xẩy ra thì dùng liều thấp hơn và tiếp tục giải mẫn cảm. Nếu phản ứng nặng hơn, cần dùng epinephrin và ngừng thuốc trừ khi việc điều trị là tối cần thiết. Nếu việc giải mẫn là bắt buộc, cần tiến hành chậm và việc tăng liều thuốc cần phải từ từ hơn.

Những phản ứng ở mức độ nặng

Nếu co thắt phế quản xẩy ra thì nên tiêm dưới da 0,3 - 0,5ml epinephrin mỗi 10 - 20 phút. Những can thiệp có thể áp dụng tiếp theo nếu các triệu chứng vẫn còn là: hít metaproterenol (0,3 ml dung dịch 5% trong 2,5 ml dung dịch muối sinh lý), tiêm tĩnh mạch aminophyllin (liều tân công 6mg/kg, sau 30 phút thì duy trì với liều 0,3 - 0,9 ml/kg/giờ) hoặc dùng corticosteroid (250mg hydrocortison hoặc 50mg methylpređnisolon tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ với 2 hoặc 4 liều). Nếu có hạ huyết áp thì cần truyền dịch (dung dịch muối sinh lý hoặc dịch keo), dùng epinephrin (1ml dung dịch pha loãng 0,1% trong 500ml DgW tiêm tĩnh mạch với tốc độ 0,5 - 5µg/phút) vá kháng histamin (25 - 50mg hydroxyzin hoặc diphenhydramin, tiêm bắp hoặc uống sau mỗi 6 - 8 giờ thì cần thiết). Phản ứng bì, biểu hiện như mày đay hoặc phù mạch, đáp ứng với tiêm dưới da epinephrin, và kháng histamin với liều bắt đầu phải gấp 4 lần.

Bài viết cùng chuyên mục

Quai bị

Nhậy cảm đau vùng mang tai và vùng mặt tương ứng phù nề là dấu hiệu thực thể hay gặp nhất. Đôi khi sưng ở một tuyến giảm hoàn toàn trước khi tuyến kia bắt đầu sưng.

Bệnh do virus cự bào

Biểu hiện bằng hội chứng vàng da sơ sinh, gan lách to, giảm tiểu cầu, calci hóa hệ thống thần kinh trung ương ở vủng quanh não thất, chậm phát triển tâm thần, mất khả năng vận động, xuất huyết.

Sốt phát ban thành dịch do chấy rận (do rickettsia)

Những yếu tố làm bệnh dễ lây truyền là sống đông người, chật chội, hạn hán, chiến tranh hoặc bất kỳ hoàn cảnh nào chấy rận nhiều

Rubeon: bệnh sởi Đức

Sốt, mệt mỏi thường nhẹ, xuất hiện cùng với sưng viêm hạch dưới vùng chẩm, có thể xuất hiện trước phát ban khoảng 1 tuần. Có thế có sổ mũi.

Virus herpes typ 1 và 2

Các virus herpes typ 1 và 2 chủ yếu gây tổn thương ở vùng miệng tiếp đến là vùng sinh dục. Tỷ lệ huyết thanh dương tính của cả hai nhóm này tăng theo lửa tuổi, riêng đối với typ 2 tăng theo hoạt động tình dục.

Sốt phát ban thành dịch do bọ chét

Ban ở dạng dát sẩn tập trung ở thân mình và mờ đi tương đối nhanh, ít gặp bệnh nhân tử vong và thường chỉ xảy ra ở người già.

Ỉa chảy nhiễm khuẩn cấp tính

Điều trị chủ yếu là bù nước và điện giải, trong một vài trường hợp có thể phải điều trị sốc mất nước và hỗ trợ hô hấp. Nói chung, phân lớn các trường hợp ỉa chảy cấp tính đều tự khỏi.

Nhiễm Adenovirus

Những bệnh nhân ghép gan bị nhiễm virus có xu hướng phát triển viêm gan typ 5, còn những người ghép tủy xương và ghép thận có xu hướng viêm phổi phát triển hoặc viêm bàng quang xuất huyết.

Bệnh do Leptospira

Nước tiểu có thể có sắc tố mật, protein, cặn và hồng cầu. Đái ít không phải là ít gặp và trong các trường hợp nặng tăng urê máu có thể xuất hiện.

