Thực hành chẩn đoán và điều trị khàn tiếng

2012-11-14 10:38 PM

Do cố gắng nói nhiều, nói to liên tục trong một thời gian, làm căng quá mức các cơ nhỏ của thanh quản, chẳng hạn như những người diễn thuyết.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Khàn tiếng, hoặc đôi khi mất tiếng (hay tắt tiếng), là triệu chứng rất thường gặp đi kèm với các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bệnh nhân bị thay đổi tiếng nói, phát âm rất khó khăn, tiếng nói thều thào khó nghe và đôi khi không còn phát ra tiếng nói được nữa. Khàn tiếng thường chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn và sẽ tự khỏi, nhưng đôi khi cũng kéo dài dai dẳng nếu nguyên nhân gây khàn tiếng là những bệnh nghiêm trọng chưa được điều trị.

Nguyên nhân

Do cố gắng nói nhiều, nói to liên tục trong một thời gian, làm căng quá mức các cơ nhỏ của thanh quản, chẳng hạn như những người diễn thuyết, giáo viên, ca sĩ... sau những buổi làm việc kéo dài và nỗ lực quá sức.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên, cảm lạnh, viêm họng... dẫn đến viêm thanh quản cấp tính làm tổn thương dây thanh âm trong thanh quản.

Viêm phế quản mạn tính.

Thanh quản bị kích thích nhiều và thường xuyên do hút thuốc, uống rượu quá nhiều.

Lệch vách ngăn mũi, viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang làm dịch nhầy đi vào thanh quản và gây kích thíchPolíp dây thanh âm.

Giảm năng tuyến giáp, do có sự tân tạo mô trên dây thanh âm.

Bệnh bạch hầu (ở trẻ em), do viêm làm hẹp đường thở.

Trường hợp rất hiếm gặp là ung thư thanh quản.

Chẩn đoán

Chú ý các triệu chứng đi kèm để xác định nguyên nhân. Nếu khàn tiếng kéo dài, nên chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa để kịp thời phát hiện các nguyên nhân nghiêm trọng nếu có. Các xét nghiệm sau đây thường cần thiết trong chẩn đoán nguyên nhân gây khàn tiếng:

Làm công thức máu toàn bộ.

Chụp X quang lồng ngực.

Kiểm tra chức năng gan.

Các trường hợp khàn tiếng kéo dài trên 3 tuần không rõ nguyên nhân cần được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa để có đủ điều kiện chẩn đoán loại trừ khả năng ung thư thanh quản (thường phải soi thanh quản).

Điều trị

Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây khàn tiếng được xác định.

Trong hầu hết các trường hợp, dây thanh luôn cần được nghỉ ngơi, vì thế nên khuyên người bệnh ít nói hoặc không nói trong một thời gian. Nếu chỉ khàn tiếng do dây thanh đã làm việc quá nhiều thì đây là biện pháp duy nhất cần áp dụng.

Khuyên bệnh nhân ngừng hoặc hạn chế việc hút thuốc, uống rượu.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị