- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng sinh lý bệnh
- Điều chỉnh tật khúc xạ bằng kính áp tròng và đục thể thủy tinh
Điều chỉnh tật khúc xạ bằng kính áp tròng và đục thể thủy tinh
Kính áp tròng có một vài ưu điểm và ngoài ra còn có đặc điểm như kính chuyển động đồng thời với mắt, kính áp tròng sẽ ảnh hưởng một ít đến kích thước thật của vật khi nhìn qua kính.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Điều chỉnh tật khúc xạ bằng kính áp tròng
Kính hay kính cao su áp tròng được lắp áp vừa khít vào mặt ở trước của giác mạc. Những thấu kính loại này được giữ tại chỗ bằng một lớp nước mắt mỏng lấp đầy khoảng giữa kính và mặt trước giác mạc.
Một điểm đặc biệt của kính áp tròng là nó vô hiệu gần như hoàn toàn sự khúc xạ thường có ở mặt trước giác mạc. Lí do là bởi lớp nước mắt giữa kính áp tròng và mặt trước giác mạc có hệ số khúc xạ xấp xỉ giác mạc, vì thế mặt trước của giác mạc không còn đóng vai trò chính trong hệ quang học của mắt. Thay vào đó, mặt phía trước của kính áp tròng sẽ đóng vai trò chính. Do đó, sự khúc xạ tại mặt trước kính áp tròng sẽ thay thế cho sự khúc xạ thường có ở giác mạc. Một yếu tố đặc biệt quan trọng ở người có tật khúc xạ là bị gây ra bởi giác mạc có hình dáng bất thường như giác mạc lồi - một tình trạng được gọi là keratoconus. Nếu không có kính áp tròng, giác mạc lồi sẽ gây ra sự bất thường lớn về tầm nhìn cái mà không loại kính nào khác có thể điều chỉnh lại được tầm nhìn bình thường; khi sử dụng kính áp tròng, sự khúc xạ được điều chỉnh và trở lại bình thường bằng bề mặt phía trước kính áp tròng.
Kính áp tròng có một vài ưu điểm và ngoài ra còn có đặc điểm như (1) kính chuyển động đồng thời với mắt và sẽ đem lại tầm nhìn rõ rộng hơn kính thường, (2) kính áp tròng sẽ ảnh hưởng một ít đến kích thước thật của vật khi nhìn qua kính, bởi vì kính này đã thêm 1cm vào hệ thống quang học của mắt và ảnh hưởng đến sự hội tụ ảnh.
Đục thể thủy tinh - Đục bề mặt thể thủy tinh
Đục thể thủy tinh là một bất thường ở mắt thường gặp ở nhãn cầu. Đục thủy tinh thể là tình trạng vẩn đục hoặc mờ đục một phần hoặc nhiều phần thể thủy tinh. Trong giai đoạn đầu hình thành bệnh, các protein trong thủy tinh thể bắt đầu biến đổi, sau đó chúng đông lại làm mờ dần phần thủy tinh thể chứa chúng.
Khi người bị đục thể thủy tinh toàn bộ cản trở sự truyền qua của ánh sáng thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nhìn, tình trạng này có thể được chữa trị bằng cách phẫu thuật thay thể thủy tinh. Khi thể thủy tinh bị lấy ra, mắt mất đi một phần lớn khả năng khúc xạ của nó, vì thế nó cần được thay thế bằng một thấu kính hội tụ trước mắt và thường thì họ sẽ dùng một thủy tinh thể nhân tạo.