- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh da và phần phụ
- Loét da do tỳ đè
Loét da do tỳ đè
Nếu vết loét lan rộng rất nhanh có thể là loét của viêm da mủ hoại tử kết hợp với bệnh viêm đường ruột.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Loét do tỳ đè là một loại đặc biệt của loét do máu cung cấp không đủ và dinh dưỡng của tổ chức kém, nguyên nhân do đè quá lâu, chủ yếu lên tổ chức xương và sụn. Phần da ở vùng xương cùng và hông là nơi hay bị loét nhất, nhưng loét do nằm lâu cũng có thể xảy ra ở vùng chẩm, tai, khủyu tay, gót chân và cổ chân. Bệnh xuất hiện rất nhanh ở bệnh nhân có tuổi, bị liệt, bị suy nhược, và bất tỉnh. Có thể có biến chứng nhiễm khuẩn nhẹ.
Chẩn đoán phân biệt
Đối vối loét ở bệnh nhân suy giảm miễm dịch cần chẩn đoán phân biệt với herpes simplex, đặc biệt là vết loét có bờ con sò, đại diện cho những vết trợt loét của herpes. Hiếm khi có loét ở vùng quanh hậu môn và đó là loét của ung thư da.
Nếu vết loét lan rộng rất nhanh có thể là loét của viêm da mủ hoại tử kết hợp với bệnh viêm đường ruột. Chốc loét hoại tử là một vết loét có liên quan tới nhiễm khuẩn, thường do Pseudomonas, và hay gặp ở người có thể trạng suy nhược. Tất cả các loét khi có nghi ngờ hoặc khi không lành được đều nên làm sinh thiết và nuôi cấy vi khuẩn.
Phòng bệnh
Liệu pháp quan trọng để phòng bệnh là phải có chế độ chăm sóc tốt, duy trì vệ sinh da và cung cấp năng lượng đầy đủ. Da và khăn trải giường nên giữ gìn sạch sẽ và khô ráo. Những bệnh nhân lơ đãng, hấp hối, liệt giường là những người dễ bị loét nên cần trở mình cho bệnh nhân thường xuyên (ít nhất mỗi giờ một lần) và kiểm tra những điểm tỳ đè, để xem có xuất hiện các điểm đỏ và mềm. Nên dùng các loại đệm chứa nước gối cao su thay đổi đệm áp suất hay đệm xốp có nhú dày để phòng và điều trị loét.
Điều trị
Có nhiều kiểu điều trị và nhiều hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân loét. Những thương tổn giai đoạn sớm có thể được điều trị bằng bột kháng sinh bôi và băng hấp phụ dính. Khi thương tổn sạch, cố thể dùng hydrocolloid rửa như DuoDerm. Các vết loét giai đoạn muộn đòi hỏi can thiệp ngoại khoa. Đệm xốp đặt phía dưới có thể tốt đối với một vài bệnh nhân. Nó cần được giặt thường xuyên. Rửa liên tục bằng iodochlorhydroxyquin trong bột nhão Lassar có thể có hiệu quả.
Đối với các vết loét có nhiễm khuẩn ở sâu, một nhiễm khuẩn hay gặp, thường đòi hỏi phải dùng kháng sinh toàn thân.