Thực hành chẩn đoán và điều trị béo phì

2012-11-12 10:41 PM

Không nên yêu cầu giảm cân quá nhanh. Với chế độ ăn uống cung cấp không quá 1000 calori mỗi ngày, người bệnh có thể hy vọng giảm cân từ 0,5 – 1kg mỗi tuần.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Là tình trạng trọng lượng cơ thể vượt quá mức bình thường và không cân đối với chiều cao. Béo phì được xác định dựa theo chỉ số trọng lượng cơ thể (body mass index– BMI). Cách tính chỉ số này là lấy trọng lượng cơ thể chia cho bình phương chiều cao.

Ví dụ: Một người cao 1,7 mét, nặng 65kg, sẽ có chỉ số trọng lượng cơ thể (BMI) là: 65 : (1,7 x 1,7) = 22,5

Cũng với chiều cao này, nếu cân nặng đến 90kg, chỉ số:

BMI sẽ là: 90 : (1,7 x 1,7) = 31

Căn cứ vào cách tính BMI như trên, người ta xác định tình trạng béo phì dựa theo chỉ số BMI như sau:

Từ 25 – 29,9: quá cân (hay béo phì độ I).

Từ 30 – 39,9: béo phì nhẹ (độ II).

Trên 40: béo phì nghiêm trọng (độ III).

Béo phì đang là vấn đề gây lo ngại ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. Khoảng 30% dân số nước Anh bị béo phì độ I, khoảng 3% béo phì độ II và 0,3% béo phì độ III. Tại Hoa Kỳ, trước năm 1960 có 31% dân số bị béo phì. Tỷ lệ này tăng thêm 13% trong năm 1960, và tăng gấp đôi trong khoảng từ năm 1980 – 2000. Riêng số trẻ em và thanh thiếu niên bị béo phì gần như đã tăng gấp 3 lần trong thời gian này.

Các chuyên gia y tế đã xác định mối tương quan giữa tình trạng béo phì và sức khỏe. Tỷ lệ tử vong vì các loại bệnh tật khác nhau tăng gấp đôi ở những người có chỉ số BMI là 35, và tăng vọt theo cấp số nhân khi chỉ số BMI tăng cao hơn nữa. Tại Hoa Kỳ, thống kê cho thấy có đến 70% các trường hợp bệnh tim liên quan đến béo phì, và những người béo phì được xác định là có nguy cơ bị cao huyết áp cao gấp 2 lần so với người bình thường. Phụ nữ béo phì cũng có nguy cơ bị ung thư vú cao gấp 2 lần so với người không bị béo phì.

Béo phì không phải là bệnh, nhưng là nguyên nhân làm cho rất nhiều bệnh trở nên trầm trọng hơn, trong đó các bệnh nguy hiểm nhất là:

Cao huyết áp.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Tiểu đường.

Các bệnh đường hô hấp.

Viêm khớp.

Sỏi mật.

Giãn tĩnh mạch.

Các biện pháp giảm cân

Nguyên tắc đầu tiên để giảm cân là số năng lượng đưa vào cơ thể (tính bằng calori) phải thấp hơn số calori tiêu thụ trong ngày. Như vậy, một mặt cần phải giảm cung cấp năng lượng qua thức ăn, một mặt cũng cần phải gia tăng mức tiêu thụ calori hằng ngày bằng cách tăng cường hoạt động cơ thể.

Xác định một chế độ ăn uống thích hợp với những nguyên tắc chung cần được tuân thủ hết sức nghiêm ngặt, chẳng hạn như giảm thịt động vật, mỡ béo, tăng chất xơ (fiber), nhiều rau cải, trái cây, ngũ cốc... Nên có sự tư vấn của một chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ điều trị trước khi chọn lựa một chế độ ăn uống thích hợp để theo đuổi.

Không nên yêu cầu giảm cân quá nhanh. Với chế độ ăn uống cung cấp không quá 1000 calori mỗi ngày, người bệnh có thể hy vọng giảm cân từ 0,5 – 1kg mỗi tuần.

Chế độ ăn gợi ý thích hợp với đa số người béo phì thường cung cấp từ 1200 – 1500 calori mỗi ngày, trong đó thành phần thức ăn thuộc nhóm carbohydrat chiếm 60%, chất béo (tốt nhất là từ nguồn thực vật hoặc chất béo chưa bão hòa) chiếm 30%, và chất đạm (vẫn là ưu tiên cho đạm thực vật) chiếm 10%. Theo chế độ ăn này trong vòng 20 tuần có thể sẽ giúp giảm được khoảng 10% trọng lượng cơ thể.

Việc sử dụng thuốc để giảm cân đã được xác định là hoàn toàn không có lợi. Thuốc chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và có thể gây ra những rối loạn trong cơ thể.

Cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt thường ngày, gia tăng mức độ hoạt động như đi bộ, chạy bộ, giảm thời gian nằm hoặc ngồi, đặc biệt là phải duy trì đều đặn việc tập thể dục buổi sáng. Tốt nhất là nên chọn một môn thể thao thích hợp để tham gia thường xuyên.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị