Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn trứng cá

2012-11-13 08:39 PM

Đừng cố nặn sạch các mụn nổi trên da mặt. Thực tế thì việc này chẳng giúp làm bớt mụn đi chút nào, mà còn có thể tạo thành những vết sẹo lẽ ra không có.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mụn trứng cá là tình trạng các mụn nhỏ nổi lên trên bề mặt da, thường là da mặt, và thường xuất hiện nhiều nhất ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, đôi khi mụn cũng xuất hiện ở cả những người trưởng thành, thậm chí cả ở tuổi trung niên nữa. Đối với hầu hết mọi người, mụn trứng cá – đặc biệt là trên da mặt – không phải là một vấn đề sức khỏe, mà là vấn đề thẩm mỹ, gây khó chịu trong giao tiếp. Các bạn trẻ thường không được thoải mái khi đến dự một tiệc vui với khuôn mặt đầy mụn không biết làm sao để che giấu.

Nguyên nhân

Mụn trứng cá xuất hiện khi các tuyến bài tiết chất nhờn nhỏ li ti trên da bị ngẽn lại vì một lý do nào đó. Các tuyến bài tiết này (sebaceous gland) có chức năng tiết ra một loại chất nhờn đặc biệt giúp cho da trơn láng, bảo vệ tế bào da và giảm bớt độ bám của bụi bẩn vào da, giữ cho da có một độ ẩm thích hợp và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.

Đôi khi, các tuyến bài tiết này làm việc không bình thường. Chúng tiết ra lượng chất nhờn nhiều hơn mức độ mà các ống dẫn có thể chuyển tải ra bề mặt của da. Khi ấy, lượng chất nhờn sẽ tích tụ dần dần dưới da và hình thành những mụn nổi lên bề mặt da.

Sau đó, một số xác tế bào chết lẫn vào trong lượng chất nhờn tích tụ vừa nói trên, tạo thành một hỗn hợp phức tạp hơn, hình thành những mụn nổi có độ cứng, ta thường gọi là “cội mụn”. Khi những cội này vẫn còn dưới da, chúng là những mụn trắng. Khi lớn dần lên và trồi ra bên ngoài bề mặt của da, chúng tạo thành các mụn đen. Màu đen của những mụn này là do sự tích tụ của một loại sắc tố có màu sẫm (melanin). Chính sắc tố này là tác nhân tạo thành màu da cũng như các vết sậm màu khi da bị phơi dưới nắng nóng.

Các nguyên nhân thúc đẩy tiến trình hình thành mụn trứng cá:

Yếu tố di truyền: mụn có khuynh hướng xuất hiện ở những người trong cùng một gia đình. Hay nói khác đi, nếu cha mẹ trước đây đã từng bị mụn rất nhiều, con cái sẽ có nhiều nguy cơ nổi mụn hơn.

Yếu tố tuổi tác và giới tính: Các em gái thông thường bắt đầu có những mụn nổi từ khoảng 11 tuổi, trong khi các em trai thường bắt đầu ở tuổi 13. Vào độ tuổi này, cơ thể bắt đầu sản sinh ra một lượng lớn nội tiết tố có tên là androgen, tác động vào các tuyến bài tiết chất nhờn, làm cho chúng tiết ra lượng chất nhờn vượt quá mức thông thường, thúc đẩy tiến trình hình thành những mụn nổi trên da mặt. Mức độ sản sinh nội tiết tố androgen ở các em trai cao gấp 10 lần so với các em gái. Vì thế, mụn thường xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ.

Tiếp xúc với một số loại dầu nhờn công nghiệp hoặc hóa chất, các loại kem trang điểm hoặc xà phòng, dầu gội...

Tâm lý căng thẳng, nhiều lo lắng hay hờn giận cũng thúc đẩy sự phát triển của mụn, có thể là thông qua sự tác động đến sự tiết chất nhờn.

Một số thức ăn như sô-cô-la, các món ăn chiên dầu hoặc thức uống như sô-đa, cà phê... được cho là có thể thúc đẩy sự phát triển của mụn.

Một vài loại thuốc, chẳng hạn như các loại thuốc ngừa thai, có thể có tác dụng phụ làm cho mụn phát triển nhanh.

Đối với phụ nữ, mụn thường phát triển nhiều hơn trong các giai đoạn trước và trong thời kỳ có kinh nguyệt.

Chẩn đoán

Cần chẩn đoán phân biệt hai loại mụn:

Mụn lành tính không gây viêm (noninflammatory acne), là loại mụn thường gặp nhất. Loại mụn này thường không làm biến dạng da mặt, chỉ xuất hiệnthành từng cụm, mỗi cụm chừng đôi ba mụn nhỏ, thỉnh thoảng nổi lên trên da mặt rồi tự biến mất, không để lại dấu vết gì.

Mụn có khả năng gây viêm da (inflammatory acne), ít gặp hơn, thường liên tục phát triển thành những vùng rộng trên da mặt, trên cổ, trên lưng, và thậm chí cả ở vùng bụng dưới gần cơ quan sinh dục. Loại mụn này có một ít mủ vàng đục bên trong mụn, có thể để lại một vết sẹo nhỏ trên da sau khi khỏi.

Điều trị

Rất hiếm khi phải dùng đến thuốc men. Thường thì chỉ cần hướng dẫn bệnh nhân một số những hiểu biết thích hợp để có thể làm giảm nhẹ sự phát triển của mụn:

Rửa mặt bằng xà phòng mỗi ngày một hoặc hai lần. Tránh dùng các loại xà phòng thơm, đặc biệt là xà phòng khử mùi mạnh, vì sẽ làm mất đi lớp dầu nhờn bảo vệ da mặt. Nên dùng các loại xà phòng khử trùng nhẹ. Làm sạch da mặt một cách thật nhẹ nhàng, không chà xát mạnh. Thường thì việc chà xát mạnh chính là một trong các nguyên nhân làm cho mụn phát triển nhanh hơn.

Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại mỹ phẩm dùng cho da mặt. Nhiều loại mỹ phẩm khi bôi lên thường làm bít các lỗ nhỏ li ti trên da mặt, và vì thế đẩy nhanh tiến trình tạo ra mụn. Nếu bắt buộc phải sử dụng trong một thời gian ngắn thì nên chọn những loại có dạng nước tốt hơn là những loại dạng kem hoặc chất dầu. Lớp mỹ phẩm dùng trên da mặt càng mỏng càng tốt, vì chúng sẽ để cho da bài tiết được tốt hơn. Ngay sau khi dùng, nhớ rửa sạch da mặt với xà phòng và nước.

Đừng cố nặn sạch các mụn nổi trên da mặt. Thực tế thì việc này chẳng giúp làm bớt mụn đi chút nào, mà còn có thể tạo thành những vết sẹo lẽ ra không có.

Trong các tư thế ngồi xem ti-vi, đọc sách, hoặc học bài, tránh cách ngồi chống tay lên cằm hoặc tựa khuôn mặt lên bất cứ một phần nào đó của cánh tay. Những tư thế này ngăn cản sự bài tiết thông thoáng của da mặt, tạo điều kiện phát sinh mụn dễ dàng hơn.

Tránh những thức ăn chiên dầu, nhiều chất béo hoặc thức uống có chứa sô-cô-la, caffein.

Uống nhiều nước, có thể đến 7 hoặc 8 ly lớn mỗi ngày. Lượng nước thừa đưa vào cơ thể sẽ giúp làm sạch mọi thứ, ngăn ngừa tiến trình hình thành mụn.

Nếu xác định việc phát triển mụn là do tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó, có thể xem xét việc thay thế dùng một loại thuốc khác. Các loại kem trị mụn thường là những hợp chất có chứa benzoyl peroxid, sulfur hay acid salicylic, có thể được sử dụng hữu hiệu trong việc làm giảm tiến trình hình thành mụn.

Giảm nhẹ mọi lo lắng, căng thẳng về tâm lý bằng các biện pháp khác nhau như thay đổi sinh hoạt hằng ngày, tham gia các hoạt động xã hội... Tuy nhiên, cách tốt hơn vẫn là ngăn ngừa hoặc tránh né các nguyên nhân gây ra lo lắng hay căng thẳng.

Trong những trường hợp cần thiết phải dùng đến thuốc, có thể sử dụng

Acid azelaic có tác dụng kháng khuẩn đồng thời cũng giúp làm bong lớp da bị sừng hóa.

Các trường hợp hợp viêm da nặng có thể cần dùng đến kháng sinh dạng viên uống, có thể dùng Oxytetracyclin 500mg hoặc Erythromycin 500mg, mỗi ngày 2 lần. Điều trị trong 3 tháng, sau đó giảm liều còn 250mg, mỗi ngày 2 lần. Cả 2 loại kháng sinh này đều có thể tăng liều đến 1000mg nếu cần thiết. Các loại kháng sinh như minocyclin và doxycyclin đắt tiền hơn nhưng có ưu điểm là ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn và dùng liều thấp hơn (100 – 200mg/ngày).

Benzoyl peroxid (CH O) nồng độ 1% đến 10%.

Nên khởi đầu với chế phẩm có nồng độ thấp.

Thuốc bôi tại chỗ có chứa acid retinoid, chẳng hạn như Trétinoin Kéfran, bôi thuốc mỗi ngày 1 lần.

Có thể dùng kết hợp. Nếu sau 4 tuần điều trị bằng benzoyl peroxid không thấy hiệu quả, có thể dùng thêm Trétinoin Kéfran. Cả 2 loại đều được bôi lên da mỗi ngày 1 lần, nhưng vào 2 thời điểm khác nhau. (Chẳng hạn như một loại vào buổi sáng và loại kia vào buổi chiều.) Hai loại thuốc này đặc biệt hiệu quả với loại mụn lành tính không gây viêm (noninflammatory acne).

Thuốc kháng sinh dạng bôi tại chỗ như clindamycin, erythromycin hay tetracyclin được sử dụng với loại mụn gây viêm da (inflammatory acne).

Đối với các bệnh nhân dùng viên uống tránh thai kết hợp, cần chú ý những điểm sau đây

Nếu đang điều trị bằng kháng sinh dài ngày, có thể bắt đầu dùng viên uống tránh thai kết hợp mà không cần thêm biện pháp tránh thai nào khác.

Nếu đang dùng viên uống tránh thai kết hợp và mới bắt đầu điều trị bằng kháng sinh, hoặc chuyển sang điều trị bằng một loại kháng sinh khác, cần sử dụng thêm một biện pháp tránh thai khác trong vòng 2 tuần.

Mụn trứng cá đỏ

Mụn trứng cá đỏ có biểu hiện đặc trưng kéo dài là làm cho da mặt ửng đỏ, trơn bóng, nhất là hai vùng má vàgiữa trán, có thể có những mụn đỏ và có mủ. Mụn trứng cá đỏ thường xuất hiện ở phụ nữ vào độ tuổi trung niên.

Điều trị dài ngày với kháng sinh oxytetracyclin 250mg, mỗi ngày 2 lần. Giảm dần đến liều duy trì 250mg mỗi ngày.

Metronidazol dạng bôi ngoài da có thể dùng mỗi ngày 2 lần.

Không bôi các loại steroid vì sẽ làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành chẩn đoán và điều trị chấy

Thuốc gội đầu có chứa malathion hay carbaryl đều có hiệu quả tốt. Bôi thuốc lên đầu, để yên khoảng 12 giờ rồi gội sạch. Có thể dùng lược răng dày để chải sạch xác chấy và trứng sau khi gội.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ít ham muốn tình dục

Ít ham muốn tình dục có thể là dấu hiệu của một sức khỏe không tốt hoặc đang suy nhược, có thể đang có một hoặc nhiều bệnh lý tiềm ẩn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn cóc

Liệu pháp lạnh với nitơ lỏng có thể được dùng cho những mụn cóc không đáp ứng với thuốc bôi. Phương pháp điều trị này gây đau nhiều nên không hợp với trẻ em.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ra máu sau khi sinh

Nếu ra máu nhiều, nhất là có các cục máu đông, hoặc kèm theo sốt cao, cần chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa. Có thể cần siêu âm để quyết định việc nạo tử cung.

Thực hành chẩn đoán và điều trị thủy đậu

Virus gây bệnh lây truyền qua môi trường không khí, do người bệnh đưa vào khi ho, hắt hơi... Tiếp xúc trực tiếp như cầm nắm các vật dụng có virus bám vào cũng có thể bị lây bệnh.

Tránh thai bằng tính vòng kinh

Sau khi trứng rụng, thân nhiệt người phụ nữ tăng cao hơn bình thường khoảng 0,3 – 0,50C và duy trì sự gia tăng này cho đến khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp.

Thực hành chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu

Sỏi thường xuất hiện trong những trường hợp có dấu hiệu mất nước nhẹ, có lẽ do độ đậm đặc của nước tiểu gia tăng.

Thực hành chăm sóc trẻ khóc nhiều và thất thường

Bế trẻ lên vai và đi lại trong nhà một lúc có thể làm cho trẻ bớt khóc. Xoa bàn tay trên lưng hoặc trên bụng đôi khi cũng có thể tạm thời làm cho trẻ nín khóc.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đái dầm

Không nên rầy la hoặc làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ vì đái dầm. Điều này tạo ra tâm lý mặc cảm, lo sợ và càng làm cho trẻ mất tự tin, càng làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ợ nóng khi mang thai

Hiện tượng này xảy ra một cách hoàn toàn tự nhiên khi mang thai, do sự lớn lên của thai gây chèn ép thể tích vùng bụng, làm cho cơ vòng giữa thực quản và dạ dày không thể đóng kín lại.

Khái niệm về các biện pháp tránh thai

Biện pháp tránh thai thích hợp là biện pháp không gây khó khăn nhiều trong việc sử dụng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày cũng như hoạt động tình dục của người sử dụng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị giảm thị lực

Các trường hợp giảm thị lực đột ngột có thể là triệu chứng của một số bệnh như trình bày dưới đây, nhưng cũng có thể là bệnh của mắt như trong trường hợp tăng nhãn áp cấp tính.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể thường xuất hiện ở cả hai mắt nhưng không đều nhau, thường là một mắt tiến triển nặng hơn cần xử trí trước.

Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh run

Các trường hợp không có nguyên nhân bệnh lý không cần điều trị. Để giảm cơn run tạm thời, có thể cho bệnh nhân uống một ít rượu hoặc thuốc chẹn beta.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nhược giáp

Nhược giáp có thể là một bệnh tự miễn, do cơ thể tạo kháng thể chống lại tuyến giáp, làm giảm sản xuất nội tiết tố, chẳng hạn như trong trường hợp viêm tuyến giáp Hashimoto.

Viên uống tránh thai đơn thuần

Những phụ nữ cảm thấy khó chịu do các tác dụng phụ của estrogen trong viên kết hợp, chẳng hạn như phù nề do ứ nước, tăng cân theo chu kỳ, đau đầu, nám da.

Thực hành chẩn đoán và điều trị vô sinh

Dịch nhầy ở cổ tử cung có kháng thể diệt hoặc làm bất động tinh trùng. Trong một số trường hợp, dịch nhầy cổ tử cung quá đậm đặc đến mức tinh trùng không thể di chuyển qua đó được.

Thực hành chẩn đoán và điều trị suy tim

Sưng mắt cá chân và cẳng chân thường gặp ở suy tim phải, kèm theo là gan to và chướng hơi trong ruột (đầy bụng) gây khó chịu, khó tiêu.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nghẹt mũi

Ở người lớn thường có dấu hiệu khó thở khi ngủ, làm cho giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm, khiến người bệnh thường ngủ nhiều vào ban ngày.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chàm

Chàm (eczema) là tình trạng viêm da, thường gây ngứa, đôi khi làm da bong vảy, bọng nước. Có nhiều loại viêm da khác nhau như viêm da tiết bã nhờn, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng.

Thực hành chăm sóc trẻ ỉa đùn

Những trường hợp khó điều trị có thể đòi hỏi dùng xi-rô senna thời gian dài với liều giảm dần để tăng phản xạ dạ dày-ruột.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng lipid máu

Cao cholesterol là nguy cơ chính trong sự phát triển bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch. Vì thế, khi theo dõi các loại bệnh này, cần lưu ý đến nồng độ cholesterol trong máu người bệnh.

Triệt sản kế hoạch hóa gia đình

Sau phẫu thuật, hoạt động phóng tinh vẫn xảy ra như bình thường, nhưng trong tinh dịch không có tinh trùng, vì tinh trùng không thể đi qua ống dẫn tinh nên được tinh hoàn hấp thụ trở lại.

Thực hành chẩn đoán và điều trị vảy nến

Bệnh thường xuất hiện ở những người trong cùng một gia đình. Thống kê cho biết nếu cha hoặc mẹ đã bị bệnh vảy nến thì con cái có khoảng 25% nguy cơ sẽ mắc căn bệnh này.

Thực hành nuôi con bằng sữa bình

Khi trẻ đã làm quen với một loại sữa được chọn, nên hạn chế thay đổi nếu không có lý do thực sự cần thiết.