- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt rét
Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt rét
Plasmodium malariae cũng xuất hiện ở cả những vùng khí hậu nhiệt đới và khí hậu ôn đới, nhưng với mức độ ít hơn so với Plasmodium vivax.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bệnh sốt rét (malaria) là một bệnh nhiễm ký sinh trùng lây lan qua vật chủ trung gian là muỗi Anophele khi loài muỗi này chích hút máu của người bệnh và sau đó chích vào cơ thể những người khỏe mạnh. Trước đây, sốt rét là một bệnh khá phổ biến ở khắp nơi, nhưng ngày nay thì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận khoảng 100 quốc gia chịu ảnh hưởng đáng kể của bệnh này. Hầu hết là thuộc các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á và một phần châu Phi. Tại Bắc Mỹ, đợt bùng phát cuối cùng của bệnh sốt rét được ghi nhận vào thập niên 1880. Từ đó đến nay, sốt rét không còn là bệnh phổ biến ở vùng này nữa.
Mỗi năm, trên toàn thế giới có khoảng hơn 300 triệu trường hợp mắc bệnh sốt rét được ghi nhận, và trong số này thì có khoảng 1,5 triệu trường hợp tử vong vì sốt rét. Vì thế, nhìn chung thì bệnh sốt rét vẫn còn là một trong những mối lo ngại lớn của toàn nhân loại, đặc biệt là ở các nước chậm phát triển.
Ký sinh trùng gây bệnh sốt rét có thể phát triển khả năng kháng thuốc. Vì thế, việc điều trị ngày càng khó khăn hơn khi các loại thuốc hiệu quả trước đây dần dần không còn tác dụng nữa.
Nguyên nhân
Bệnh sốt rét ở người gây ra do bốn loại ký sinh trùng thuộc chủng Plasmodium:
Plasmodium falciparum là loại phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới và lây truyền chủ yếu trong mùa mưa. Đây là loại ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm nhất, chiếm khoảng một nửa số trường hợp mắc bệnh, và chiếm đến 90% số trường hợp tử vong vì bệnh này.
Plasmodium vivax là loại có khả năng lây lan rộng nhất, ở cả những vùng khí hậu nhiệt đới cũng như khí hậu ôn đới.
Plasmodium malariae cũng xuất hiện ở cả những vùng khí hậu nhiệt đới và khí hậu ôn đới, nhưng với mức độ ít hơn so với Plasmodium vivax.
Plasmodium ovale là loại hiếm gặp nhất, chỉ sống được ở vùng nhiệt đới và được tìm thấy chủ yếu ở miền đông châu Phi.
Toàn thế giới có khoảng 390 loại muỗi thuộc chủng Anophele, trong đó có khoảng 60 loại truyền bệnh sốt rét, và thường thì ở mỗi vùng sốt rét chỉ có khoảng một hay hai loại chính làm lây truyền bệnh.
Ký sinh trùng gây bệnh sốt rét trải qua một chu kỳ sinh trưởng khá phức tạp bao gồm một giai đoạn ở muỗi và một giai đoạn ở người:
A. Khi một con muỗi cái Anophele bị nhiễm ký sinh trùng gây bệnh sốt rét, nó sẽ lây nhiễm cho người bị nó chích bằng cách đưa vào máu của người ấy các bào tử (sporozoite) của ký sinh trùng.
B. Các bào tử sau khi vào máu thì theo máu đến cư trú tại gan. Tại đây, chúng sinh sản theo lối vô tính bằng cách tự tách đôi thành 2 tế bào mới dạng amíp tự dưỡng gọi là merozoite.
C. Các merozoite này rời khỏi gan đi vào vòng.
tuần hoàn và bắt đầu xâm nhập vào các tế bào hồng cầu.
D. Trong tế bào hồng cầu, merozoite sinh sản nhanh chóng bằng hình thức phân sinh, làm cho số lượng tăng lên rất nhanh, và cuối cùng chúng làm vỡ tế bào hồng cầu.
E. Khi tế bào hồng cầu vỡ, một số merozoite tiếp tục xâm nhập vào các tế bào hồng cầu khác, trong khi một số khác phát triển trong máu thành các giao bào (gametocyte) có giới tính.
F. Các giao bào giống đực và giao bào giống cái đều sẽ đi vào cơ thể muỗi Anophele khi muỗi chích hút máu người bệnh.
G. Khi đã vào cơ thể muỗi, các giao bào trưởng thành tại đây và bắt đầu sinh sản bằng cách kết hợp giao bào giống cái với giao bào giống đực, tạo thành các hợp tử (zygote).
H. Các hợp tử (zygote) tiếp tục phát triển thành bào tử (sporozoite) và chờ đợi được đưa vào máu người để bắt đầu một chu kỳ sinh sản mới.
Chẩn đoán
Thời gian ủ bệnh thường là khoảng từ 1 – 2 tuần, nhưng cũng có thể kéo dài đến một tháng. Trong trường hợp người nhiễm ký sinh trùng đã dùng thuốc chống sốt rét nhưng không đủ liều để trừ bệnh, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài đến một năm.
Triệu chứng tiêu biểu là những cơn rét run xen kẽ với những lần sốt rất cao, có thể trên 400C. Khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ hàng loạt, chúng thải vào trong máu nhiều chất thải, chất độc... Cơ thể phản ứng tạo thành cơn sốt cao. Vì thế, cơn sốt rét bắt đầu bằng cơn lạnh đột ngột, và không bao lâu sau đó là cơn sốt cao, vã mồ hôi và thân nhiệt hạ xuống rất nhanh. Những cơn sốt rét đầu tiên thường xuất hiện xen kẽ nhau trong khoảng 12 giờ. Sau đó, người bệnh hoàn toàn kiệt sức, thường là nằm liệt tại giường.
Những cơn sốt rét nối tiếp nhau dễ dàng dẫn đến tình trạng thiếu máu nghiêm trọng do tốc độ phá vỡ hồng cầu quá nhanh.
Khoảng cách giữa những cơn sốt rét tùy thuộc vào loại ký sinh trùng gây bệnh. Với các loại Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax, và Plasmodium ovale, thời gian tiêu biểu là khoảng 2 ngày một lần, có nghĩa là 2 cơn sốt rét cách nhau một ngày, dân gian thường gọi là sốt cách nhật. Với sốt rét gây ra do ký sinh trùng Plasmodium malariae, trung bình khoảng 3 ngày bệnh nhân lại lên cơn sốt rét một lần.
Chẩn đoán xác định nhất thiết phải qua xét nghiệm máu, vừa để xác định bệnh, vừa để xác định chính xác loại ký sinh trùng gây bệnh, mới có cơ sở để điều trị hiệu quả. Trong một số trường hợp, kết quả xét nghiệm có thể phát hiện ký sinh trùng gây bệnh sốt rét ngay cả khi người bệnh chưa xuất hiện bất cứ triệu chứng nào.
Nếu các triệu chứng rất rõ nét nhưng xét nghiệm máu cho kết quả âm tính, cần tiếp tục thực hiện nhiều lần nữa. Mẫu máu được lấy khoảng 6 – 12 giờ một lần, cũng có thể chọn lấy vào lúc bệnh nhân đang sốt cao. Kết quả âm tính ở người bệnh sốt rét thường xuất hiện khi người bệnh đã dùng một loại thuốc điều trị sốt rét nào đó.
Điều trị
Chọn dùng một trong các loại thuốc chống sốt rét như Quinin, Chloroquin, Primaquin, Proguanil, Pyrimetamin... Có thể dùng kết hợp khi có dấu hiệu ký sinh trùng đã đề kháng với một loại thuốc nào đó.
Người bệnh cần được chăm sóc tốt để tránh suy sụp sức khỏe. Các trường hợp bệnh nặng có thể cần được truyền máu.
Một số thuốc chống sốt rét được bào chế bằng cách kết hợp hai hay nhiều loại thuốc trong cùng một viên, có thể tăng thêm hiệu quả điều trị và giảm thấp khả năng bị kháng thuốc, chẳng hạn như Fansidar, Aralen, Camoprim, Metakelfin, Daraclor...
Để việc điều trị đạt hiệu quả, nhất thiết phải dùng đúng và đủ liều. Không được ngừng thuốc khi hết sốt, vì ký sinh trùng vẫn chưa bị tiêu diệt hết, do đó khả năng tái phát cao và càng khó điều trị hơn.
Phương án điều trị dự phòng, nghĩa là dùng thuốc khi chưa nhiễm bệnh, được áp dụng với những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao, chẳng hạn như người đi vào vùng sốt rét... Không được dùng thuốc Quinin trong điều trị dự phòng. Các biện pháp phòng ngừa cần được áp dụng triệt để ở những vùng có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh, bao gồm:
Diệt muỗi.
Bảo vệ cơ thể không để cho muỗi chích: mặc quần áo dài, ngủ màn (mùng), hun khói vào buổi chiều...
Dùng thuốc chống sốt rét khi có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chăm sóc trẻ khóc nhiều và thất thường
Bế trẻ lên vai và đi lại trong nhà một lúc có thể làm cho trẻ bớt khóc. Xoa bàn tay trên lưng hoặc trên bụng đôi khi cũng có thể tạm thời làm cho trẻ nín khóc.
Tránh thai bằng tính vòng kinh
Sau khi trứng rụng, thân nhiệt người phụ nữ tăng cao hơn bình thường khoảng 0,3 – 0,50C và duy trì sự gia tăng này cho đến khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chảy máu mũi
Nếu chảy máu mũi xảy ra nhiều lần và có liên quan đến các tác nhân như cao huyết áp, rối loạn đông máu... cần điều trị các bệnh này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị liệt bell
Có thể rút ngắn thời gian hồi phục bằng cách cho dùng prednisolon 40mg mỗi ngày, liên tục trong 1 tuần, sau đó giảm liều thấp dần sao cho sau 3 tuần nữa thì không còn dùng thuốc.
