- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Khái niệm về các biện pháp tránh thai
Khái niệm về các biện pháp tránh thai
Biện pháp tránh thai thích hợp là biện pháp không gây khó khăn nhiều trong việc sử dụng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày cũng như hoạt động tình dục của người sử dụng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Các biện pháp tránh thai là những biện pháp nhằm mục đích kiểm soát sự thụ tinh để tránh sự có thai ngoài ý muốn sau giao hợp. Có nhiều biện pháp tránh thai khác nhau, mỗi biện pháp có thể phù hợp với một số người nhất định nhưng lại có thể không phù hợp với những người khác. Ngoài ra, sự kết hợp đồng thời 2 hay nhiều biện pháp đôi khi cũng được áp dụng để gia tăng hiệu quả của việc tránh thai. Nói chung, việc chọn lựa biện pháp tránh thai thường dựa vào các yếu tố sau đây:
An toàn: Biện pháp tránh thai được lựa chọn phải đảm bảo tính an toàn, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Một biện pháp có thể an toàn với người này nhưng lại gây ra tác dụng phụ không thể chấp nhận được ở một người khác. Vì thế, cần phải có sự lựa chọn thích hợp.
Hiệu quả: Trong thực tế mỗi biện pháp tránh thai đều có những giới hạn nhất định về mặt hiệu quả. Hầu như chưa có biện pháp nào đạt hiệu quả 100%. Tỷ lệ thất bại của mỗi biện pháp tránh thai có thể khác nhau, và tỷ lệ này cũng khác nhau ở mỗi người. Do đó, cần chọn lựa biện pháp thích hợp tùy theo từng đối tượng, phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp...
Không có tác dụng vĩnh viễn: Trừ các trường hợp triệt sản, hầu hết những người sử dụng các biện pháp tránh thai đều chỉ nhằm mục đích tránh thai tạm thời trong những thời gian nhất định, chẳng hạn như chỉ để gia tăng khoảng cách giữa 2 lần sinh con. Khi muốn có con, các biện pháp tránh thai sẽ được ngừng lại. Vì thế, một biện pháp tránh thai thích hợp không nên ảnh hưởng đến khả năng có thai của người sử dụng trong một thời gian quá dài sau khi ngừng sử dụng.
Dễ sử dụng: Biện pháp tránh thai thích hợp là biện pháp không gây khó khăn nhiều trong việc sử dụng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày cũng như hoạt động tình dục của người sử dụng.
Các biện pháp tránh thai hiện đang được sử dụng thường rất khó đáp ứng được một cách lý tưởng cả 4 yêu cầu trên. Tuy nhiên, mỗi biện pháp có một số mặt ưu điểm nhất định và có thể là phù hợp với một số đối tượng. Việc tư vấn để người sử dụng chọn lựa biện pháp tránh thai thích hợp thường cần chỉ rõ những ưu nhược điểm của từng biện pháp cũng như xem xét các yếu tố thích hợp đối với từng đối tượng khác nhau, chẳng hạn như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp... Việc kết hợp sử dụng đồng thời 2 hay nhiều biện pháp tránh thai có thể là cần thiết để nâng cao tính hiệu quả.
Các biện pháp tránh thai phổ biến nhất hiện nay gồm có: viên uống tránh thai kết hợp, viên uống tránh thai progestogen đơn thuần, progestogen dạng tiêm và dạng cấy dưới da, dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung (đặt vòng), màng ngăn âm đạo, bao cao su, tránh thai tự nhiên dựa vào chu kỳ rụng trứng, xuất tinh ngoài âm đạo... Ngoài ra còn có các biện pháp triệt sản có thể được áp dụng ở nam giới hoặc nữ giới nếu như không có nhu cầu sinh con lần nữa.
Hầu hết các biện pháp ngừa thai đang được chọn sử dụng rộng rãi đều có hiệu quả tránh thai cao. Tuy nhiên, một thực tế là các trường hợp thất bại (có thai trong thời gian đang sử dụng một biện pháp ngừa thai) thường cao hơn nhiều so với được thừa nhận trên lý thuyết. Điều này thường xuất phát phần lớn từ sự thiếu hiểu biết của người sử dụng, không vận dụng một cách thích hợp hoặc không tuân thủ những chỉ dẫn chuyên môn. Tránh thai là một yêu cầu liên tục và lâu dài, vì thế mà mọi sơ sót của người sử dụng, dù chỉ một hai lần, cũng đều phải trả giá. Những kiến thức tổng quát sau đây về các biện pháp tránh thai, cũng như các chỉ dẫn thiết thực cho từng biện pháp, hy vọng sẽ giúp ích phần nào cho những người có nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị HIV, AIDS
Tiếp theo là giai đoạn toàn phát của bệnh AIDS, với đặc trưng là nguy cơ nhiễm trùng tăng cao bất thường do số lượng tế bào CD4 trong máu tiếp tục giảm thấp.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ban đỏ nhiễm khuẩn
Hai gò má nổi lên những vùng đỏ, tương phản với một vùng tái nhợt xung quanh miệng. Vì thế, bệnh này còn được gọi là bệnh đỏ má (slapped cheek disease).
Thực hành chẩn đoán và điều trị rụng tóc
Do yếu tố di truyền, thường là hiện tượng rụng tóc cả vùng gây hói, khởi đầu từ hai bên thái dương, vùng trán rồi lan rộng dần. Thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
Sưng hạch bạch huyết vùng cổ
Nếu không thể chẩn đoán phân biệt, tiếp tục theo dõi trong khoảng từ 4 đến 6 tuần để có thêm các triệu chứng giúp chẩn đoán phân biệt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị rối loạn tiêu hóa
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng và tìm hiểu về nếp sinh hoạt, chế độ ăn uống của bệnh nhân để phát hiện và xác định nguyên nhân.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chất tiết từ tai
Viêm tai giữa được điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng uống, liên tục trong khoảng 7 đến 10 ngày, kèm theo với thuốc giảm đau như paracetamol.
Chảy máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh hoặc sau giao hợp
Phụ nữ trên 40 tuổi luôn cần được khám chuyên khoa, trừ khi triệu chứng chảy máu đã được giải quyết sau khi loại trừ một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn như polyp.
Thực hành chẩn đoán có thai
Sau khi có thai, người phụ nữ thường cảm thấy hai vú to dần lên, căng tức. Các hạt nhỏ ở quầng vú ngày một nổi rõ lên hơn như hạt tấm. Núm vú và quầng vú trước đây màu hồng.
Thực hành dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung
Trong khoảng 6 tuần sau khi đặt vòng tránh thai, vẫn phải áp dụng thêm một biện pháp tránh thai khác để đảm bảo an toàn, vì hiệu quả tránh thai chưa được phát huy trong thời gian này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hen phế quản (suyễn)
Khi có cơn khó thở lặp lại trên hai lần kèm theo dấu hiệu thở khò khè hoặc ho khan và bệnh nhân đáp ứng tốt với các tác nhân làm giãn phế quản, có thể nghĩ đến hen phế quản.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm gan C
Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 7 – 8 tuần sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Sau đó, khoảng 30% số người bị nhiễm HCV có thể cảm thấy hơi khó chịu như bị cảm cúm nhẹ.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ợ nóng khi mang thai
Hiện tượng này xảy ra một cách hoàn toàn tự nhiên khi mang thai, do sự lớn lên của thai gây chèn ép thể tích vùng bụng, làm cho cơ vòng giữa thực quản và dạ dày không thể đóng kín lại.
Thực hành chẩn đoán và điều trị loét đường tiêu hóa
Loét do vi khuẩn H. pylori: là tất cả những trường hợp loét đường tiêu hóa mà xét nghiệm cho thấy có sự hiện diện của loại vi khuẩn này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt sau sinh
Viêm nội mạc tử cung, thường kèm theo dịch thải có mùi hôi và đau bụng dưới, cần đưa vào bệnh viện để nạo tử cung và điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
Cơ chế lây bệnh vẫn chưa được rõ lắm, nhưng vi khuẩn có thể lan truyền dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp như hôn môi, hoặc qua nước bọt của bệnh nhân.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chân đau cách hồi
Để xác định xơ vữa động mạch, cho kiểm tra: huyết áp, cholesterol trong máu, lượng đường trong máu, điện tâm đồ (ECG).
Thực hành chẩn đoán và điều trị ho
Ho kèm theo đau ngực có thể gặp khi viêm màng phổi trong bệnh viêm phổi, hoặc tràn khí màng phổi, nghẽn mạch phổi. Có thể kèm theo sốt hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị zona
Ban zona thường tự khỏi sau vài tuần, không có biến chứng gì. Khoảng 50% số người bị bệnh zona sau tuổi 60 có thể bị đau và dễ kích thích ở vùng da bị bệnh, kéo dài đến 6 tháng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau họng
Dựa vào thời gian của các triệu chứng. Hầu hết các trường hợp đau họng do nhiễm cấp tính liên cầu khuẩn và virus đều sẽ giảm trong vòng 5 đến 7 ngày.
Thực hành chẩn đoán và điều trị vàng da trẻ sơ sinh
Vàng da tiếp tục tồn tại sau 10 ngày tuổi (14 ngày ở trẻ sinh non) là dấu hiệu không bình thường và phải được chuyển ngay đến chuyên khoa để chẩn đoán.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tinh hồng nhiệt
Bệnh tinh hồng nhiệt là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, còn được gọi là bệnh ban đỏ. Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Đặc trưng của bệnh là những vùng đỏ trên da.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn cóc
Liệu pháp lạnh với nitơ lỏng có thể được dùng cho những mụn cóc không đáp ứng với thuốc bôi. Phương pháp điều trị này gây đau nhiều nên không hợp với trẻ em.
Thực hành chăm sóc hăm tã trẻ em
Giữ tã khô bằng cách thay tã cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ làm ướt tã, tránh không để da trẻ phải tiếp xúc quá lâu với nước tiểu.
Thực hành cho trẻ ăn dặm và cai sữa
Trong vài tuần lễ đầu tiên, chỉ cần giúp trẻ làm quen với dạng thức ăn và việc ăn bằng muỗng. Lượng thức ăn rất ít, xem như không cần thiết cung cấp dinh dưỡng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị quai bị
Trong thời gian 1 tuần trước khi bắt đầu có triệu chứng bệnh cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh, người bệnh có thể gây lây bệnh cho những ai tiếp xúc, gần gũi với họ.