- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm
- U hạt vùng bẹn
U hạt vùng bẹn
Đó là những cục thâm nhiễm tương đối ít đau và nhanh chóng bong ra, để lại các vết loét nông, bờ rõ rệt, nền là tổ chức hạt mủn, màu đỏ như thịt bò.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đây là một bệnh nhiễm khuẩn gây u hạt hậu môn sinh dục mạn tính, tái phát, do vi khuẩn Calymmabacterium (Donovania) granulomatis gây ra. Tế bào đặc trưng cho bệnh, thấy được trong dịch tiết hoặc trong chất nạo mô vùng bị bệnh, có kích thước lớn (25 - 90 µm), có các túi nội nguyên sinh chứa các vật thể Donovan bắt đầu đậm khi nhuộm Wright.
Thời gian ủ bệnh từ 8 ngày đến 12 tuần. Bệnh khởi phát từ từ kín đáo. Các tổn thương thường xuất hiện ở da hoặc niêm mạc bộ phận sinh dục hoặc vùng hội âm. Đó là những cục thâm nhiễm tương đối ít đau và nhanh chóng bong ra, để lại các vết loét nông, bờ rõ rệt, nền là tổ chức hạt mủn, màu đỏ như thịt bò. Nốt tổn thương lan dần ra xung quanh theo đường kế cận. Bờ phía lan rộng có mép quăn rất đặc trưng của tổ chức hạt. Vùng loét có thể lan rộng lên vùng bụng dưới hoặc xuống đùi. Có thể có một phía lành dần làm sẹo, trong khi phía đôi diện lan rộng ra.
Rất hay gặp bội nhiễm bởi các vi khuẩn dạng xoắn hình chuỳ, và vì thế vết loét trở nên đau, có mủ, mùi hôi và cực kỳ khó lành.
Có nhiều cách điều trị. Vì bệnh tiến triển âm ỉ nên thường phải điều trị dài ngày. Có thể dùng erythromycin hoặc tetracyclin 500mg, ngày 4 lần, trong 21 ngày. Ampicillin 500mg ngày uống 4 lần cũng có thể có hiệu quả, nhưng phải điều trị kéo dài, có thể đến 12 tuần.
Vì thường hay bị nhiều bệnh lây truyền qua đựờng tình dục cùng một lúc, nên cần nuôi cấy các vi khuẩn và xét nghiệm huyết thanh để phát hiện giang mai.
Bài viết cùng chuyên mục
Diễn biến tự nhiên và các nguyên tắc chẩn đoán và điều trị Giang mai
Các thông số dịch não tủy trong giang mai thần kinh rất đa dạng, Các ca bệnh cổ điển thường có protein tăng, nhiều bạch cầu lympho và phản ứng VDRL dương tính.
Nhiễm echovirus
Cũng như nhiễm các virus đường tiêu hóa khác, chẩn đoán cần dựa vào sự tương quan giữa lâm sàng, dịch tễ và xét nghiệm. Có thể nuôi cấy các virus từ dịch súc họng, máu hoặc dịch não tủy vào các tế bào.
Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương
Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương có thể được phân thành vài thể bệnh, thông thường có thể dễ phân biệt các thể bệnh với nhau nhờ xét nghiệm dịch não tủy, đây là bước đầu tiên để chẩn đoán căn nguyên.
Bệnh do virus cự bào
Biểu hiện bằng hội chứng vàng da sơ sinh, gan lách to, giảm tiểu cầu, calci hóa hệ thống thần kinh trung ương ở vủng quanh não thất, chậm phát triển tâm thần, mất khả năng vận động, xuất huyết.
Nhiễm khuẩn da và mô mềm do tụ cầu vàng
Viêm da do tụ cầu vàng thường khởi đầu quanh một hay nhiều ổ viêm nang lông, và có thể khu trú để tạo thành nhọt hoặc lan rộng đến vùng da lân cận và tới các mô sâu dưới da tạo thành ung nhọt lớn.
Thủy đậu (varicella) và zona
Sốt và khó chịu thường nhẹ ở trẻ em, và nặng hơn ở người lớn, các tổn thương phỏng nước nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết loét nhỏ.
Bệnh Hạ cam
Các biến chứng thường gặp là viêm quy đầu và viêm đầu dương vật. Cần chẩn đoán nốt loét hạ cam với các vết loét bệnh khác, đặc biệt là giang mai.
Nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao
Vì khi bắt đầu điều trị thường chưa có kết quả kháng sinh đồ, nên thường phải dựa vào độ mạnh của thuốc hoặc số liệu về tỷ lệ kháng thuốc trong cộng đồng hoặc trong quần thể bệnh nhân.
Viêm não đám rối màng mạch tăng lympho bào
Triệu chứng biểu hiện bằng 2 giai đoạn. Giai đoạn tiền triệu biểu hiện bằng sốt, rét run, đau cơ, ho và nôn. Giai đoạn màng não biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn và ngủ lịm.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Với mỗi bệnh nhân có một hoặc nhiều lần quan hệ tình dục thì đều phải được chẩn đoán và điều trị theo nguyên tắc là bạn tình phải được điều trị đồng thời để tránh khả năng tái nhiễm.
Nhiễm Parovirus
Việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng, nhưng có thể xác định bằng tăng nồng độ kháng thể kháng parvovirus loại IGM trong huyết thanh. Sốt tinh hồng nhiệt rất giống bệnh do parvovirus.
Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí
Dưới đây sẽ điểm qua các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu do các vi khuẩn kỵ khí gây ra. Điều trị chung cho các bệnh này bao gồm mổ thăm dò ngoại khoa, cắt lọc đủ rộng và dùng kháng sinh.
Nhiễm tụ cầu khuẩn huyết
Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao như người tiểu đường, người có suy giảm miễn dịch hoặc nghi ngờ có viêm nội tâm mạc, người ta khuyên nên dùng dài ngày hơn.
Vãng khuẩn huyết và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram âm
Kháng sinh phải được dùng ngay khi có chẩn đoán, vì điều trị chậm sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong. Nói chung cần dùng bằng đường tĩnh mạch để đảm bảo được nồng độ cần thiết.
Bệnh bạch hầu
Có thể gặp các thể bệnh ở mũi, họng, thanh quản và ở da. Nhiễm khuẩn ở mũi có rất ít triệu chứng, chủ yếu là chảy nước mũi.
Vết thương do người và xúc vật cắn
Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn các vết cắn phụ thuộc vào súc vật cắn và thời điểm nhiễm khuẩn vết thương sau khi bị cắn, Pasteunrella multocida gây nhiễm khuẩn vết thương do chó và mèo cắn rất sớm
Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Đa số bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là có bệnh tim từ trước, ngược với một số trường hợp xảy ra trên người không có bệnh tim, chủ yếu là ở người tiêm chích.
Rubeon: bệnh sởi Đức
Sốt, mệt mỏi thường nhẹ, xuất hiện cùng với sưng viêm hạch dưới vùng chẩm, có thể xuất hiện trước phát ban khoảng 1 tuần. Có thế có sổ mũi.
Những tác nhân gây bệnh giống virus có thời gian tiềm tàng kéo dài
Chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ có phòng bệnh bằng cách tránh lây nhiễm từ tổ chức não bị bệnh, điện cực, dụng cụ phẫu thuật thần kinh hoặc tránh ghép giác mạc.
Ngộ độc Clostridium botulinum
Đây là bệnh ngộ độc thức ăn do ăn phải độc tố có sẵn thường do các typ A, B hoặc E của vi khuẩn Clostridium botulinum, đây là một trực khuẩn có nha bào, kỵ khí tuyệt đối, có ở khắp nơi trong đất.
Bệnh tả
Điều trị bằng bù dịch khi bệnh nhẹ hoặc vừa thì uống dịch cũng đủ để làm giảm mạnh tỷ lệ tử vong ở các nước đang phát triển. Có thể tự pha lấy dịch.
Ỉa chảy nhiễm khuẩn cấp tính
Điều trị chủ yếu là bù nước và điện giải, trong một vài trường hợp có thể phải điều trị sốc mất nước và hỗ trợ hô hấp. Nói chung, phân lớn các trường hợp ỉa chảy cấp tính đều tự khỏi.
Bệnh do các loài vi khuẩn Bartonella
Bệnh u mạch lan toả do trực khuẩn, là một trong những bệnh quan trọng do vi khuẩn Bartonella gây ra, Sốt chiến hào là bệnh sốt tái phát do rận truyền, tự khỏi do B. quintana gây ra.
Bệnh do Tularemia
Sốt, đau đầu và buồn nôn khởi phát đột ngột. Tại chỗ vết thương, nơi đường vào nổi sẩn hồng nhưng nhanh chóng trở thành vết loét. Hạch vùng sưng to, đau và có thể bị mưng mủ.
Những virus ái tính với tế bào lympho T ở người (HTLV)
Corticosteroid điều trị thành công bệnh tủy sống do HTLV gây ra. Những thuốc kháng virus không thấy có tác dụng rõ ràng trong điều trị bệnh lý tủy sống do HTVL và hoặc ATL.