- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị
- Bệnh sốt mò: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh sốt mò: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Sốt mò là một bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua vết đốt của ấu trùng mò, khởi phát cấp tính, biểu hiện đa dạng, sốt, vết loét ngoài da, phát ban, sưng hạch, tổn thương nhiều cơ quan và phủ tạng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Sốt mò là một bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua vết đốt của ấu trùng mò, khởi phát cấp tính, biểu hiện đa dạng, bao gồm sốt, vết loét ngoài da, phát ban, sưng hạch, tổn thương nhiều cơ quan và phủ tạng; có thể diễn biến nặng, dẫn tới tử vong, nhưng tiến triển tốt và hồi phục nhanh nếu được điều trị thích hợp.
Nguyên nhân gây bệnh: Orfentia tsutsugamushi. Ổ bệnh và trung gian truyền bệnh là mò Leptotrombidium. sốt mò lưu hành chủ yếu ở vùng nông thôn, rừng núi. Bệnh thường xuất hiện lẻ tẻ, có thể gặp quanh năm, cao điểm là các tháng xuân - hè - thu.
Triệu chứng lâm sàng
Thời gian ủ bệnh: 6-21 ngày (trung bình 9-12 ngày).
Sốt: thường đột ngột; sốt cao liên tục, có thể kèm theo rét run, đau đầu, đau mỏi người.
Biểu hiện da và niêm mạc:
Da sung huyết, có thể phù nhẹ dưới da vùng mặt và mu chân; sung huyết kết mạc mắt.
Vết loét ngoài da: là dấu hiệu đặc hiệu của sốt mò; có dạng hình bầu dục, kích thước 0,5-2cm, có vẩy đen hoặc đã bong vẩy; thường không đau, khu trú ở những vùng da mềm như nách, ngực, cổ, bẹn, bụng, v.v...
Ban ngoài da: thường xuất hiện vào cuối tuần thứ nhất của bệnh, có dạng dát sần, phân bổ chủ yếu ở thân, có thể ở cả chân tay; có thể gặp ban xuất huyết.
Sưng hạch; sưng hạch tại chỗ vết loét, hạch toàn thân; kích thư ớc 1,5 - 2cm, mềm, không đau, di động bình thường.
Gan to, lách to: gặp ở một số bệnh nhân; một số trường hợp có vàng da.
Tổn thương phổi: bệnh nhân thường có ho; nghe phổi có thể có ran; một số bệnh nhân có tràn dịch màng phổi; những trường hợp sốt mò nặng có khó thở, suy hô hấp cấp.
Tổn thương tim mạch: bệnh nhân thường có tình trạng huyết áp hạ; có thể có viêm cơ tim.
Viêm màng não, viêm não gặp ở một số ít các trường hợp.
Cận lâm sàng
Công thức máu: bạch cầu bình thường hoặc tăng; tỉ lệ bạch cầu lym pho và mono thường tăng; tiểu cầu có thể hạ.
Xquang phổi: tổn thương kiểu viêm phế quản; một số bệnh nhân có tổn thương viêm phổi.
Chức năng gan: thường thấy tăng AST, ALT; có thể tăng bilirubin, giảm albumin.
Chức năng thận: nước tiểu có protein và hồng cầu. Suy thận (tăng ure huyết và creatinin) gặp ở một số ít trường hợp, thường hồi phục nhanh chóng khi bệnh nhân được điều trị phù hợp.
Siêu âm: có thể có gan lách to, tràn dịch màng phổi, màng bụng.
Chẩn đoán phân biệt
Thương hàn cũng có các biểu hiện sốt, gan lách to và tổn thương nhiều hệ cơ quan và phủ tạng.
Khác với sốt mò, thương hàn thường khởi phát bán cấp và đi kèm với triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Hồng ban trong thương hàn có số lượng ít, phân bổ chủ yếu ở bụng và ngực. Dấu hiệu trướng bụng và ùng ục hố chậu phải rất đặc hiệu cho thương hàn. Xét nghiệm máu thường thấy bạch cầu hạ; nuôi cấy máu, phân và một số bệnh phẩm khác m ọc vi khuẩn thương hàn (s.typhi, s.paratyphi các loại).
Bệnh do Leptospira: bệnh cấp tính, biểu hiện chính là sốt, đau cơ, có thể có phát ban, vàng da, tổn thương phổi, suy thận; xét nghiệm máu cũng có thể có hạ tiểu cầu, tăng men gan. Dấu hiệu gợi ý chẩn đoán bệnh do leptospira là đau cơ và suy thận.
Các bệnh nhiễm arbovirus: thường có diễn biến cấp tính với các triệu chứng sốt, đau đầu, mỏi người, có thể có phát ban. Các bệnh nhiễm arbovirus thường không đi kèm với gan lách to, ít khi có biểu hiện đồng thời ở nhiều cơ quan và phù tạng, và thường tự khỏi trong vòng 5 - 7 ngày.