Vãng khuẩn huyết do Salmonella

Đôi khi nhiễm khuẩn do salmonella có thể biểu hiện dưới dạng sốt kéo dài hoặc sốt tái phát có kèm vi khuẩn trong máu và có các ổ nhiễm khuẩn ở xương, khớp.

Viêm dạ dày ruột do Escherichia Coli

Kháng sinh không có tác dụng, điều trị nâng đỡ là chủ yếu. Khi có tiêu chảy và hội chứng urê huyết - huyết tán đồng thời, cần nghĩ tới E. coli gây xuất huyết và phát hiện chúng.

Bệnh do Brucella

Khởi phát thường đột ngột: sốt, rét run, toát mồ hôi nhưng thông thường chỉ khởi phát âm ỉ. Bệnh nhân đến khám sau nhiều tuần có mệt mỏi, sút cân, sốt nhẹ, ra mồ hôi, mệt nhanh dù làm việc nhẹ.

Virus và viêm dạ dày ruột

Virus Norwalk và giống Norwalk chiếm khoảng 40% số các trường hợp ỉa chảy do virus đường tiêu hóa gây ra. Bệnh thường lây truyền qua con đường phân miệng.

Hoại tử sinh hơi

Bệnh thường khởi phát đột ngột, đau tăng nhanh tại vùng bị bệnh, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, sốt không tương xứng với mức độ nặng.

Bệnh sởi

Ban thường xuất hiện 4 ngày sau khi bị bệnh, lúc đầu mọc ở mặt và sau tai. Tổn thương ban đầu là những nốt sẩn như đầu đinh ghim sau hợp lại tạo thành dạng dát sẩn màu đỏ gạch, không đều.

Bệnh do vi khuẩn Listeria

Vi khuẩn huyết, có hoặc không có triệu chứng nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh hoặc ở người lớn có suy giảm miễn dịch. Bệnh biểu hiện dưới dạng sốt không rõ nguồn gốc.

Nhiễm khuẩn tụ cầu không tiết coagulase

Vì tụ cầu không tiết coagulase là vi khuẩn bình thường trên da người, nên phân lập được nó khó có thể nói đó là nhiễm khuẩn hay nhiễm bẩn khi cấy máu mà tìm thấy có vi khuẩn này.

Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí

Dưới đây sẽ điểm qua các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu do các vi khuẩn kỵ khí gây ra. Điều trị chung cho các bệnh này bao gồm mổ thăm dò ngoại khoa, cắt lọc đủ rộng và dùng kháng sinh.

Viêm phổi do phế cầu

Những bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc có các bệnh khác kèm theo cần điều trị nội trú bằng thuốc tiêm, penicillin G, 2 triệu đơn vị môi lần, ngày 6 lần.

Bệnh dại

Bệnh dại hầu hết là tử vong, những người sống sót có thể là do nhiễm virus giống dại. Người thầy thuốc đối diện với vấn đề thường gặp nhất trên lâm sàng là xử trí bệnh nhân bị động vật cắn.

U hạt vùng bẹn

Đó là những cục thâm nhiễm tương đối ít đau và nhanh chóng bong ra, để lại các vết loét nông, bờ rõ rệt, nền là tổ chức hạt mủn, màu đỏ như thịt bò.

Diễn biến tự nhiên và các nguyên tắc chẩn đoán và điều trị Giang mai

Các thông số dịch não tủy trong giang mai thần kinh rất đa dạng, Các ca bệnh cổ điển thường có protein tăng, nhiều bạch cầu lympho và phản ứng VDRL dương tính.

Viêm màng não do phế cầu

Các chủng kháng penicillin lại thường có kháng chéo cả với cephalosporin thế hệ 3. Kháng sinh đồ là hết sức cần thiết trong những trường hợp như vậy.

Nhiễm virus coxsackie

Những xét nghiệm thông thường không thấy có bất thường đặc trưng của bệnh. Kháng thể bằng phản ứng trung hòa xuất hiện trong giai đoạn hồi phục của bệnh.

Bệnh do Ehrlichiae

Ehrlichiae bạch cầu hạt ở người gần đây xuất hiện nhiều hơn. Phân bố địa lý của bệnh giống bệnh Lyme, mặc dù ranh giới phân vùng của bệnh chưa được xác định đầy đủ.