- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị tiền sản giật
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiền sản giật
Là tình trạng bệnh rất nghiêm trọng có thể xảy ra cho phụ nữ mang thai vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, bao gồm các triệu chứng huyết áp cao, phù và protein niệu. Tiền sản giật xuất hiện ở khoảng 7% sản phụ, thường gặp ở những phụ nữ có thai lần đầu tiên và dưới 25 tuổi hoặc trên 35 tuổi, và thường gặp hơn nữa ở những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp hoặc bệnh thận. Tiền sản giật không được điều trị tốt sẽ có nguy cơ sản giật, có thể gây tử vong cho cả người mẹ và thai nhi.
Chẩn đoán
Nghi tiền sản giật khi huyết áp tăng cao đến >140/90 mmHg (so với bình thường là 110/75 mmHg) sau tuần thứ 20 của thai kỳ, hoặc huyết áp tâm trương tăng trên 20 mmHg so với lần khám thai trước đó.
Protein niệu cũng là một dấu hiệu khác của tiền sản giật.
Có thể có hiện tượng phù ở mặt trước xương chày hoặc phù toàn thân.
Xử trí
Đề nghị bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, trong khi vẫn tiếp tục theo dõi hằng ngày về huyết áp, protein niệu, tình trạng phát triển của thai.
Nếu protein niệu gia tăng, nên đề nghị vào bệnh viện để được theo dõi.
Những trường hợp nhẹ có thể dùng thuốc hạ huyết áp để kiểm soát huyết áp. Trường hợp nặng xảy ra gần ngày sinh hoặc có nguy cơ xảy ra cơn sản giật cần được theo dõi trong bệnh viện để có thể giục sinh hoặc cho sinh mổ ngay lập tức.
Bài xem nhiều nhất
Thực hành chẩn đoán và điều trị khàn tiếng
Sưng hạch bạch huyết vùng cổ
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau họng
Thực hành chẩn đoán và điều trị nghẹt mũi
Thực hành chẩn đoán và điều trị chảy máu mũi
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm mũi dị ứng
Thực hành chẩn đoán và điều trị ù tai
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau tai
Thực hành chẩn đoán và điều trị chất tiết từ tai
Thực hành chẩn đoán và điều trị điếc
Do cố gắng nói nhiều, nói to liên tục trong một thời gian, làm căng quá mức các cơ nhỏ của thanh quản, chẳng hạn như những người diễn thuyết
Nếu không thể chẩn đoán phân biệt, tiếp tục theo dõi trong khoảng từ 4 đến 6 tuần để có thêm các triệu chứng giúp chẩn đoán phân biệt.
Dựa vào thời gian của các triệu chứng. Hầu hết các trường hợp đau họng do nhiễm cấp tính liên cầu khuẩn và virus đều sẽ giảm trong vòng 5 đến 7 ngày.
Ở người lớn thường có dấu hiệu khó thở khi ngủ, làm cho giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm, khiến người bệnh thường ngủ nhiều vào ban ngày.
Nếu chảy máu mũi xảy ra nhiều lần và có liên quan đến các tác nhân như cao huyết áp, rối loạn đông máu... cần điều trị các bệnh này.
Tác nhân gây dị ứng không giống nhau ở mỗi người, nên việc người bệnh xác định được tác nhân gây dị ứng là rất quan trọng.
Các bệnh ở tai như viêm mê đạo, bệnh Ménière, viêm tai giữa, xơ hóa tai, nhiễm độc tai, tắc nghẽn ống tai ngoài do nhiều ráy tai... đều có thể kèm theo hiện tượng ù tai.
Nếu màng nhĩ sưng đỏ hay đục, có thể nghi ngờ nhiễm trùng tai giữa. Nếu màng nhĩ bình thường, có thể vòi Eustache đã bị nghẽn gây tăng áp lực ở tai giữa.
Viêm tai giữa được điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng uống, liên tục trong khoảng 7 đến 10 ngày, kèm theo với thuốc giảm đau như paracetamol.
Nguyên nhân tự nhiên thường gặp là sự thoái hóa theo tuổi già của ốc tai và mê đạo, được xem như sự giảm thính lực tự nhiên do tuổi già