Bệnh học Raynaud và hiện tượng Raynaud

2012-11-14 09:24 PM

Bệnh Raynaud là một bệnh mạch máu. Khi người bệnh tiếp xúc với môi trường lạnh thì các mạch máu ở đầu ngón tay, ngón chân sẽ co thắt lại gây tím tái đầu ngón, nhất là các đầu ngón tay. Bệnh không rõ nguyên nhân, thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bệnh Raynaud là một bệnh mạch máu. Khi người bệnh tiếp xúc với môi trường lạnh thì các mạch máu ở đầu ngón tay, ngón chân sẽ co thắt lại gây tím tái đầu ngón, nhất là các đầu ngón tay. Bệnh không rõ nguyên nhân, thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ.

Hiện tượng Raynaud là các triệu chứng tương tự như bệnh Raynaud, nhưng nguyên nhân được xác định là do một số bệnh khác gây ra.

Nguyên nhân

Bệnh Raynaud không rõ nguyên nhân.

Hiện tượng Raynaud được xác định là do một trong các nguyên nhân sau đây gây ra:

Các bệnh mạch máu, chẳng hạn như bệnh Buerger, bệnh xơ cứng mạch, bệnh thuyên tắc mạch...

Các bệnh mô liên kết, chẳng hạn như bệnh xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp, bệnh Lupus...

Do tác dụng phụ khi sử dụng một số các loại thuốc  như  ergotamin, methylsergid, các  thuốc chẹn beta...

Do phải thường xuyên dùng tay sử dụng các máy móc có độ rung lớn như máy cưa, máy khoan... hoặc phải liên tục làm việc với các ngón tay, chẳng hạn như thư ký đánh máy, nhạc công chơi đàn.

Chẩn đoán

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng quan sát thấy, chẳng hạn như:

Khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, các đầu ngón tay, ngón chân trắng bệch ra, do hiện tượng co mạch.

Sau đó, máu chảy chậm và các đầu ngón có màu tái xanh. Thường kèm theo rối loạn cảm giác như tê rần, đau buốt...

Khi được làm ấm, lưu thông máu sẽ được phục hồi, các đầu ngón có màu đỏ hồng trở lại.

Đối với hiện tượng Raynaud, cần chẩn đoán xác định nguyên nhân.

Điều trị

Đối với hiện tượng Raynaud, chẩn đoán xác định và điều trị nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Trong cả hai trường hợp, để điều trị triệu chứng cần:

Khuyên bệnh nhân không hút thuốc lá, vì thuốc lá làm cho bệnh nặng hơn.

Nếu cần có thể cho dùng một loại thuốc giãn mạch như diazoxid, hydralazin...

Trường hợp bệnh quá nặng có thể cần phẫu thuật cắt thần kinh giao cảm có chức năng điều chỉnh đường kính của mạch máu.

Ngoài ra, hướng dẫn bệnh nhân luôn giữ ấm bàn tay, bàn chân, chẳng hạn như tập thói quen đeo găng tay, đi tất khi phải tiếp xúc với môi trường lạnh.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị