Nấm tay và chân

2016-06-15 07:05 AM

Nấm ở chân là loại bệnh da cấp hoặc mạn tính hay gặp. Một số cá thể hay bị bệnh hơn người khác. Hầu hết các trưồng hơn đều do Trichophyton và Epidemophyton gây nên.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Những điểm thiết yếu cho chẩn đoán

Hầu hết đều là thương tổn có vảy nhưng không có triệu chứng.

Có thể tiến tới nứt nẻ, chảy nước ở kẽ chân.

Đôi khi có ngứa, rát, và buốt ở kẽ ngón tay, chân. Có mụn nước sâu trong những trường hợp viêm.

Xác định bằng soi tươi và nuôi cấy nấm.

Đánh giá chung

Nấm ở chân là loại bệnh da cấp hoặc mạn tính hay gặp. Một số cá thể hay bị bệnh hơn người khác. Hầu hết các trưồng hơn đều do Trichophyton và Epidemophyton gây nên.

Trỉệu chứng và dấu hiệu

Có thể có ngứa. Tuy nhiên, có triệu chứng khác như rát, buốt và cảm giác khác. Hiếm gặp đau do nhiễm khuẩn thứ phát và biến chứng viêm nội tế bào, viêm hạch và mạch bạch huyết. Nấm chân có biểu hiện khác nhau ở những vị trí khác nhau. Ở lòng bàn chân và gót chân, nấm có thể xất hiện như một viêm mạn có vảy, đôi khi thượng bì dày và nứt nẻ. Nó có thể lan rộng ra như "giày da đanh". Soi tươi nấm trong KOH dương tính. Nấm ở kẽ chân thường có vảy và nứt nẻ, có khi trợt ra và chảy nước nhiều. Khi kẽ chân trở nên ẩm ướt thì soi tươi và nuôi cấy tìm nấm thường âm tính vì có sự xâm nhập của vi khuẩn. Cuối cùng nấm chân cũng có thể biểu hiện là những nhóm mụn nước khu trú ở tay hoặc chân, có thể có bong vảy ở toàn bộ da chân, hoặc rối loạn màu sắc của móng, dày móng và vụn nền móng.

Xét nghiệm

Lấy vảy từ thương tổn, cho vào KOH 10% sẽ thấy các sợi nấm khi soi dưới kính hiển vi. Nuôi cấy trong môi trường Sabouraud đơn giản và có hiệu quả nhưng không phải lúc nào cũng xác định được nấm gây bệnh từ các thương tổn trợt và chảy nước.

Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt với những bệnh khác khu trú ở cùng một vị trí, như bệnh nấm corynebacterium minutissimum kẽ chân (kiểm tra bằng đèn Wood), bệnh nấm candida (nuôi cấy), viêm kẽ chân. Viêm kẽ chân được chẩn đoán khi không tìm thấy nấm bằng các kỹ thuật xét nghiệm, và không đáp ứng với các thuốc chống nấm, và đáp ứng với các thuốc được mô tả ở dưới. Vảy nến có thể gây vảy mạn tính ở lòng bàn tay, bàn chân và làm biến đổi móng. Tìm nấm nhiều lần âm tính, và không đáp ứng thuốc chống nấm. Viêm da tiếp xúc (với giày, phấn, thuốc đánh móng) thương tổn có ở mu tay, mu chân, và đáp ứng với thuốc bôi và uống steroid. Thương tổn mụn nước cần chẩn đoán phân biệt với tổ đỉa và ghẻ bằng kỹ thuật cạo mụn nước. Hiếm khi các vi khuẩn gram âm gây viêm kẽ chân ở giai đoạn trước nấm hoặc khi vắng mặt nó. Nuôi cấy không đặc hiệu lắm, bởi vì vi khuẩn gram âm có thể tìm thấy ở các kẽ chân bình thường. Nhiễm khuẩn gram âm thường dùng muối nhôm và thuốc chống nấm imidazol hoặc ciclopirox.

Phòng bệnh

Yếu tố cần thiết để phòng bệnh là vệ sinh cá nhân. Dép cao su và gỗ chỉ nên đi ở nơi tắm, mặc dù điều này chưa được nghiên cứu. Lau khô cẩn thận các kẽ ngón sau tắm là rầt cần thiết. có thể dùng sấy tóc nấc nhỏ sấy khô trước khi mặc quần áo. Tất nên thay thường xuyên. Dùng phấn có chứa chất chống nấm, hoặc dùng lâu dài kem chống nấm có thể phòng được tái phát.

Điều trị

Biện pháp tại chỗ

Chú ý: Không nên dùng quá liều.

Giai đoạn trợt và chày nước: Dùng dung dịch aluminum subacetat ngâm 20phút/lần, ngâm 2 - 3 lần/ngày. Nếu như có nhiễm khuẩn thứ phát hoặc có biến chứng, điều trị như trong loét do nằm lâu. Viêm kẽ ngón chân có thể đáp ứng dung dịch aluminum chlorid 30% hoặc thuốc màu carbolíuchsin hơn là thuốc chống nấm. Dung dịch và kem chống nấm có phổ rộng (có chứa imidazol hoặc ciclopirox) thay thế tolnaftat và haloprogin sẽ giúp chống lại các trực khuẩn và các vi khuẩn gram dương khác có trong giai đoạn này và một mình có thể điều trị được bệnh.

Giai đoạn vảy và khô: Có thể dùng bất kỳ loại thuốc nào nói ở phần thuốc điều trị nấm tóc. Phương pháp cũ là (1) dùng mỡ hoặc kem sulfur - salicylic - acid; (2) mỡ Whitfield 25 - 50%;(3) Dung dịch cồn Whitfield và (4) phức hợp mỡ acid. undecylenic bôi 2 lần/ ngày.

Toàn thân

Griseofulvin chỉ nên dùng cho những trường hợp nặng hoặc kháng thuốc bôi. Nếu như bệnh khỏi khi điều trị bằng thuốc chống nấm toàn thân, thì nên khuyên bệnh nhân nên tiếp tục duy trl bằng thuốc bôi, vì tái phát rất hay xảy ra. Ketoconazol, 200mg/ngày, uống có hiệu qủa khi bệnh khônng đáp ứng với griseofulvin, mặc dù tái phát có thể xảy ra sau khi ngừng thuốc. Có thể gây độc cho gan khi điều trị bằng thuốc này. Itraconazol, một thuốc uống chống nấm mới, rất có hiệu quả để làm giảm nhiễm dermatophyte kháng thuốc, nhưng thuốc đắt mà cũng không phòng được tái phát. Liều 100mg/ngày trong 1- 3 tháng.

Tiên lượng

Đối với nhiều trường hợp, bệnh trở nên mạn tính, điều trị toàn thân có thể khỏi tạm thời rồi lại tái phát. Điều trị nhiễm nấm móng chân cái rất khó khăn, và ở một vài trường hợp móng trở thành ổ chứa nấm.

Bài viết cùng chuyên mục

Nấm thân hoặc nấm hình vòng

Xét nghiệm nấm dương tính đã phân biệt được bệnh nấm thân với các thương tổn có hình tròn khác như vảy nến, luput đỏ, giang mai, họng ban đa dạng và vảy phấn hồng Gibert.

Vảy phấn hồng Gibert

Các thương tổn cổ điển của vảy phấn hồng Gibert không có biểu hiện như vậy. Lang ben, phát ban do virus, và dị ứng thuốc có thể giống vảy phấn hồng Gibert.

Viêm da thần kinh: liken thường mạn tính

Cách giải thích cổ điển về viêm da thần kinh là biểu hiện một chu kỳ ngứa gãi tự hết, nhưng không có bằng chứng cho rằng đây là nguyên nhân duy nhất gây nên do thói quen của bệnh nhân.

Chàm thể tạng: bệnh da có vảy

Chàm thể tạng có hình thái và tỉ lệ khác nhau ở lứa tuổi khác nhau, vì hầu hết bệnh nhân chàm thể tạng có da khô và bong vảy ở một vài thời điểm nên bệnh này được thảo luận ở bệnh da có vảy.

Chẩn đoán các bệnh lý da

Tiền sử cũng rất quan trọng trong việc đánh giá sự thất bại trong điều trị. Đối với chuyên khoa ngoài da, trong phần tiền sử này cần có chi tiết cụ thể về cách bệnh nhân đã sử dụng các thuốc bôi như thế nào.

Loét da do tỳ đè

Nếu vết loét lan rộng rất nhanh có thể là loét của viêm da mủ hoại tử kết hợp với bệnh viêm đường ruột.

Chốc: thương tổn ướt có vảy

Ngứa là triệu chứng duy nhất. Thương tổn lâm sàng là các dát, mụn nước, bọng nước, mụn mủ, và vảy tiết màu vàng sáp ong dính. Khi cậy bỏ vảy sẽ để lại vết trợt màu đỏ.

