Thực hành chẩn đoán và điều trị rối loạn tiêu hóa

2012-11-14 03:17 PM

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng và tìm hiểu về nếp sinh hoạt, chế độ ăn uống của bệnh nhân để phát hiện và xác định nguyên nhân.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Rối loạn tiêu hóa là cụm từ dùng để chỉ chung các triệu chứng có liên quan đến việc tiêu hóa thức ăn như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, khó chịu... Sự khó tiêu sau bữa ăn cũng được gọi là rối loạn tiêu hóa và được mô tả với cảm giác khó chịu ở phần trên bụng, thường là do ăn quá nhiều hoặc quá nhanh, ăn nhiều gia vị chua, cay hoặc nhiều chất béo, nhất là mỡ động vật. Khó tiêu cũng có một số trường hợp do thần kinh, với nguyên nhân thường gặp là căng thẳng quá mức. Nếu khó tiêu kéo dài hoặc lặp lại nhiều lần, có thể có liên quan đến các chứng sỏi mật, viêm thực quản hoặc loét dạ dày.

Nguyên nhân

Thức ăn uống không lành mạnh, nhiều chất béo, nhiều gia vị kích thích. Ăn uống không điều độ, ăn vào lúc quá đói, hoặc ăn quá no, ăn nhanh, không nhai kỹ.

Do dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như các thuốc kháng viêm không steroid hoặc aspirin.

Dùng nhiều chất kích thích và gây hại cho đường tiêu hóa như rượu, thuốc lá, cà phê...

Có nhiều căng thẳng tinh thần hay trải qua nhiều cảm xúc quá mạnh như lo buồn, đau khổ, sợ hãi...

Một số bệnh ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, sỏi mật hoặc viêm thực quản.

Chẩn đoán

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng và tìm hiểu về nếp sinh hoạt, chế độ ăn uống của bệnh nhân để phát hiện và xác định nguyên nhân.

Một số trường hợp có thể không tìm thấy nguyên nhân rõ rệt, nhưng thường thì các triệu chứng luôn có khuynh hướng giảm nhanh và không kéo dài.

Một số xét nghiệm chẩn đoán có thể cần thực hiện nếu bệnh diễn tiến phức tạp hoặc kéo dài với nguyên nhân chưa được xác định:

Nội soi thường cho kết quả có độ chính xác nhất.

Chụp X quang với thuốc cản quang baryt, đôi khi tăng liều gấp đôi, thường giúp phát hiện hoặc loại trừ khả năng có ung thư.

Một số xét nghiệm khác như kiểm tra độ pH hay đo áp lực trong thực quản đôi khi cũng được dùng đến.

Các trường hợp có nguy cơ ung thư cao, với nhiều triệu chứng kèm theo đáng ngờ như biếng ăn, sụt cân nhanh chóng, nôn, rối loạn ngôn ngữ, thiếu máu... nhất là khi bệnh nhân trên 45 tuổi, cần được chuyển ngay đến bác sĩ chuyên khoa hoặc đề nghị điều trị tại bệnh viện.

Điều trị

Trong phần lớn các trường hợp rối loạn tiêu hóa, không cần thiết phải điều trị bằng thuốc. Chỉ cần xác định đúng nguyên nhân và hướng dẫn người bệnh loại trừ nguyên nhân thì các triệu chứng sẽ nhanh chóng biến mất. Chẳng hạn như:

Ngừng dùng các thuốc kháng viêm không steroid hoặc aspirin.

Ngừng hút thuốc lá hoặc uống rượu, cà phê, hoặc giảm bớt các chất gia vị gây kích thích, giảm bớt lượng chất béo trong bữa ăn, nhất là mỡ động vật.

Khuyên bệnh nhân giữ chế độ ăn uống điều độ, không để quá đói, không ăn quá no, ăn chậm, nhai kỹ thức ăn.

Loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng tinh thần hoặc nghỉ ngơi thư giãn để vượt qua những bất ổn về cảm xúc...

Các trường hợp do bệnh đường tiêu hóa gây ra, cần điều trị các bệnh đó, chẳng hạn như điều trị viêm loét dạ dày, viêm thực quản hay sỏi mật.

Với các trường hợp có triệu chứng nhẹ, có thể dùng một loại thuốc kháng acid thông thường, chẳng hạn như magie trisilicat (Alusi) 5g, chia làm 3 lần trong ngày, uống sau bữa ăn hoặc khi đau.

Nếu bệnh nhân không đáp ứng với thuốc kháng acid nhẹ hoặc có các biểu hiện viêm loét đường tiêu hóa, có thể cho dùng một loại thuốc kháng thụ thể H2 , chẳng hạn như Cimetidin, Famotidin... 400mg, ngày 2 lần, liên tục trong 10 ngày. Nếu có kết quả tốt, cần điều trị tiếp tục khoảng 3 tuần nữa.

Các trường hợp rối loạn tiêu hóa không có loét, với triệu chứng rối loạn nhu động ruột như buồn nôn hoặc trướng bụng, có thể điều trị bằng các loại thuốc như metoclopramid, domperidon hay cisaprid.

Các trường hợp đáp ứng kém với thuốc kháng thụthể H2 hoặc tái phát ngay sau khi ngừng thuốc cần được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa hoặc đề nghị bệnh nhân điều trị tại bệnh viện.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành chẩn đoán và điều trị dị vật vào mắt

Dị vật vào mắt là trường hợp rất thường gặp, có thể từ rất nhẹ như những trường hợp do gió thổi bụi vào mắt, cho đến những trường hợp nặng như dị vật cắm sâu vào nhãn cầu.

Thực hành chẩn đoán và điều trị lẹo mắt

Khi chỗ sưng đã nhọn đầu, có thể nhổ sợi lông có chân bị nhiễm trùng, ép nhẹ cho mủ chảy ra sẽ giúp người bệnh giảm sưng đau.

Kiểm tra tiêm chủng cho trẻ em

Một số liều tiêm chủng gồm 2 mũi tiêm hoặc nhiều hơn, phải được tiêm đủ liều mới có thể phát huy tác dụng bảo vệ trẻ chống lại căn bệnh đó.

Thực hành chẩn đoán và điều trị RH âm khi mang thai

Những bà mẹ có Rh âm cần được tiêm kháng thể chống yếu tố D (kháng D) sau khi sinh để ngừa sự phát triển của kháng thể kháng D.

Thực hành chẩn đoán và điều trị glucose niệu khi mang thai

Nếu kết quả đo lúc đói > 5,8 mmol/L, hoặc kết quả đo sau đó 2 giờ > 7,8 mmol/L cho thấy hiện tượng tiểu đường thai nghén. Cần đề nghị chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa.

Thực hành chẩn đoán và điều trị rong kinh

Thăm khám vùng chậu để phát hiện các nguyên nhân bệnh lý, chẳng hạn như u buồng trứng hay u tử cung... Có thể siêu âm vùng chậu nếu cần.

Thực hành chẩn đoán và điều trị xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là tình trạng thành động mạch không còn duy trì được sự trơn láng và có nhiều mảng bựa hay “vữa” đóng vào khiến cho lòng động mạch bị hẹp lại, do đó lượng máu lưu thông trở nên khó khăn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu đường

Chẩn đoán xác định tiểu đường khi nồng độ đường trong máu lúc đói > 6,7mmol/L, hoặc khi nồng độ đường trong máu vào thời điểm ngẫu nhiên > 10mmol/L.

Thuốc tránh thai dạng tiêm và cấy dưới da

Loại thuốc thường dùng là Dépo-Provéra, mỗi lần tiêm một mũi 3 ml (có chứa 150mg médroxyprogestérone acetate, tiêm bắp thịt sâu, không được tiêm tĩnh mạch), 3 tháng tiêm một lần.

Thực hành chẩn đoán và điều trị thủy đậu

Virus gây bệnh lây truyền qua môi trường không khí, do người bệnh đưa vào khi ho, hắt hơi... Tiếp xúc trực tiếp như cầm nắm các vật dụng có virus bám vào cũng có thể bị lây bệnh.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Cơ chế lây bệnh vẫn chưa được rõ lắm, nhưng vi khuẩn có thể lan truyền dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp như hôn môi, hoặc qua nước bọt của bệnh nhân.

Thực hành chẩn đoán và điều trị trầm cảm sau sinh

Các yếu tố tình cảm, tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự trầm cảm. Người bệnh cần được gần gũi, chia sẻ tình cảm, có cơ hội để bộc lộ những suy nghĩ, tâm sự riêng tư.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ngứa hậu môn

Chẩn đoán xác định nhiễm giun kim khi bệnh nhân quan sát thấy giun trong phân. Cũng có thể quan sát thấy trứng giun ở vùng da quanh hậu môn nếu sử dụng kính hiển vi.

Kiểm tra sức khỏe tổng quát trẻ từ 6 đến 8 tuần tuổi

Tìm các dấu hiệu bất thường ở mắt, như chuyển động khác thường của các đồng tử, lác mắt hay không có khả năng định thị.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn cóc

Liệu pháp lạnh với nitơ lỏng có thể được dùng cho những mụn cóc không đáp ứng với thuốc bôi. Phương pháp điều trị này gây đau nhiều nên không hợp với trẻ em.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau ngực

Nếu bệnh nhân có tiền sử các bệnh nhồi máu cơ tim, phình mạch tách, thuyên tắc mạch phổi, hoặc có thể trạng rất yếu, cần chuyển ngay đến bệnh viện.

Những điều cần biết trước khi mang thai

Bổ sung các thức ăn giàu calci, nhất là đối với những phụ nữ có nguy cơ thiếu hụt cao, chẳng hạn như phụ nữ đã sinh nhiều con hoặc sống trong gia đình có chế độ ăn thường ngày nghèo dinh dưỡng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ho ra máu

Chẩn đoán phân biệt các nguồn chảy máu khác nhau, chẳng hạn như họng có thể chảy máu nếu khám thấy amiđan bị viêm. Kiểm tra lồng ngực để phát hiện viêm phổi hay viêm phế quản.

Viên uống tránh thai kết hợp

Viên uống tránh thai kết hợp được dùng theo chu kỳ kinh nguyệt, mỗi ngày 1 viên vào cùng một thời điểm, liên tục trong 21 ngày đầu và nghỉ thuốc 7 ngày cuối, sau đó bắt đầu ngay chu kỳ mới.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm gan A

Khi HAV theo thức ăn hoặc nước uống xâm nhập vào cơ thể, chúng tập trung ở các tế bào gan và sinh trưởng cực nhanh.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiền sản giật

Đề nghị bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, trong khi vẫn tiếp tục theo dõi hằng ngày về huyết áp, protein niệu, tình trạng phát triển của thai.

Sử dụng màng ngăn âm đạo tránh thai

Trong trường hợp có giao hợp tiếp trong vòng 6 giờ, không cần lấy màng ngăn ra nhưng phải cho thêm thuốc diệt tinh trùng vào (ít nhất là 2 giờ trước khi giao hợp).

Thực hành chẩn đoán và điều trị nôn khi mang thai

Trong những trường hợp bất thường, khi nôn rất nghiêm trọng có thể làm suy yếu sức khỏe, mất nước... cần cân nhắc việc chuyển bệnh nhân đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện.

Chảy máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh hoặc sau giao hợp

Phụ nữ trên 40 tuổi luôn cần được khám chuyên khoa, trừ khi triệu chứng chảy máu đã được giải quyết sau khi loại trừ một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn như polyp.

Thực hành chẩn đoán và điều trị hen phế quản (suyễn)

Khi có cơn khó thở lặp lại trên hai lần kèm theo dấu hiệu thở khò khè hoặc ho khan và bệnh nhân đáp ứng tốt với các tác nhân làm giãn phế quản, có thể nghĩ đến hen phế quản.