Thực hành chẩn đoán và điều trị Rubella

2012-11-13 08:10 PM

Bệnh rubella, hay rubeon, trước đây thường được xem như một dạng sởi nên vẫn gọi là bệnh sởi Đức (German measles), là một bệnh truyền nhiễm nhẹ, có thể gây ra những vùng ban đỏ và làm sưng phồng các hạch bạch huyết.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bệnh rubella, hay rubeon, trước đây thường được xem như một dạng sởi nên vẫn gọi là bệnh sởi Đức (German measles), là một bệnh truyền nhiễm nhẹ, có thể gây ra những vùng ban đỏ và làm sưng phồng các hạch bạch huyết. Bệnh thường xuất hiện nhất ở độ tuổi 6 – 12 tuổi. Tuy nhiên, cũng có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Khoảng một phần tư số trường hợp nhiễm bệnh không có ban đỏ, và bệnh có thể tự khỏi hầu như không được nhận biết, mặc dù kết quả thử máu có thể cho thấy việc nhiễm bệnh. Rất hiếm khi thấy bệnh này xuất hiện ở độ tuổi trên 40.

Mặc dù là một bệnh nhẹ và hiếm khi có biến chứng nguy hiểm, nhưng bệnh rubella đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ có thai. Khi bị mắc bệnh vào 4 tháng đầu tiên của thai kỳ thì thai nhi đang phát triển có nhiều nguy cơ bị thương tổn nặng nề, có thể mắc phải nhiều dị tật khác nhau và tỷ lệ tử vong sau khi sinh ra lên đến khoảng 20%. Nếu mắc bệnh rất sớm sau khi có thai, có nhiều nguy cơ bị sẩy thai.

Trước kia, rubella là một bệnh khá phổ biến, nhưng nhờ có tiêm chủng mở rộng nên hiện nay số trường hợp mắc bệnh đã giảm rất nhanh.

Nguyên nhân

Bệnh gây ra do một chủng virus có tên là Rubivirus.

Người mang virus có thể làm lây lan bệnh cho nhiều người qua việc đưa virus vào không khí. Virus tồn tại trong không khí ở dạng những hạt nhỏ lơ lửng và lây nhiễm cho bất cứ ai tiếp xúc.

Người mẹ mang virus cũng lây truyền sang cho con.

Thời gian ủ bệnh thường là từ 2 – 3 tuần, nhưng thường gặp nhất là khoảng 17 – 18 ngày.

Chẩn đoán

Thời gian ủ bệnh thường không có triệu chứng gì cả.

Khi bệnh phát khởi, một số triệu chứng sau đây thường xuất hiện:

Sốt nhẹ.

Sưng hạch bạch huyết ở phía sau cổ và sau tai, trong một số trường hợp có thể sưng lớn các hạch bạch huyết ở khắp cơ thể, kể cả trong nách và dưới háng.

Xuất hiện các vùng ban đỏ không gây ngứa vào khoảng ngày thứ hai hoặc thứ ba, thường bắt đầu từ vùng da mặt, lan đến thân hình và các chi. Triệu chứng phát ban này thường biến mất sau đó khoảng 3 ngày.

Một số trường hợp hiếm gặp hơn, có thể có sốt cao, đau đầu trước khi phát ban.

Một số trẻ có thể bị đau ở các khớp xương.

Trong hầu hết trường hợp, các triệu chứng sẽ qua đi và bệnh khỏi nhanh, không để lại di chứng gì. Biến chứng thỉnh thoảng có thể gặp là viêm đa khớp, thường xuất hiện sau khi hết phát ban.

Đối với phụ nữ có thai mắc bệnh trong khoảng 4 tháng đầu tiên của thai kỳ, bệnh trở nên cực kỳ nguy hiểm với những nguy cơ sau đây:

Sẩy thai, thường xảy ra khi mắc bệnh sớm ngay sau khi mang thai.

Thai nhi sẽ mắc phải một hoặc nhiều dị tật bẩm sinh như: điếc, bệnh tim, đần độn, ban xuất huyết, bại não, biến dạng xương, đục thủy tinh thể và một số bệnh khác của mắt. Trẻ sinh ra có tỷ lệ tử vong khoảng 20% ngay từ khi còn nhỏ. Những trẻ còn sống tiếp tục mang virus gây bệnh, có nhiều khả năng làm lây nhiễm cho người khác.

Điều trị

Không có thuốc đặc hiệu. Chủ yếu vẫn là phòng bệnh và điều trị bằng cách theo dõi, kiểm soát các triệu chứng.

Các triệu chứng bệnh khá mờ nhạt nên phải hết sức chú ý chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh khác có triệu chứng tương tự.

Chẩn đoán xác định khi cần thiết được thực hiện bằng cách phân ly virus từ bệnh phẩm phết họng hoặc xét nghiệm tìm kháng thể chống virus trong máu.

Chủng ngừa

Chủng ngừa bệnh rubella được thực hiện vào lúc trẻ 9 đến 15 tháng tuổi, hiện nay thường kết hợp cùng lúc với thuốc chủng ngừa bệnh sởi và bệnh quai bị, gọi là mũi tiêm chủng MMR (MMR = measles + mumps + rubella). Mỗi loại bệnh này đều có thuốc chủng ngừa riêng, nhưng sự kết hợp trong một liều MMR tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc chủng ngừa, vì có thể đồng thời bảo vệ trẻ khỏi 3 căn bệnh truyền nhiễm quan trọng. Nếu vì một lý do nào đó, trẻ không được tiêm chủng đúng lịch trong thời gian từ 9 đến 15 tháng tuổi, nhất thiết phải cho trẻ tiêm MMR trước độ tuổi đến trường, nghĩa là khoảng dưới 5 tuổi.

Mặc dù là một bệnh rất phổ biến trước đây, nhưng nhờ có thuốc chủng ngừa, số trường hợp mắc bệnh tại Hoa Kỳ mỗi năm đã giảm từ nhiều ngàn trường hợp xuống còn không đến 360 trường hợp.

Bệnh rubella cần đặc biệt lưu ý đối với tất cả phụ nữ mang thai, do tính chất nguy hiểm của bệnh đối với thai nhi. Tất cả phụ nữ khi có thai cần được kiểm tra tình trạng miễn dịch đối với bệnh này, và nếu trước đó chưa được tiêm thuốc chủng ngừa thì nhất thiết phải được tiêm globulin miễn dịch ngay.

Phụ nữ có thai cũng cần chú ý hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bị bệnh rubella. Nếu là phụ nữ chưa chủng ngừa, sau khi tiếp xúc với người bệnh cần đi khám bệnh ngay. Hiện có thể tạo miễn dịch thụ động trong những trường hợp cần thiết bằng cách tiêm globulin miễn dịch, thường là để bảo vệ kịp thời cho thai nhi.

Thuốc chủng ngừa có tác dụng ít nhất là 3 ngày sau khi tiêm. Vì thế, ngay sau khi tiêm thuốc chủng ngừa mà tiếp xúc ngay với người bệnh là không an toàn. Chú ý không dùng thuốc chủng ngừa cho phụ nữ đã có thai, và phụ nữ sau khi tiêm thuốc chủng ngừa cần được cảnh báo là không nên có thai trong khoảng thời gian 1 tháng sau đó.

Thuốc chủng ngừa có thể gây một vài tác dụng phụ, nhưng nói chung là an toàn. Các triệu chứng có thể có sau khi tiêm thuốc chủng ngừa là:

Khoảng 1 tuần sau khi tiêm: khó chịu, sốt nhẹ, nổi ban. Sốt co giật có thể có vào lúc này với tỷ lệ thấp đến một phần ngàn.

Khoảng 3 tuần sau khi tiêm: Sưng tuyến mang tai, có thể xảy ra với tỷ lệ khoảng 1%.

Viêm não có thể có với tỷ lệ chỉ một trong 300.000 trường hợp tiêm chủng.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành chẩn đoán và điều trị suy tim

Sưng mắt cá chân và cẳng chân thường gặp ở suy tim phải, kèm theo là gan to và chướng hơi trong ruột (đầy bụng) gây khó chịu, khó tiêu.

Thực hành chẩn đoán và điều trị lác mắt

Đối với trẻ em, cho trẻ nhìn vào một đèn pin nhỏ ở cách khoảng nửa mét và quan sát sự phản chiếu ánh sáng trong giác mạc. Nếu trẻ bị lác mắt, ánh sáng sẽ phản chiếu không cân đối.

Thực hành dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung

Trong khoảng 6 tuần sau khi đặt vòng tránh thai, vẫn phải áp dụng thêm một biện pháp tránh thai khác để đảm bảo an toàn, vì hiệu quả tránh thai chưa được phát huy trong thời gian này.

Thực hành chẩn đoán và điều trị cường giáp

Nếu mức T4 tự do là bình thường, có thể cần tiếp tục đo mức T4 (triiodothyronine) tự do để chẩn đoán chứng nhiễm độc T4.

Thực hành chăm sóc các vấn đề hô hấp trẻ em

Viêm tiểu phế quản thường gây ho kích thích, làm trẻ thở nhanh, khó bú, nhất là khi có kèm theo sổ mũi. Thăm khám nghe thấy tiếng khò khè, nhất là khi thở ra.

Tránh thai đối với phụ nữ sắp mãn kinh

Sau khi ngừng thuốc, nếu xác định chắc chắn kinh nguyệt đã chấm dứt, thì việc sử dụng các biện pháp tránh thai chỉ cần tiếp tục trong vòng một năm nữa.

Tránh thai bằng thuốc diệt tinh trùng

Cách dùng phổ biến hơn của thuốc diệt tinh trùng là kết hợp với nhiều biện pháp tránh thai khác, vì nó giúp tăng thêm hiệu quả tránh thai của biện pháp đã chọn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết trong thai kỳ

Nếu người phụ nữ bị xuất huyết âm đạo có nhóm máu Rh âm, cần tiêm dưới da 500 đơn vị quốc tế kháng thể chống yếu tố D, trong vòng 72 giờ kể từ khi bắt đầu ra máu.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chảy máu mũi

Nếu chảy máu mũi xảy ra nhiều lần và có liên quan đến các tác nhân như cao huyết áp, rối loạn đông máu... cần điều trị các bệnh này.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nhược giáp

Nhược giáp có thể là một bệnh tự miễn, do cơ thể tạo kháng thể chống lại tuyến giáp, làm giảm sản xuất nội tiết tố, chẳng hạn như trong trường hợp viêm tuyến giáp Hashimoto.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mất ngủ

Khích lệ trẻ những lần đi ngủ đúng giờ, chẳng hạn như khen thưởng, nhưng đừng bao giờ trừng phạt trẻ vì không ngủ.

Thực hành chẩn đoán và điều trị liệt bell

Có thể rút ngắn thời gian hồi phục bằng cách cho dùng prednisolon 40mg mỗi ngày, liên tục trong 1 tuần, sau đó giảm liều thấp dần sao cho sau 3 tuần nữa thì không còn dùng thuốc.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiêu chảy

Độc tố trong thức ăn thường là do các loại vi khuẩn sinh ra, chẳng hạn như độc tố của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Clostridium, Salmonella, Campylobacter jejuni.

Tranh thai đối với phụ nữ sau sinh

Trong bất cứ trường hợp nào thì sau khi đứa trẻ được 6 tháng tuổi cần phải áp dụng một trong các biện pháp tránh thai mới đảm bảo an toàn.

Thực hành khám thai định kỳ

Yêu cầu của lần thăm khám này là theo dõi sự phát triển bình thường của thai, kiểm tra sự thích nghi và các vấn đề sức khỏe của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ù tai

Các bệnh ở tai như viêm mê đạo, bệnh Ménière, viêm tai giữa, xơ hóa tai, nhiễm độc tai, tắc nghẽn ống tai ngoài do nhiều ráy tai... đều có thể kèm theo hiện tượng ù tai.

Thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ trước tuổi đi học

Kiểm tra sự phát triển bình thường của thị giác, thính giác, khả năng sử dụng ngôn ngữ và năng lực ứng xử, giao tiếp của trẻ.

Thực hành chăm sóc trẻ khóc nhiều và thất thường

Bế trẻ lên vai và đi lại trong nhà một lúc có thể làm cho trẻ bớt khóc. Xoa bàn tay trên lưng hoặc trên bụng đôi khi cũng có thể tạm thời làm cho trẻ nín khóc.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ban đỏ nhiễm khuẩn

Hai gò má nổi lên những vùng đỏ, tương phản với một vùng tái nhợt xung quanh miệng. Vì thế, bệnh này còn được gọi là bệnh đỏ má (slapped cheek disease).

Thực hành cho trẻ ăn dặm và cai sữa

Trong vài tuần lễ đầu tiên, chỉ cần giúp trẻ làm quen với dạng thức ăn và việc ăn bằng muỗng. Lượng thức ăn rất ít, xem như không cần thiết cung cấp dinh dưỡng.

Sử dụng màng ngăn âm đạo tránh thai

Trong trường hợp có giao hợp tiếp trong vòng 6 giờ, không cần lấy màng ngăn ra nhưng phải cho thêm thuốc diệt tinh trùng vào (ít nhất là 2 giờ trước khi giao hợp).

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm gan B

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 1 – 4 tháng hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào số lượng virus bị nhiễm vào cơ thể. Nói chung, số lượng virus càng lớn thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị glucose niệu khi mang thai

Nếu kết quả đo lúc đói > 5,8 mmol/L, hoặc kết quả đo sau đó 2 giờ > 7,8 mmol/L cho thấy hiện tượng tiểu đường thai nghén. Cần đề nghị chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đánh trống ngực

Nếu đánh trống ngực lặp lại nhiều lần, có thể đề nghị làm điện tâm đồ theo dõi liên tục 24 giờ để phát hiện các bệnh tim liên quan (loạn nhịp, lạc nhịp, rung nhĩ...).

Thực hành chẩn đoán và điều trị động kinh

Chẩn đoán xác định các cơn động kinh thường khó khăn do rất ít khi khai thác được nhiều thông tin từ bản thân bệnh nhân.