Bệnh nấm candida da và niêm mạc

Cần chẩn đoán phân biệt với viêm kẽ, viêm da đầu, nấm kẽ, vảy nến thể đảo ngược và bệnh nấm Corynebacterium minutissimum.

Viêm da tiết bã nhờn và bệnh gàu

Có thể có ngứa nhưng không tồn tại hằng định. Các vùng da đầu, mặt, ngực, lưng, rốn, các nếp của da có thể nhờn hoặc khô với vảy khô hoặc vảy vàng nhờn. Bờ mi cũng có thể có tổn thương.

Ghẻ: chẩn đoán và điều trị

Các tổn thương đặc trưng có thể gặp ở núm vú phụ nữ và như là các mụn nước có thể thấy ở mông. Viêm da mủ thường là dấu hiệu biểu hiện của bệnh.

Viêm da bong vảy: chứng đỏ da tróc vảy

Các triệu chứng có thể gồm ngứa, mệt, ớn lạnh, sốt và sút cân. Rét run có thể nổi bật. Bong vảy da có thể toàn thân hoặc rộng và đôi khi cả rụng lông tóc và móng.

Hồng ban đa dạng

Hồng ban đa dạng là một bệnh da cấp tính đa hình thái do nhiều nguyên nhân gây nên hoặc do một nguyên nhân không xác định.

Ngứa: chẩn đoán và điều trị

Có nguyên nhân thông thường nhất của bệnh ngứa liên kết với bệnh toàn thân là tăng ure huyết liên quan đến bệnh tán máu.

Bớt bẩm sinh, bớt loạn sản, bớt xanh

Một lần nữa, ta cần nhấn mạnh mục tiêu của các bác sĩ không chuyên khoa là xác định được các bớt không bình thường chứ không cần thiết phải xác định đây là loại bớt gì.

Herpes simplex: vết loét do lạnh và do sốt

Triệu chứng cơ bản của herpes simplex là đau rát. Đau dây thần kinh có thể có trước hoặc có đồng thời với các triệu chứng khởi phát.

Rụng tóc hói: chẩn đoán và điều trị

Rụng tóc do sẹo thường là rụng tóc vĩnh viễn và không thay đổi được. Không có thuốc nào có thể chữa được trừ khi phẫu thuật cấy tóc.

Một số bệnh da có bọng nước

Các bọng nước xuất hiện đầu tiên ở vùng quanh rốn và có thể có các mảng hoặc các nốt đỏ, mụn nước và bọng nước lớn.

Bệnh Pemphigus: chẩn đoán và điều trị

Các tổn thương thường xuất hiện đầu tiên ở các màng niêm mạc miệng, và những tổn thương này nhanh chóng trở nên bị trợt da.

Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là một bệnh viêm da cấp hoặc mạn, hay gặp, lành tính, có tính chất di truyền. Có một số yếu tố trung gian gây bệnh như polyamine, protease, CAMP, các yếu tố phát triển như TGFa và leukotrien.

Viêm da dị ứng tiếp xúc

Giai đoạn cấp tính thương tổn đặc trưng bởi các mụn nước nhỏ li ti, chảy nước và đóng vảy, khi thương tổn xẹp hoặc thương tổn mạn tính sẽ biểu hiện bằng các vảy da, đỏ da và có thể có dày da.

Nhiễm nấm ở da

Nói chung, chỉ điều trị sau khi đã có chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm soi tươi hoặc nuôi cấy nấm, đặc biệt khi dùng thuốc chống nấm toàn thân.

Lang ben: chẩn đoán và điều trị

Dát nhạt màu cần chẩn đoán phân biệt với bạch biến, dựa vào sự xuất hiện các thương tổn. Bạch biến thường khu trú ở vùng quanh hốc tự nhiên và đầu ngón tay.

Ung thư tế bào đáy

Một số ít tổn thương có thể loét và gây một sự phá hủy lớn, cuối cùng xâm nhập các cấu trúc sống và hiếm khi xâm nhập vào não, gây tử vong.

Chai chân: chẩn đoán và điều trị

Điều trị bao gồm sửa lại cho đúng các bất thường cơ học gây ra ma xát và tỳ đè. Phải đi giày vừa và điều chỉnh lại các biến dạng chỉnh hình.

Viêm kẽ: chẩn đoán và điều trị

Điều trị bằng cách luôn giữ cho vùng kẽ đó sạch, khô, và đắp các dung dịch mang lại hiệu quả cao. Nếu tìm thấy bào tử nấm hoặc vi khuẩn, thì phải bôi imidazol chống nấm dạng dung dịch, hoặc bột.