Thực hành chẩn đoán và điều trị giảm thị lực

2012-11-14 10:10 PM

Các trường hợp giảm thị lực đột ngột có thể là triệu chứng của một số bệnh như trình bày dưới đây, nhưng cũng có thể là bệnh của mắt như trong trường hợp tăng nhãn áp cấp tính.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Giảm thị lực đột ngột

Các trường hợp giảm thị lực đột ngột có thể là triệu chứng của một số bệnh như trình bày dưới đây, nhưng cũng có thể là bệnh của mắt như trong trường hợp tăng nhãn áp cấp tính... Hầu hết các trường hợp giảm thị lực đột ngột là những ca cấp cứu nhãn khoa cần được xử trí nhanh và chuyển ngay đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Những nguyên nhân thường gặp:

Tắc động mạch võng mạc.

Tắc tĩnh mạch võng mạc.

Bong võng mạc.

Tăng nhãn áp cấp tính.

Viêm động mạch thái dương.

Viêm dây thần kinh hậu nhãn cầu.

Tai biến mạch máu não.

Chứng đau nửa đầu.

Giảm thị lực tiến triển

Giảm thị lực diễn tiến có nghĩa là thị lực giảm dần đi theo thời gian do một hoặc nhiều nguyên nhân nào đó. Các trường hợp này thường khó phát hiện sớm, do người bệnh không tự nhận biết thị lực đang giảm dần. Do đó, nếu có nghi ngờ giảm thị lực, cần phải thực hiện kiểm tra mắt định kỳ. Giảm thị lực diễn tiến ở trẻ em rất cần phát hiện sớm vì có khả năng điều trị tốt. Đối với người lớn, nếu phát hiện giảm thị lực, trước hết nên nghĩ đến việc kiểm tra mắt xem có cần mang kính hay không.

Những nguyên nhân thường gặp

Tật khúc xạ, khúc xạ mắt không đều, nghĩa là lực hội tụ không đều nhau ở hai mắt, thường là do một mắt có vấn đề, như cận thị, viễn thị hoặc loạn thị. Tật khúc xạ gây rối loạn thị giác vì khi người bệnh nhìn vào một vật thì hình ảnh được hình thành trên hai võng mạc lại khác nhau.

Giảm thị lực một trong hai mắt do không được sử dụng, như trong trường hợp mắt bị lác (lé). Thường chỉ cần che mắt bình thường lại để buộc mắt bị lác phải hoạt động là có thể điều chỉnh được thị lực.

Bệnh võng mạc tiểu đường, là tình trạng bệnh võng mạc do tiểu đường gây ra. Các mạch máu nhỏ của võng mạc (mao mạch) bị phình lên, chất dịch từ đó rỉ ra và xuất huyết trong võng mạc. Trên bề mặt võng mạc hình thành các mạch máu bất thường, dễ vỡ ra và gây xuất huyết. Xuất huyết còn có thể xảy ra trong thủy dịch và tạo thành mô xơ trong dịch này. Giai đoạn trễ của bệnh thường là nguyên nhân dẫn đến mù vĩnh viễn.

Các bệnh thoái hóa võng mạc di truyền, chẳng hạn như viêm võng mạc sắc tố.

Viêm sau màng mạch

U tuyến yên: do tuyến yên nằm trong một hố xương ở nền sọ nên khi có khối u phát triển, ngay cả u lành tính, sẽ đè ép vào thần kinh thị giác, gây rối loạn thị trường của mắt.

Những nguyên nhân thường gặp ở người lớn tuổi

Tật khúc xạ (đã nói ở trên).

Đục thủy tinh thể, là tình trạng các sợi protein trong thủy tinh thể bị biến đổi, làm cho thủy tinh thể không còn trong suốt để cho ánh sáng dễ dàng đi qua như trước đây. Bệnh không rõ nguyên nhân, nhưng thường xuất hiện ở những người lớn tuổi và gia tăng theo độ tuổi nên đến nay vẫn được xem như một tiến trình tự nhiên của sự lão hóa. Do thủy tinh thể ngày càng mờ đục hơn nên thị lực giảm dần, cho đến khi bệnh nhân nhìn rất kém hoặc thậm chí không còn nhìn được.

Thoái hóa điểm vàng (hoàng điểm), là sự tổn thương thoái hóa ở phần trung tâm của võng mạc, tạo thành những điểm màu vàng trắng. Thoái hóa điểm vàng thường xuất hiện đồng thời ở cả 2 mắt, làm cho bệnh nhân mất thị giác ở phần trung tâm, chẳng hạn như khi nhìn vào một dòng chữ thì không thể thấy được 2 hay 3 chữ ở khoảng giữa. Bệnh xuất hiện ở tuổi già, đến nay vẫn chưa điều trị được, nhưng không tiến triển đến mức gây mất thị lực hoàn toàn.

Tăng nhãn áp cấp tính, hay còn gọi là bệnh tăng nhãn áp góc đóng (đã nói ở trên).

Bệnh võng mạc tăng huyết áp, là tình trạng võng mạc bị tổn thương do huyết áp cao, gây hẹp và xơ vữa thành động mạch võng mạc. Tổn thương võng mạc dẫn đến giảm thị lực.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị