Thực hành chẩn đoán và điều trị cường giáp

2012-11-12 10:40 PM

Nếu mức T4 tự do là bình thường, có thể cần tiếp tục đo mức T4 (triiodothyronine) tự do để chẩn đoán chứng nhiễm độc T4.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Là tình trạng tuyến giáp gia tăng hoạt động, sản xuất quá nhiều nội tiết tố thyroxin

Nguyên nhân

Cường giáp có thể là một bệnh tự miễn, chẳng hạn như bệnh Basedow (hay bệnh Grave). Trong bệnh này, kháng thể của cơ thể kích thích sự sản xuất nội tiết tố của tuyến giáp. Đây là dạng cường giáp thường gặp nhất.

Nguyên nhân hiếm gặp hơn là do tuyến yên tiết U tuyến giáp, trong một số trường hợp cũng đủ mức độ để gây cường giáp.

Chẩn đoán

Phình tuyến giáp.

Yếu cơ xương và cơ tim, có thể có loạn nhịp tim.

Có cảm giác ăn ngon do tăng chuyển hóa, nhưng vẫn sụt cân.

Lồi mắt, xuất hiện ở khoảng 30 – 50% bệnh nhân Mắt lồi ra và phù nề mô quanh nhãn cầu làm mắt nhìn trừng trừng.

Chẩn đoán xác định khi xuất hiện các triệu chứng bằng cách thực hiện các xét nghiệm. Đo hàm lượng TSH huyết thanh để sàng lọc. Nếu TSH giảm, tiếp Là tình trạng tuyến giáp gia tăng hoạt động, sản xuấttục tiến hành đo lượng T4 tự do trong máu. Chẩn đoán xác định cường giáp khi kết quả cho thấy T4  tự do có mức độ cao.

Nếu mức T4  tự do là bình thường, có thể cần tiếp tục đo mức T4 (triiodothyronine) tự do để chẩn đoán chứng nhiễm độc T4 . Có khoảng dưới 5% bệnh nhân cường giáp rơi vào trường hợp này.

Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây cường giáp đã được chẩn đoán xác định.

Trong khi chờ đợi kết quả chẩn đoán xác định, có thể dùng ngay một loại propranolol (Inderal, Obsidan...) viên 40mg, mỗi ngày 3 lần để nhanh chóng giảm nhẹ các triệu chứng, nếu điều đó là cần thiết. Dùng kết hợp với carbimazol.

Liều điều trị có thể bắt đầu với carbimazol, 20 – 40mg mỗi ngày và duy trì cho đến khi bình giáp, thường là sau 4 – 8 tuần. Sau đó vẫn tiếp tục dùng thuốc nhưng giảm liều duy trì còn 5 – 15mg mỗi ngày. Carbimazol hiếm khi – nhưng có thể – gây mất bạch cầu hạt, với biểu hiện như đau họng.

Thăm khám lâm sàng và đo hàm lượng T4  huyết thanh 6 tháng một lần để đánh giá chức năng tuyến giáp Khi quyết định ngừng điều trị, cần kiểm tra mức TSH và T4 tự do để đánh giá chức năng tuyến giáp.

Không cần thiết phải theo dõi bệnh nhân hơn một năm sau đó, nhưng cần cảnh báo bệnh nhân về khả năng xuất hiện trở lại các triệu chứng. Điều trị bằng carbimazol tiếp tục trong 18 tháng có thể giúp khỏi bệnh suốt đời.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị