Thực hành chẩn đoán và điều trị cúm

2012-11-13 08:17 PM

Virus gây bệnh cúm rất đa dạng. Nhìn chung, hiện các loại virus gây bệnh cúm được phân thành 3 dòng chính gọi là virus cúm A, virus cúm B và virus cúm C.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bệnh cúm (influenza) đôi khi vẫn quen gọi là cảm cúm, là một bệnh do nhiễm khuẩn đường hô hấp, dễ dàng lây lan và bộc phát thành dịch ở từng vùng. Các triệu chứng đôi khi tương tự với chứng cảm lạnh. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh tự khỏi sau khoảng một tuần. Tuy nhiên, với những người bệnh có thể trạng kém hoặc suy yếu hệ miễn dịch, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa, mức độ nguy hiểm của bệnh không phải lúc nào cũng như nhau. Trong lần bùng phát thành dịch năm 1918 ở Tây Ban Nha, bệnh cúm đã gây tử vong cho hàng triệu thanh niên đang độ tuổi khỏe mạnh. Đây là trận dịch cúm tồi tệ nhất đã từng được ghi nhận trên toàn thế giới. Trong những năm 1918 – 1919, riêng tại Hoa Kỳ có hơn nửa triệu người chết vì bệnh cúm, và số tử vong vì trận dịch này trên toàn thế giới là hơn 20 triệu người.

Ngoài virus gây bệnh cúm ở người, trong tự nhiên còn có rất nhiều loại virus gây bệnh cúm ở lợn, ngựa, động vật có vú, cho đến chim chóc, gia cầm... Một nguy cơ mới vừa phát sinh gần đây do sự biến dạng của các chủng virus gây bệnh cúm. Năm 1997, lần đầu tiên tại Hồng Kông người ta đã phát hiện ra một loại virus gây bệnh cúm ở gà đã biến dạng và gây bệnh ở người. Cho đến nay đã xảy ra dịch nhỏ ở nhiều nước trên thế giới do virus cúm gà biến dạng thành một loại virus có thể gây bệnh cho người. Hiện có nhiều tranh cãi về khả năng lây lan trực tiếp từ người sang người. Và nếu điều này thực sự xảy ra, bệnh cúm sẽ trở thành một tai họa khủng khiếp cho con người.

Nguyên nhân

Virus gây bệnh cúm rất đa dạng. Nhìn chung, hiện các loại virus gây bệnh cúm được phân thành 3 dòng chính gọi là virus cúm A,  virus cúm B và virus cúm C.

Virus cúm A: là dòng virus nguy hiểm nhất, bao gồm nhiều loại virus gây bệnh cúm ở động vật có vú và các loài chim. Đa số các trường hợp bệnh cúm ở người là do virus thuộc dòng này gây ra, với nguy cơ bùng phát thành dịch rất cao.

Virus cúm B: là dòng virus có thể gây bệnh cúm ở người và các loài chim, với những triệu chứng bệnh nhẹ hơn so với virus cúm A nhưng cũng có khả năng phát triển thành dịch bệnh.

Virus cúm C: là dòng virus chỉ thuần túy gây bệnh cúm ở người. Các triệu chứng bệnh rất nhẹ, tương tự như cảm lạnh, đôi khi hoàn toàn không có triệu chứng. Dòng virus này hoàn toàn không phát triển thành dịch bệnh.

Sau khi mắc bệnh cúm một lần, cơ thể có khả năng miễn dịch đối với loại virus đã gây bệnh. Tuy nhiên, do các dòng virus A và B liên tục thay đổi, nhất là virus cúm A có thể thường xuyên tạo thành các loại virus mới, nên người đã mắc bệnh cúm vẫn có thể mắc bệnh lần nữa khi tiếp xúc với loài virus mới đã thay đổi khác hơn trước đó.

Virus cúm A nguy hiểm hơn, thường gây ra các triệu chứng bệnh nặng nề hơn và cũng làm cho người bệnh suy nhược nhiều hơn.

Virus cúm lây lan dễ dàng và nhanh chóng qua môi trường không khí cũng như qua những tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, hoặc dùng chung các vật dụng.

Chẩn đoán

Bệnh phát triển nhanh, sau khi nhiễm virus thì thời gian ủ bệnh là khoảng 1 – 2 ngày. Trong thời gian này, chưa có bất cứ triệu chứng nào.

Các triệu chứng tiêu biểu khi phát bệnh là:

Rùng mình, cảm giác ớn lạnh.

Sốt cao khoảng 390C.

Đau đầu.

Đau nhức cơ bắp và các khớp, mỏi mệt.

Ho khan.

Đau ngực.

Đau họng.

Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.

Biếng ăn, ăn không ngon.

Đôi khi có buồn nôn hoặc nôn nhưng không kèm theo tiêu chảy.

Trong hầu hết các trường hợp, nếu không có biến chứng thì các triệu chứng sẽ bắt đầu giảm nhẹ sau 3 ngày, và dứt hẳn sau khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, sự mệt mỏi và ho có thể còn kéo dài cho đến một vài tuần hoặc lâu hơn nữa. Các trường hợp biến chứng có thể là viêm phổi cấp tính (có nguy cơ tử vong) hoặc nhiễm trùng lan rộng đến thanh quản, khí quản, phế quản, xoang, tai giữa...

Bệnh cúm thường làm nặng thêm một số bệnh sẵn có, chẳng hạn như hen (suyễn), viêm phế quản mạn tính, viêm tai mạn tính...

Nếu cơ thể đã nhiễm virus Herpes simplex trong tình trạng ngủ yên, bệnh cúm có thể kích hoạt virus này gây ra những mụn nước quanh miệng.

Điều trị

Không có thuốc đặc trị. Việc điều trị chủ yếu là theo dõi và kiểm soát các triệu chứng.

Khuyên người bệnh nghỉ ngơi nhiều và tránh tiếp xúc với người khác. Uống nhiều nước, ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu và cố gắng ăn làm nhiều lần, vì mỗi lần người bệnh thường không ăn được nhiều.

Ngậm nước ấm để giảm đau họng. Nồi xông hơi nước có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng ở phổi.

Dùng paracetamol với liều thích hợp để giảm nhẹ triệu chứng, nhưng không bao giờ cho người bệnh dùng aspirin vì có thể làm tăng nguy cơ gây hội chứng Reye.

Các đối tượng có sức khỏe kém, trẻ em, người già, người có hệ miễn dịch suy giảm, người có bệnh tim, cần được theo dõi kỹ ngay từ khi có những triệu chứng đầu tiên. Nếu có điều kiện, nên điều trị tại bệnh viện để có thể xử trí kịp thời các biến chứng.

Tuy không phải là thuốc điều trị được bệnh cúm, nhưng các loại thuốc sau đây có thể giúp giảm nhẹ mức độ và hạn chế sự phát triển của bệnh:

Thuốc amantadin (Symmetrel) hoặc rimantadin (Flumadin) dạng viên uống có thể làm giảm nhẹ bệnh do virus cúm A nhưng không có tác dụng đối với virus cúm B, và chỉ hiệu quả khi được sử dụng ngay trong vòng 24 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng.

Thuốc oseltamivir (Tamiflu) dạng viên uống và zanamivir (Relenza) dạng thuốc hít có thể có tác dụng với cả virus cúm A và virus cúm B.

Khi có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn, có thể sử dụng loại kháng sinh thích hợp để điều trị.

Sau khi khỏi bệnh cúm, viêm phế quản-phổi thường gặp ở người già yếu hoặc suy nhược, với các triệu chứng đáng ngờ là ho có đờm, hụt hơi, đau ngực hoặc sốt kéo dài. Điều trị với flucloxacillin 500mg dạng viên uống, mỗi ngày 4 lần.

Chủng ngừa

Thuốc chủng ngừa bệnh cúm là một thách thức lớn đối với toàn nhân loại. Đây là một trong số ít bệnh phổ biến đến mức hầu như không có một ai chưa từng mắc phải. Và nhiều người trong chúng ta thường xuyên mắc bệnh cúm nhiều lần trong đời. Mỗi người trưởng thành trung bình có thể mắc bệnh cúm từ 2 – 3 lần trong một năm, trong khi trẻ em có thể mắc bệnh đến 10 lần trong một năm. Vì thế, những nỗ lực nghiên cứu y học đã tập trung vào việc tìm ra thuốc chủng ngừa bệnh cúm nhiều hơn là đi tìm một loại thuốc điều trị bệnh này.

Thuốc chủng ngừa được tạo ra từ virus cúm A và virus cúm B đã chết có hiệu quả đến 70% trong việc phòng bệnh, và khả quan hơn nhiều trong việc ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Tuy vậy, những trở ngại hiện nay chưa thể vượt qua là:

Do sự thay đổi nhanh chóng của các dòng virus cúm, nên thuốc chủng ngừa muốn duy trì hiệu quả cũng cần được thay đổi mỗi năm để đáp ứng đúng với các loại virus đang gây bệnh. Nói một cách khác, loại thuốc chủng ngừa rất hiệu quả của năm này sẽ có thể không còn hiệu quả trong năm tới, do các virus gây bệnh đã biến đổi. Do đòi hỏi nghiên cứu và thay đổi liên tục như thế, nên thuốc chủng ngừa hầu như không thể được sản xuất đại trà với giá thành rẻ và kịp thời cung cấp đủ cho quảng đại quần chúng.

Cũng do sự thay đổi của virus, nên tác dụng của thuốc chủng ngừa không thể kéo dài mà chỉ hạn chế trong một thời gian ngắn. Như vậy, để ngăn ngừa một cách hiệu quả bệnh cúm, mỗi người đều phải được chủng ngừa ít nhất mỗi năm một lần. Điều này làm cho giải pháp chủng ngừa trở nên thiếu tính khả thi đối với đông đảo quần chúng, do vấn đề chi phí cũng như lượng thuốc đáp ứng.

Hiện các nghiên cứu y học vẫn chưa giải quyết được các vấn đề này. Do đó, thuốc chủng ngừa vẫn chỉ là giải pháp ưu tiên cho một số đối tượng hạn chế, chẳng hạn như các đối tượng có sức khỏe kém, hệ miễn dịch suy yếu, hoặc có nhiều nguy cơ xảy ra biến chứng.

Trong khi đó, giải pháp khả thi đối với tất cả mọi người vẫn là phòng bệnh bằng cách hạn chế lây nhiễm, chăm sóc tốt người bệnh để phòng ngừa các biến chứng do suy yếu sức khỏe. Một số người đề nghị sử dụng vitamin liều cao, nhất là vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, giải pháp này chưa có chứng cứ khoa học về hiệu quả của nó.

Bài viết cùng chuyên mục

Khái niệm chung về biện pháp tránh thai tự nhiên

Ưu điểm chung của các biện pháp này là do không dùng thuốc cũng như không đưa bất kỳ dị vật nào vào cơ thể nên không có vấn đề chống chỉ định hoặc các phản ứng phụ liên quan đến sức khỏe và đời sống.

Thực hành chẩn đoán và điều trị lang ben

Dùng thuốc bôi tại chỗ có chứa selen sulfur, chẳng hạn như Selsun. Trước tiên, vệ sinh toàn thân bằng cách tắm sạch với dung dịch tẩy rửa Mercryl Laurylé.

Thực hành chẩn đoán và điều trị giao hợp đau

Giao hợp đau có thể do người phụ nữ bị khô âm đạo, thiếu chất nhờn làm cho việc giao hợp khó khăn và dễ gây đau, thường gặp nhất là sau giai đoạn mãn kinh.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau lưng khi mang thai

Hướng dẫn người bệnh về những tư thế đúng, tránh việc ưỡn cột sống vào lúc đứng cũng như lúc ngồi, có thể dùng một vật đỡ phía sau lưng có tính đàn hồi.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ho ra máu

Chẩn đoán phân biệt các nguồn chảy máu khác nhau, chẳng hạn như họng có thể chảy máu nếu khám thấy amiđan bị viêm. Kiểm tra lồng ngực để phát hiện viêm phổi hay viêm phế quản.

Thực hành khám thai định kỳ

Yêu cầu của lần thăm khám này là theo dõi sự phát triển bình thường của thai, kiểm tra sự thích nghi và các vấn đề sức khỏe của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai.

Thực hành chẩn đoán có thai

Sau khi có thai, người phụ nữ thường cảm thấy hai vú to dần lên, căng tức. Các hạt nhỏ ở quầng vú ngày một nổi rõ lên hơn như hạt tấm. Núm vú và quầng vú trước đây màu hồng.

Thuốc tránh thai dạng tiêm và cấy dưới da

Loại thuốc thường dùng là Dépo-Provéra, mỗi lần tiêm một mũi 3 ml (có chứa 150mg médroxyprogestérone acetate, tiêm bắp thịt sâu, không được tiêm tĩnh mạch), 3 tháng tiêm một lần.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tai biến mạch não

Nghẽn mạch, hay thuyên tắc mạch, là tình trạng tắc nghẽn do một khối (thường là cục máu đông) trong động mạch não.

Thực hành chẩn đoán và điều trị cường giáp

Nếu mức T4 tự do là bình thường, có thể cần tiếp tục đo mức T4 (triiodothyronine) tự do để chẩn đoán chứng nhiễm độc T4.

Thực hành chẩn đoán và điều trị vảy nến

Bệnh thường xuất hiện ở những người trong cùng một gia đình. Thống kê cho biết nếu cha hoặc mẹ đã bị bệnh vảy nến thì con cái có khoảng 25% nguy cơ sẽ mắc căn bệnh này.

Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt sau sinh

Viêm nội mạc tử cung, thường kèm theo dịch thải có mùi hôi và đau bụng dưới, cần đưa vào bệnh viện để nạo tử cung và điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Thực hành chẩn đoán và điều trị Rubella

Bệnh rubella, hay rubeon, trước đây thường được xem như một dạng sởi nên vẫn gọi là bệnh sởi Đức (German measles), là một bệnh truyền nhiễm nhẹ, có thể gây ra những vùng ban đỏ và làm sưng phồng các hạch bạch huyết.

Thực hành chẩn đoán và điều trị vô sinh

Dịch nhầy ở cổ tử cung có kháng thể diệt hoặc làm bất động tinh trùng. Trong một số trường hợp, dịch nhầy cổ tử cung quá đậm đặc đến mức tinh trùng không thể di chuyển qua đó được.

Thực hành chẩn đoán và điều trị béo phì

Không nên yêu cầu giảm cân quá nhanh. Với chế độ ăn uống cung cấp không quá 1000 calori mỗi ngày, người bệnh có thể hy vọng giảm cân từ 0,5 – 1kg mỗi tuần.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mãn kinh

Phần lớn phụ nữ khi mãn kinh xảy ra triệu chứng khô âm đạo. Sự suy giảm estrogen làm cho lớp niêm mạc âm đạo bị teo mỏng, âm đạo dễ nhiễm trùng và đau khi giao hợp.

Thực hành chẩn đoán và điều trị trầm cảm sau sinh

Các yếu tố tình cảm, tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự trầm cảm. Người bệnh cần được gần gũi, chia sẻ tình cảm, có cơ hội để bộc lộ những suy nghĩ, tâm sự riêng tư.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nôn khi mang thai

Trong những trường hợp bất thường, khi nôn rất nghiêm trọng có thể làm suy yếu sức khỏe, mất nước... cần cân nhắc việc chuyển bệnh nhân đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm mũi dị ứng

Tác nhân gây dị ứng không giống nhau ở mỗi người, nên việc người bệnh xác định được tác nhân gây dị ứng là rất quan trọng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh sởi

Trẻ em dưới 8 tháng tuổi rất hiếm khi mắc bệnh sởi, nhờ có kháng thể nhận được từ sữa mẹ. Vì thế, nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một cách bảo vệ trẻ chống lại bệnh này.

Thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ trước tuổi đi học

Kiểm tra sự phát triển bình thường của thị giác, thính giác, khả năng sử dụng ngôn ngữ và năng lực ứng xử, giao tiếp của trẻ.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Cơ chế lây bệnh vẫn chưa được rõ lắm, nhưng vi khuẩn có thể lan truyền dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp như hôn môi, hoặc qua nước bọt của bệnh nhân.

Thực hành phát hiện sớm ung thư vú

Sự khác biệt bất thường về kích thước và hình dạng của 2 vú, lưu ý là vú bên thuận tay, chẳng hạn tay phải, thường hơi lớn hơn một chút, điều này không có gì bất thường.

Tránh thai bằng tính vòng kinh

Sau khi trứng rụng, thân nhiệt người phụ nữ tăng cao hơn bình thường khoảng 0,3 – 0,50C và duy trì sự gia tăng này cho đến khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp.

Thực hành chẩn đoán và điều trị lẹo mắt

Khi chỗ sưng đã nhọn đầu, có thể nhổ sợi lông có chân bị nhiễm trùng, ép nhẹ cho mủ chảy ra sẽ giúp người bệnh giảm sưng đau.