Thực hành chẩn đoán và điều trị HIV, AIDS

2012-11-13 08:28 PM

Tiếp theo là giai đoạn toàn phát của bệnh AIDS, với đặc trưng là nguy cơ nhiễm trùng tăng cao bất thường do số lượng tế bào CD4 trong máu tiếp tục giảm thấp.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

HIV là tên gọi tắt của một loại virus (Human immuno deficiency virus) gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở con người (Acquired immuno deficiency syndrome– AIDS). Như vậy, nhiễm HIV là tiền đề để dẫn đến AIDS, nhưng từ khi nhiễm HIV cho đến khi phát triển AIDS cần một thời gian nhất định không giống nhau ở mỗi người, từ vài tháng cho đến 15 năm. Các bác sĩ thường dùng cụm từ AIDS để chỉ những trường hợp HIV đã phát triển và gây ra hiện tượng suy yếu miễn dịch cho bệnh nhân.

Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1981, cho đến cuối thập niên 1980 đã có khoảng 100.000 người đã được chẩn đoán là mắc bệnh AIDS, và khoảng một nửa trong số đó đã tử vong. Đến năm 2003, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã có khoảng 40 triệu người trên toàn thế giới hiện đang sống trong tình trạng nhiễm HIV hoặc đã tiến triển thành bệnh AIDS, trong số đó có khoảng 2,5 triệu trẻ em dưới 15 tuổi. Tổ chức này cũng ước tính là từ năm 1981 cho đến cuối năm 2002 có khoảng 20 triệu người đã chết vì bệnh AIDS, trong đó có khoảng 4,5 triệu trẻ em dưới 15 tuổi. Chỉ riêng trong năm 2003 đã có đến 3 triệu người chết vì bệnh AIDS và thêm 5 triệu người nhiễm HIV. HIV/AIDS đã thực sự trở thành một tai họa khủng khiếp cho toàn nhân loại.

Nguyên nhân

Virus gây bệnh AIDS thuộc nhóm lentivirus, nằm trong chủng virus Retroviridae, còn gọi là retrovirus. Hiện đã được biết có 2 chủng HIV. HIV–1 là loại virus chủ yếu gây bệnh AIDS trên khắp thế giới, trong khi HIV–2 chỉ được tìm thấy chủ yếu ở Tây Phi.

HIV có thể được tìm thấy trong máu, tinh dịch, nước bọt, nước mắt, mô thần kinh, tuyến sữa và dịch tiết cơ quan sinh dục của người nhiễm HIV. Tuy vậy, bệnh chỉ lây truyền chủ yếu qua tinh dịch và máu, nên những tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như bắt tay, ôm hôn, trò chuyện... thường không gây lây nhiễm. Các hình thức lây nhiễm chủ yếu của HIV là:

Hoạt động tình dục với người bị nhiễm HIV.

Dùng chung các dụng cụ tiêm chích với người bị nhiễm HIV.

Người mẹ nhiễm HIV lây truyền cho đứa con khi mang thai, khi sinh nở và khi cho con bú.

Những giới hạn trong sự lây nhiễm HIV được giải thích phần nào là do sự yếu ớt của loại vi khuẩn này khi tiếp xúc với môi trường. Khi bị đẩy vào môi trường, HIV nhanh chóng bị tiêu diệt. Nó chỉ có thể sống được với những điều kiện thích hợp trong cơ thể, trong máu. HIV hoàn toàn không lây nhiễm theo một số phương thức thường gặp ở các bệnh truyền nhiễm khác, chẳng hạn như qua vết cắn chích của côn trùng hoặc hít phải virus do người bệnh thải vào không khí. Vì thế, nguyên nhân lây nhiễm HIV cho đến nay vẫn được tin là chỉ giới hạn trong 3 hình thức lây nhiễm chủ yếu vừa kể trên.

HIV xâm nhập vào cơ thể sẽ bắt đầu tấn công một loại tế bào trong máu được gọi tên là tế bào CD4 (hay lympho bào T4). Tế bào CD4 nhiễm HIV có thể bị phá vỡ do bị HIV xâm nhập vào và nhân đôi ngay bên trong tế bào, hoặc HIV có thể đi vào trạng thái bất hoạt tạm thời. Khi các tế bào CD4 bị phá hủy nhiều, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ suy yếu, vì chức năng của tế bào này là giúp cho các tế bào miễn dịch khác đáp ứng với sự xâm nhập của vi khuẩn, do đó mà cơ thể sẽ dễ dàng bị sự tấn công của các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Cơ thể người bình thường có khoảng 1000 tế bào CD4 trong một microlít (một phần triệu lít). Khi các tế bào này bị phá hủy đến mức chỉ còn dưới 200 tế bào trong một microlít, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ suy yếu và không còn khả năng đáp ứng với hầu hết các tác nhân gây bệnh từ môi trường.

Không phải tất cả những người bị nhiễm HIV đều sẽ tiến triển bệnh. Có khoảng 1% số người nhiễm HIV được biết là sau đó hoàn toàn khỏi bệnh, với các xét nghiệm cho thấy HIV và kháng thể chống HIV đều không còn trong máu của bệnh nhân. Có thể là cơ thể của những người này có một khả năng đề kháng đối với loại virus này. Một số khác mang virus bất hoạt trong một thời gian dài, có thể đến 10 – 15 năm. Nhưng một khi đã chẩn đoán là AIDS thì hầu hết bệnh nhân đều có tiên lượng xấu, bởi hiện nay chưa có bất cứ loại thuốc hay phương thức điều trị nào đối với bệnh này.

Chẩn đoán

Giai đoạn đầu tiên sau khi nhiễm HIV thường chỉ có những triệu chứng nhẹ và không rõ nét, rất dễ nhầm lẫn với các trường hợp bệnh lý khác. Nếu hoàn toàn không có sự can thiệp của thuốc men, Bệnh thường diễn tiễn tuần tự như sau:

Từ 1 – 3 tuần sau khi nhiễm HIV, xuất hiện các triệu chứng tương tự như một trường hợp cảm cúm, chẳng hạn như sốt, đau họng, đau đầu, ngứa da, nhạy cảm ở các vùng hạch bạch huyết, và một cảm giác hơi khó chịu không rõ nguyên nhân. Các triệu chứng thường kéo dài khoảng 1 – 4 tuần. Trong giai đoạn này HIV tăng sinh nhanh chóng trong máu người bệnh, theo máu đi khắp cơ thể, và đặc biệt tập trung ở các cơ quan thuộc hệ bạch huyết.

Sau đó, hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu sự đề kháng với HIV, làm giảm sự tăng sinh của virus nhưng không đủ sức để loại trừ hoàn toàn. Người nhiễm HIV đi vào một giai đoạn không có triệu chứng, có thể kéo dài đến 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Trong suốt giai đoạn này, mặc dù sức khỏe có vẻ như bình thường nhưng HIV trong cơ thể liên tục tăng sinh và không ngừng phá hoại hệ miễn dịch của cơ thể. Hầu hết những người nhiễm HIV trong giai đoạn này vẫn hoàn toàn không biết là mình đang mang HIV trong người, nên có thể vô tình lây truyền HIV cho những người khác, nhất là những người có quan hệ tình dục với họ.

Khi số lượng tế bào CD4 trong một phần triệu lít máu xuống thấp hơn 200, các triệu chứng sớm của AIDS bắt đầu xuất hiện, và có thể kéo dài từ vài tháng cho đến nhiều năm. Trong giai đoạn này, các triệu chứng có thể không nghiêm trọng đến mức đe dọa tính mạng, nhưng thường làm cho bệnh nhân suy yếu rất nhiều. Ở phụ nữ, triệu chứng sớm của AIDS có thể là sự nhiễm nấm thường xuyên tái phát ở âm đạo. Các triệu chứng khác biệt bao gồm sụt cân nhanh chóng và mệt mỏi, suy nhược, sốt cao theo chu kỳ, tiêu chảy thường xuyên tái phát, các vùng ngứa trên da, hoặc nhiễm nấm trong miệng. Tuy không có nguy cơ tử vong vì những triệu chứng trong giai đoạn này, nhưng mức độ nghiêm trọng thường đủ để bệnh nhân phải tìm đến bệnh viện. Và do đó mà đa số người nhiễm HIV thường được phát hiện vào giai đoạn này.

Tiếp theo là giai đoạn toàn phát của bệnh AIDS, với đặc trưng là nguy cơ nhiễm trùng tăng cao bất thường do số lượng tế bào CD4 trong máu tiếp tục giảm thấp. Nguy cơ nhiễm trùng thường gặp sớm nhất là chứng viêm phổi do nhiễm nấm Pneumocystis carinii. Nguyên nhân là vì loại nấm này thường xâm nhập vào cơ thể của hầu hết chúng ta ngay từ nhỏ và sống trong phổi nhưng không gây bệnh, do chịu sự khống chế của hệ miễn dịch cơ thể. Khi AIDS làm cho hệ miễn dịch suy yếu, nấm Pneumocystis ngay lập tức có cơ hội để gây bệnh bằng cách ngăn cản sự cung cấp oxy cho máu. Do thiếu oxy, bệnh nhân thường thở nhanh, hơi thở rất ngắn và kèm theo sốt, ho khan. Ngoài chứng viêm phổi này, người mắc bệnh AIDS cũng thường phát triển một số bệnh nhiễm nấm khác. Khoảng 23% người bệnh AIDS nhiễm nấm Cryptococcus, gây ra chứng viêm màng não (meningitis). Khoảng 10% người bệnh AIDS nhiễm nấm Histoplasma capsulatum, gây ra các triệu chứng sụt cân nhanh chóng kèm theo sốt và và các biến chứng ở đường hô hấp. Bệnh lao phổi do nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis cũng phát triển nghiêm trọng hơn ở những người bệnh AIDS. Nhiễm vi khuẩn Mycobacterium avium có thể gây các triệu chứng như sốt, thiếu máu và tiêu chảy. Ngoài nấm và vi khuẩn, người bệnh AIDS cũng gia tăng nguy cơ nhiễm các loại virus, đặc biệt là nhóm herpesvirus. Trong nhóm này, thường gặp nhất là các loại cytomegalovirus (CMV) gây bệnh ở võng mạc có thể làm mù mắt, virus Epstein-Barr (EBV) gây ung thư máu, virus Herpes simplex (HSV) gây đau ở miệng, ở cơ quan sinh dục hoặc hậu môn.

Trong thời kỳ phát triển tiếp theo, nhiều rối loạn thần kinh có thể xuất hiện khi HIV xâm nhập vào não bộ, gọi chung là sa sút trí tuệ do bệnh AIDS.

Đối với trẻ em, các triệu chứng thường nghiêm trọng ngay từ đầu. Hơn một nửa số trẻ sơ sinh nhiễm HIV chết trước khi được 2 tuổi.

Thăm khám có thể thấy những dấu hiệu bất thường, chẳng hạn như phì đại hạch bạch huyết.

Bệnh nhân thường sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân.

Tuy nhiên, việc chẩn đoán xác định phải qua thử máu tìm kháng thể kháng HIV. Kết quả dương tính xác nhận việc nhiễm HIV, nhưng chưa thể kết luận bệnh AIDS. Một số người nhiễm HIV nhưng không tiến triển bệnh mà thuộc loại “người lành mang virus”. Trong một số trường hợp, khi người bệnh mới nhiễm HIV chưa bao lâu thì kết quả xét nghiệm có thể là âm tính. Nếu có các yếu tố nghi ngờ khác, cần thực hiện lại việc thử máu sau 6 tháng.

Chẩn đoán bệnh AIDS thường dựa trên 2 yếu tố: kết quả xét nghiệm HIV dương tính và tình trạng nhiễm trùng hoặc bướu bất thường. Trong những điều kiện cho phép, xét nghiệm đếm tế bào CD4 trong máu cần được thực hiện. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định khi số lượng tế bào CD4 xuống thấp hơn 200 trong một microlít.

Điều trị

Cho đến nay vẫn chưa có bất cứ loại thuốc hay phương thức điều trị nào thực sự có thể xem là điều trị được bệnh AIDS. Các biện pháp can thiệp của y học hiện nay chỉ đạt được hiệu quả ngăn cản sự tiến triển của bệnh và đối phó kịp thời với các triệu chứng do bệnh gây ra.

Ngoài các nghiên cứu khoa học vẫn đang được tiếp tục để nhắm đến khả năng điều trị được bệnh AIDS, việc đối phó với căn bệnh này hiện nay nhắm đến 2 mục đích: đảm bảo một cuộc sống tốt nhất cho những người đã nhiễm HIV hoặc đang phát triển bệnh AIDS, và hạn chế tối đa sự phát triển, lây lan của HIV trong cộng đồng. Để đạt được 2 mục đích trên, mọi người trong xã hội cần thống nhất một số nhận thức đúng đắn về căn bệnh này:

Hiểu rõ các hình thức lây lan chủ yếu của HIV, đó là qua hoạt động tình dục, dùng chung kim tiêm chích và lây lan từ mẹ sang con. Từ đó, tích cực áp dụng các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả trong hoạt động tình dục, tiêm chích cũng như cân nhắc kỹ trước khi quyết định sinh con sau khi đã được chẩn đoán HIV dương tính.

Không nên đối xử phân biệt và cách ly đối với những người nhiễm HIV, bởi nguy cơ lây nhiễm không nằm trong các hoạt động giao tiếp thông thường với người mang HIV.

Tích cực phát hiện sớm các trường hợp nhiễm HIV để tránh tình trạng vô tình gieo rắc HIV trong cộng đồng. Vận động và giáo dục kiến thức chung về HIV/AIDS trong cộng đồng có thể giúp thúc đẩy việc phát hiện sớm các đối tượng nhiễm HIV, thông qua việc các đối tượng có nguy cơ cao sẽ tự nguyện tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán HIV, đồng thời cũng giúp cho những người đã nhiễm HIV có một nhận thức đầy đủ về trách nhiệm hạn chế sự lây lan trong cộng đồng.

An ủi và động viên những người đã nhiễm HIV để họ có thể tiếp tục một cuộc sống bình thường trong xã hội, vì thời gian từ khi nhiễm HIV cho đến toàn phát bệnh AIDS có thể kéo dài đến10 năm hoặc lâu hơn. Bệnh nhân không cần thiết phải đau buồn khổ sở trong suốt quãng thời gian này, mà ngược lại có thể có một cuộc sống tốt hơn nếu biết chấp nhận sự thật. Hơn thế nữa, những tiến triển khả quan trong nghiên cứu khoa học hiện đã có thể giúp bệnh nhân kéo dài hơn nữa thời gian sống khỏe mạnh, và trong tương lai vẫn có thể hy vọng về một sự thành công hoàn toàn trong việc đẩy lùi bệnh AIDS.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành chẩn đoán và điều trị ho

Ho kèm theo đau ngực có thể gặp khi viêm màng phổi trong bệnh viêm phổi, hoặc tràn khí màng phổi, nghẽn mạch phổi. Có thể kèm theo sốt hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị lang ben

Dùng thuốc bôi tại chỗ có chứa selen sulfur, chẳng hạn như Selsun. Trước tiên, vệ sinh toàn thân bằng cách tắm sạch với dung dịch tẩy rửa Mercryl Laurylé.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đánh trống ngực

Nếu đánh trống ngực lặp lại nhiều lần, có thể đề nghị làm điện tâm đồ theo dõi liên tục 24 giờ để phát hiện các bệnh tim liên quan (loạn nhịp, lạc nhịp, rung nhĩ...).

Thực hành chẩn đoán và điều trị protein niệu khi mang thai

Protein niệu trong thời kỳ thai nghén được xác định khi > 300mg/L. Chuyển chuyên khoa nếu chẩn đoán cho kết quả xác định.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng lipid máu

Cao cholesterol là nguy cơ chính trong sự phát triển bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch. Vì thế, khi theo dõi các loại bệnh này, cần lưu ý đến nồng độ cholesterol trong máu người bệnh.

Thực hành chẩn đoán và điều trị Parkinson

Bệnh Parkinson tiến triển chậm. Các triệu chứng ban đầu mờ nhạt, ít được chú ý, thường chỉ run nhẹ ở một bàn tay, cánh tay hay một bên chân.

Thực hành chăm sóc hăm tã trẻ em

Giữ tã khô bằng cách thay tã cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ làm ướt tã, tránh không để da trẻ phải tiếp xúc quá lâu với nước tiểu.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau bụng kinh

Các chất ức chế prostaglandin synthetase, chẳng hạn như acid mefenamic 250mg – 500mg, mỗi ngày 3 lần, hoặc naproxen 250mg – 500mg mỗi ngày 2 lần có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim

Nếu có nghi ngờ nhồi máu cơ tim, dù chưa xác định chắc chắn, cần gọi xe cấp cứu ngay trước khi tiếp tục các chẩn đoán xác định.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ho gà

Sự lây lan của bệnh sang người khác rất khó đề phòng, do khả năng lây lan rất cao trong thời gian ủ bệnh của người bệnh, là lúc mà các triệu chứng của bệnh chưa được phát hiện.

Viên uống tránh thai đơn thuần

Những phụ nữ cảm thấy khó chịu do các tác dụng phụ của estrogen trong viên kết hợp, chẳng hạn như phù nề do ứ nước, tăng cân theo chu kỳ, đau đầu, nám da.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chất tiết từ tai

Viêm tai giữa được điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng uống, liên tục trong khoảng 7 đến 10 ngày, kèm theo với thuốc giảm đau như paracetamol.

Tránh thai bằng xuất tinh ngoài âm đạo

Do khả năng sống sót của tinh trùng khi vào được cơ thể người phụ nữ có thể kéo dài từ 4 đến 6 ngày, nên những sơ sót này tuy có tỷ lệ rất thấp nhưng vẫn có thể dẫn đến thụ thai.

Thuốc tránh thai dạng tiêm và cấy dưới da

Loại thuốc thường dùng là Dépo-Provéra, mỗi lần tiêm một mũi 3 ml (có chứa 150mg médroxyprogestérone acetate, tiêm bắp thịt sâu, không được tiêm tĩnh mạch), 3 tháng tiêm một lần.

Thực hành chẩn đoán và điều trị lác mắt

Đối với trẻ em, cho trẻ nhìn vào một đèn pin nhỏ ở cách khoảng nửa mét và quan sát sự phản chiếu ánh sáng trong giác mạc. Nếu trẻ bị lác mắt, ánh sáng sẽ phản chiếu không cân đối.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ngứa hậu môn

Chẩn đoán xác định nhiễm giun kim khi bệnh nhân quan sát thấy giun trong phân. Cũng có thể quan sát thấy trứng giun ở vùng da quanh hậu môn nếu sử dụng kính hiển vi.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nghẹt mũi

Ở người lớn thường có dấu hiệu khó thở khi ngủ, làm cho giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm, khiến người bệnh thường ngủ nhiều vào ban ngày.

Sưng hạch bạch huyết vùng cổ

Nếu không thể chẩn đoán phân biệt, tiếp tục theo dõi trong khoảng từ 4 đến 6 tuần để có thêm các triệu chứng giúp chẩn đoán phân biệt.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ít ham muốn tình dục

Ít ham muốn tình dục có thể là dấu hiệu của một sức khỏe không tốt hoặc đang suy nhược, có thể đang có một hoặc nhiều bệnh lý tiềm ẩn.

Chảy nước mắt bất thường

Trường hợp thứ hai do tắc nghẽn kênh dẫn lưu nước mắt. Những nguyên nhân có thể là: nhiễm trùngđường hô hấp trên, mí mắt quặm.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nứt hậu môn

Nứt hậu môn có thể có một số triệu chứng giống như trĩ, nhưng điều khác biệt là vết nứt có thể quan sát thấy ở vùng hậu môn. Khám bằng tay có thể làm cho bệnh nhân rất đau đớn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chảy máu mũi

Nếu chảy máu mũi xảy ra nhiều lần và có liên quan đến các tác nhân như cao huyết áp, rối loạn đông máu... cần điều trị các bệnh này.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nôn khi mang thai

Trong những trường hợp bất thường, khi nôn rất nghiêm trọng có thể làm suy yếu sức khỏe, mất nước... cần cân nhắc việc chuyển bệnh nhân đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện.

Tránh thai bằng thuốc diệt tinh trùng

Cách dùng phổ biến hơn của thuốc diệt tinh trùng là kết hợp với nhiều biện pháp tránh thai khác, vì nó giúp tăng thêm hiệu quả tránh thai của biện pháp đã chọn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị thai nhi ngôi lệch đầu cao

Phụ nữ sinh con so nên khám bác sĩ chuyên khoa vào tuần thứ 34 của thai kỳ và siêu âm để đánh giá vị trí của bánh nhau.