Thực hành cho trẻ ăn dặm và cai sữa
Trong vài tuần lễ đầu tiên, chỉ cần giúp trẻ làm quen với dạng thức ăn và việc ăn bằng muỗng. Lượng thức ăn rất ít, xem như không cần thiết cung cấp dinh dưỡng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể thường xuất hiện ở cả hai mắt nhưng không đều nhau, thường là một mắt tiến triển nặng hơn cần xử trí trước.
Thực hành chẩn đoán và điều trị glucose niệu khi mang thai
Nếu kết quả đo lúc đói > 5,8 mmol/L, hoặc kết quả đo sau đó 2 giờ > 7,8 mmol/L cho thấy hiện tượng tiểu đường thai nghén. Cần đề nghị chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa.
Thực hành khám thai định kỳ
Yêu cầu của lần thăm khám này là theo dõi sự phát triển bình thường của thai, kiểm tra sự thích nghi và các vấn đề sức khỏe của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ra máu sau khi sinh
Nếu ra máu nhiều, nhất là có các cục máu đông, hoặc kèm theo sốt cao, cần chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa. Có thể cần siêu âm để quyết định việc nạo tử cung.
Thực hành chẩn đoán và điều trị thủy đậu
Virus gây bệnh lây truyền qua môi trường không khí, do người bệnh đưa vào khi ho, hắt hơi... Tiếp xúc trực tiếp như cầm nắm các vật dụng có virus bám vào cũng có thể bị lây bệnh.
Kiểm tra tiêm chủng cho trẻ em
Một số liều tiêm chủng gồm 2 mũi tiêm hoặc nhiều hơn, phải được tiêm đủ liều mới có thể phát huy tác dụng bảo vệ trẻ chống lại căn bệnh đó.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim
Nếu có nghi ngờ nhồi máu cơ tim, dù chưa xác định chắc chắn, cần gọi xe cấp cứu ngay trước khi tiếp tục các chẩn đoán xác định.
Kiểm tra sức khỏe tổng quát trẻ sơ sinh
Tìm các dấu hiệu bất thường trong hình dạng hộp sọ có thể nắn sửa, thóp trước đầy lên bất thường có thể gợi ý tràn dịch màng não và cần phải siêu âm chẩn đoán ngay.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau họng
Dựa vào thời gian của các triệu chứng. Hầu hết các trường hợp đau họng do nhiễm cấp tính liên cầu khuẩn và virus đều sẽ giảm trong vòng 5 đến 7 ngày.
Thực hành chẩn đoán và điều trị vảy nến
Bệnh thường xuất hiện ở những người trong cùng một gia đình. Thống kê cho biết nếu cha hoặc mẹ đã bị bệnh vảy nến thì con cái có khoảng 25% nguy cơ sẽ mắc căn bệnh này.
Bệnh học Raynaud và hiện tượng Raynaud
Bệnh Raynaud là một bệnh mạch máu. Khi người bệnh tiếp xúc với môi trường lạnh thì các mạch máu ở đầu ngón tay, ngón chân sẽ co thắt lại gây tím tái đầu ngón, nhất là các đầu ngón tay. Bệnh không rõ nguyên nhân, thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hen phế quản (suyễn)
Khi có cơn khó thở lặp lại trên hai lần kèm theo dấu hiệu thở khò khè hoặc ho khan và bệnh nhân đáp ứng tốt với các tác nhân làm giãn phế quản, có thể nghĩ đến hen phế quản.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nghẹt mũi
Ở người lớn thường có dấu hiệu khó thở khi ngủ, làm cho giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm, khiến người bệnh thường ngủ nhiều vào ban ngày.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau tai
Nếu màng nhĩ sưng đỏ hay đục, có thể nghi ngờ nhiễm trùng tai giữa. Nếu màng nhĩ bình thường, có thể vòi Eustache đã bị nghẽn gây tăng áp lực ở tai giữa.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm gan B
Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 1 – 4 tháng hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào số lượng virus bị nhiễm vào cơ thể. Nói chung, số lượng virus càng lớn thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn rộp ở môi
Triệu chứng đầu tiên thường là cảm giác ngứa ran ở quanh miệng, thường vào khoảng từ 4 đến 12 giờ trước khi bắt đầu xuất hiện các mụn rộp.
Thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ trước tuổi đi học
Kiểm tra sự phát triển bình thường của thị giác, thính giác, khả năng sử dụng ngôn ngữ và năng lực ứng xử, giao tiếp của trẻ.
Thực hành chẩn đoán và điều trị vàng da trẻ sơ sinh
Vàng da tiếp tục tồn tại sau 10 ngày tuổi (14 ngày ở trẻ sinh non) là dấu hiệu không bình thường và phải được chuyển ngay đến chuyên khoa để chẩn đoán.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là tình trạng thành động mạch không còn duy trì được sự trơn láng và có nhiều mảng bựa hay “vữa” đóng vào khiến cho lòng động mạch bị hẹp lại, do đó lượng máu lưu thông trở nên khó khăn.
Thực hành nuôi con bằng sữa bình
Khi trẻ đã làm quen với một loại sữa được chọn, nên hạn chế thay đổi nếu không có lý do thực sự cần thiết.