Các bệnh nhiễm rickettsia khác (sốt chuột và sốt do rickettsia nhóm phát ban). Các biểu hiện tương tự như sốt mò, bao gồm sốt, đau đầu, mỏi người, phát ban, tổn thương một số cơ quan và phủ tạng, vết loét đặc hiệu ngoài da không gặp trong bệnh sốt chuột, có thể gặp trong sốt do rickettsia nhóm phát ban nhưng hiếm hơn trong sốt mò. Các bệnh này thường tiến triển lành tính, và cũng đáp ứng với các thuốc điều trị như doxycyclin, chloram phenicol.
Nhiễm trùng huyết: có sốt, tổn thương nhiều cơ quan và phủ tạng như trong sốt mò. Nhiễm trùng huyết thường ít khi đi kèm với sung huyết và phát ban trên da, tràn dịch các màng, cần làm xét nghiệm cấy máu để xác định vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết.
Chẩn đoán nguyên nhân
Các xét nghiệm huyết thanh học chẩn đoán sốt mò:
Kháng thể hấp phụ miễn dịch gắn men (ELISA).
Kháng thể miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA).
Kháng thể miễn dịch gián tiếp peroxidase (IIP).
Điều trị kháng sinh
Điều trị bằng một trong các thuốc kháng sinh có tác dụng với rickettsia sau đây:
Doxycyclin: liều 0,1 g x 2 viên uống chia 2 lần/ngày trong 5 ngày, uốn g thuốc sau khi ăn để tránh nôn. Cho bệnh nhân uống bù thuốc nếu bị nôn trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc.
Azithrom ycin 500m g uống một viên/ngày x 1 - 3 ngày. Chỉ định cho trẻ dưới 8 tuổi và phụ nữ có thai.
Tetracyclin liều 25 - 50m g/kg cân nặng/ngày, uống chia 4 lần trong 5 ngày.
Chloram phenicol liều trung binh 50m g/kg cân nặng uống 2 lần/ngày trong 5 ngày.
Điều trị hỗ trợ
Hạ nhiệt bằng paracetamol hoặc một thuốc hạ nhiệt khác, chườm mát, khi bệnh nhân sốt cao.
Bù dịch đường uống (dung dịch ORS) hoặc tĩnh mạch (dung dịch natri chlorid 0,9%, Ringer lactat, glucose 5%) nếu bệnh nhân sốt cao và ăn uống kém. Bù dịch tĩnh mạch thận trọng khi bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp - truyền nhiều dịch có thể làm cho tình trạng suy hô hấp nặng thêm gây tử vong.
Điều trị suy hô hấp/tuần hoàn: cho bệnh nhân thở oxy qua ống thông mũi hoặc qua mặt nạ, đặt nội khí quản và thở m áy nếu tinh trạng suy hô hấp nặng. Đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn, kiểm soát áp lực tĩnh mạch trung tâm; bù dịch kết hợp với các thuốc vận mạch (như dopamin) trong trường hợp hạ huyết áp.
Điều trị suy thận: bù dịch, lợi niệu.
Dự phòng
Chống ấu trùng mò đốt bằng cách m ặc quần áo kín, quần áo có ngâm tẩm các hóa chất chống côn trùng như benzyl benzoat, bôi các hóa chất xua côn trùng như diethyltoluam id lên các vùng da hở.
Diệt chuột, sử dụng hóa chất diệt côn trùng, diệt có hoặc đốt cỏ.
Bài viết cùng chuyên mục
Suy cận giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Chức năng chủ yếu của tuyến cận giáp, là cân bằng nồng độ calci máu, suy cận giáp gây hạ calci máu biểu hiện triệu chứng thần kinh cơ.
U tủy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa
U tủy thượng thận, là loại khối u của tủy thượng thận tiết ra các cathecholamin, gồm adrenalin, và hoặc noradrenalin, hiếm gặp hơn là tiết dopamin.
Ngộ độc mật cá trắm: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Các dấu hiệu suy thận cấp xuất hiện rất sớm, ngay sau khi có rối loạn tiêu hoá, bệnh nhân bắt đầu đái ít rồi chuyển sang vô niệu sau 1 đến 2 ngày, có khi vô niệu sau 6 đến 8 giờ
Viêm phổi liên quan đến thở máy: chẩn đoán và điều trị tích cực
Viêm phổi liên quan đến thở máy, là bệnh lý nhiễm khuẩn bệnh viện nặng nhất, và thường gặp nhất trong tất cả các loại nhiễm trùng bệnh viện
Hội chứng tiêu cơ vân cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Tiêu cơ vân, là một hội chứng trong đó các tế bào cơ vân bị tổn thương, và huỷ hoại dẫn đến giải phóng một loạt các chất trong tế bào cơ vào máu
Đau thần kinh tọa: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm. Điều trị nội khoa là chính. Tuy nhiên, nếu đau kéo dài ảnh hường nhiều đến khả năng vận động, cần xem xét phương pháp phẫu thuật.
Bệnh thủy đậu: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Virus thủy đậu tăng cường sự lây nhiễm, bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch vật chủ, chẳng hạn như giảm biểu hiện phức hợp tương hợp mô học chính.
Viêm tuyến giáp không đau hashimoto: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Là bệnh có tính chất tự miễn, mang tính gia đình, còn gọi là viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính.
Tăng áp lực nội sọ: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Tăng áp lực nội sọ, cần phải được chẩn đoán sớm và xử trí tích cực vì có nguy cơ gây tụt não rất nhanh, là một biến chứng gây tử vong, hoặc tổn thương không hồi phục
Hôn mê nhiễm toan ceton do đái tháo đường
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường, là hậu quả của tình trạng thiếu nghiệm trọng insulin, do bệnh nhân ngừng hay giảm liều insulin, nhiễm khuẩn, nhồi máu cơ tim.
Viêm quanh khớp vai: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Chẩn đoán viêm quanh khớp vai chủ yếu dựa vào lâm sàng ấn đau chói tại chỗ các vị trí tương ứng của gân như đầu dài gân nhị đầu, điểm bám gân trên gai, gân dưới gai, kết hợp cận lâm sàng mà chủ yếu là siêu âm phần mềm quanh khớp vai.
Rắn lục cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Nọc rắn lục là một phức hợp bao gồm các enzym tiêu protein, acid amin, lipid, các enzym là yếu tố chính thúc đẩy quá trình độc với tế bào, máu và thần kinh
Rắn hổ mang cắn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Tất cả các bệnh nhân bị rắn hổ cắn, hoặc nghi ngờ rắn hổ cắn, phải được vào viện, tại khoa cấp cứu có máy thở, và có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu
Viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Cần nghĩ đến viêm màng não do nấm Cryptococcus, ở bệnh nhân có viêm kéo dài, chỉ định các xét nghiệm phù hợp, để khẳng định chẩn đoán.
Viêm phổi cộng đồng do vi khuẩn nặng: chẩn đoán và điều trị tích cực
Viêm phổi cộng đồng do vi khuẩn, là bệnh lý nhiễm khuẩn của nhu mô phổi, gây ra tình trạng viêm các phế nang, tiểu phế quản và tổ chức kẽ của phổi
Biến chứng thần kinh do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Biến chứng thần kinh, biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, thường gặp nhất là biến chứng thần kinh ngoại vi, và biến chứng thần kinh tự động
Bệnh do nấm Penicillium marneffei: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh do nấm Penidllium, có biểu hiện lâm sàng đa dạng, với các tổn thương trên da, sốt kéo dài, hạch to, gan lách to, thiếu máu.
Bệnh gút: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hoá các nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric máu. Tình trạng viêm khớp trong bệnh gút là do sự lắng đọng các tinh thể monosodium urat trong dịch khớp hoặc mô.
Viêm màng não mủ: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Có nhiều vi khuẩn có thể gây viêm màng não mủ. Tuy nhiên, tần suất mắc của từng chủng vi khuẩn tùy thuộc vào tuổi cũng như một số yếu tố liên quan đến sức đề kháng cơ thể.
Bướu nhân tuyến giáp: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Nhân giáp là tổn thương dạng khối, khu trú nằm trong tuyến giáp, được phát hiện nhờ cảm nhận của chính bản thân bệnh nhân, hay bác sĩ thăm khám lâm sàng.
Tăng kali máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Mức độ khẩn cấp của điều trị tăng kali máu thay đổi, theo sự hiện diện hoặc vắng mặt của các triệu chứng, và dấu hiệu liên quan đến tăng kali máu.
Đái tháo đường: hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nội khoa
Đái tháo đường, là tình trạng tăng đường huyết mạn tính, đặc trưng bởi những rối loạn chuyển hoá carbohydrat, có kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid và protein.
Viêm khớp phản ứng: chẩn đoán và điều trị nội khoa
Viêm khớp phản ứng là một bệnh viêm khớp vô khuẩn xuất hiện sau nhiễm khuẩn chủ yếu là nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục, hô hấp, tiêu hóa,... Bệnh gây tổn thương ở khớp và các cơ quan khác như mắt, hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa…
Ngừng tuần hoàn: cấp cứu nâng cao
Cấp cứu cơ bản ngay lập tức là rất quan trọng để điều trị ngừng tim đột ngột, duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng, cho đến khi có chăm sóc nâng cao
Ngộ độc cấp acetaminophen (paracetamol): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực
Khi uống quá liều acetaminophen, chất chuyển hóa độc là NAPQI tăng lên, vượt quá khả năng trung hòa của glutathion gây độc với gan, thận