- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị ngứa hậu môn
Thực hành chẩn đoán và điều trị ngứa hậu môn
Chẩn đoán xác định nhiễm giun kim khi bệnh nhân quan sát thấy giun trong phân. Cũng có thể quan sát thấy trứng giun ở vùng da quanh hậu môn nếu sử dụng kính hiển vi.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ngứa hậu môn là tình trạng vùng da quanh hậu môn ngứa ngáy khó chịu. Nguyên nhân gây ngứa không phải lúc nào cũng có thể xác định được. Ở trẻ em thì nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm giun kim.
Nguyên nhân
Bệnh hậu môn – trực tràng, chẳng hạn như trĩ, nứt hậu môn...
Các bệnh da ở vùng quanh hậu môn, chẳng hạn như vảy nến, viêm da tiếp xúc...
Dị ứng với một số loại thuốc dùng ở hậu môn.
Nhiễm nấm.
Một số bệnh làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, chẳng hạn như tiểu đường (làm nhiễm nấm) hay bệnh gan mạn tính...
Nhiễm giun kim, do loài giun này đẻ trứng ở vùng da quanh hậu môn.
Chẩn đoán
Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng kèm theo để tìm nguyên nhân.
Chẩn đoán xác định nhiễm giun kim khi bệnh nhân quan sát thấy giun trong phân. Cũng có thể quan sát thấy trứng giun ở vùng da quanh hậu môn nếu sử dụng kính hiển vi.
Nhiễm giun kim thường xảy ra ở trẻ em và thường gây ngứa nhiều vào ban đêm.
Điều trị
Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh tốt vùng hậu môn bằng cách rửa sạch vào mỗi buổi sáng và sau mỗi lần đi tiêu.
Rửa sạch tay và móng tay sau mỗi lần đi tiêu. Dùng mebendazol viên 100mg, một liều duy nhất, hoặc piperazin, mỗi lần từ 0,2g – 1g, tùy theo độ tuổi, ngày uống 2 – 4 lần sau khi ăn, liên tục trong 3 đến 5 ngày. Lặp lại liều trên sau 2 tuần để chống tái nhiễm.
Có thể kết hợp dùng thuốc mỡ hydrocortison, nhất là về đêm, để giảm bớt triệu chứng. Nếu có dấu hiệu nhiễm nấm, có thể dùng thuốc kháng nấm.