- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh sởi
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh sởi
Trẻ em dưới 8 tháng tuổi rất hiếm khi mắc bệnh sởi, nhờ có kháng thể nhận được từ sữa mẹ. Vì thế, nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một cách bảo vệ trẻ chống lại bệnh này.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Sởi là một loại bệnh truyền nhiễm thường gặp chủ yếu ở trẻ em, gây sốt phát ban và nhiều triệu chứng kèm theo cũng như một số biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng viêm não có thể gây tử vong.
Trong quá khứ, bệnh sởi đã từng là mối đe dọa đối với trẻ em trên toàn thế giới, do tính chất lây nhiễm dễ dàng, lan truyền nhanh nên có thể bộc phát trong một thời gian rất ngắn. Ngày nay, sự phát triển của các loại thuốc chủng ngừa đã đẩy lùi được căn bệnh này. Tuy nhiên, ở những nước chậm phát triển, mỗi năm vẫn còn có đến hàng triệu trẻ em chết vì bệnh này.
Nguyên nhân
Bệnh sởi gây ra do nhiễm phải một loại virus gây bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân lây nhiễm, vì bệnh lây truyền dễ dàng qua không khí cũng như nhiều hình thức tiếp xúc khác nhau với người mang virus.
Thời gian ủ bệnh kéo dài đến khoảng 14 ngày.
Trong suốt thời gian này, trẻ mang virus có thể đưa virus vào không khí và làm lây nhiễm cho mọi người xung quanh.
Người đã bị bệnh sởi một lần, sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch tự nhiên suốt đời đối với bệnh này. Thuốc chủng ngừa cũng có thể tạo miễn dịch với tỷ lệ thành công đến khoảng 97% các trường hợp được chủng ngừa.
Trẻ em dưới 8 tháng tuổi rất hiếm khi mắc bệnh sởi, nhờ có kháng thể nhận được từ sữa mẹ. Vì thế, nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một cách bảo vệ trẻ chống lại bệnh này.
Chẩn đoán
Các triệu chứng khởi đầu
Sốt.
Mệt mỏi.
Sưng hạch bạch huyết.
Chảy mũi nước.
Mắt đỏ.
Ho.
Các triệu chứng khi toàn phát bệnh
Ban đỏ trên da, có thể gây ngứa, bao giờ cũng xuất hiện theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ phần da trên mặt, sau đầu và cổ, lan dần xuống phía dưới thân mình.
Ngứa mắt, nhất là khi nhìn ra ánh sáng.
Hắt hơi và chảy nước mũi.
Sau khi phát ban khoảng 3 ngày thì ban bắt đầu lặn dần và các triệu chứng cũng giảm dần.
Tuy nhiên, một số biến chứng có thể xuất hiện
Viêm đường hô hấp trên hoặc viêm tai giữa nhiễm khuẩn, với dấu hiệu rõ nét là sốt trở lại sau khi ban đã lặn, có thể kèm theo tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng... Sốt có thể rất cao, gây co giật.
Viêm não, thường xuất hiện sau khi phát ban khoảng 7 – 10 ngày, với các triệu chứng như đau đầu, nôn mửa, co giật, hôn mê. Biến chứng này tuy rất hiếm gặp (với tỷ lệ khoảng một phần triệu số trường hợp mắc bệnh) nhưng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
Viêm phổi tế bào lớn.
Viêm kết mạc có mủ.
Điều trị
Không có thuốc đặc trị, nên điều trị chủ yếu là giải quyết các triệu chứng.
Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi nhiều tại giường, uống nhiều nước. Có thể dùng thuốc giảm đau hạ nhiệt, chẳng hạn như aspirin, acetaminophen hay paracetamol để làm giảm nhẹ các triệu chứng. Cũng có thể dùng các loại xi-rô để làm giảm ho, kem bôi da để làm giảm ngứa... tùy theo mức độ của các triệu chứng này.
Cần cách ly người bệnh, hạn chế mọi tiếp xúc kể từ khi phát hiện và nghi ngờ bệnh này. Điều này nhằm làm hạn chế sự lây lan của bệnh.
Kháng sinh không có tác dụng đối với virus gây bệnh, nên chỉ dùng khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn thứ phát.
Có thể cần sử dụng huyết tương miễn dịch (immunoglobulin) trong những trường hợp bệnh nhân bị tổn thương hoặc suy yếu hệ miễn dịch.
Chủng ngừa
Chủng ngừa bệnh sởi được thực hiện vào lúc trẻ được 9 đến 15 tháng tuổi. Tỷ lệ thành công lên đến khoảng 97% các trường hợp được chủng ngừa. Do đó, việc phát minh và sử dụng thuốc chủng ngừa (từ năm 1963) đã đẩy lùi rõ rệt căn bệnh nguy hiểm này ở trẻ em trên toàn thế giới. Riêng tại Hoa Kỳ, số ca mắc bệnh hằng năm vào khoảng đầu thập niên 1960 là khoảng 500.000, đã giảm xuống còn dưới 3.500 vào năm 1988. Cho đến năm 1999, số trường hợp mắc bệnh được ghi nhận trong năm chỉ còn không đến 100.
Mặc dù vậy, do điều kiện kinh tế còn khó khăn cũng như sự hiểu biết chưa đầy đủ về căn bệnh này, nên nhiều trẻ em ở các nước chậm phát triển vẫn còn chưa được chủng ngừa đầy đủ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận là hiện nay mỗi năm vẫn có đến khoảng 1.000.000 trẻ em chết vì bệnh này.
Chủng ngừa bệnh sởi cho trẻ em là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để bảo vệ các em chống lại căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này, và cũng là trách nhiệm của các bậc cha mẹ để góp phần ngăn chặn sự lây lan bệnh trong toàn xã hội.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị chốc
Chốc phát triển ở vùng da quanh miệng thường rất dễ nhầm với các mụn rộp môi gây ra do virus Herpes simplex. Tuy nhiên, mụn rộp môi thường nhỏ hơn so với chốc.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ do thôi thúc thường xảy ra khi đang đi hoặc ngồi, nhưng thường nhất là bắt đầu khi thay đổi tư thế đột ngột.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau họng
Dựa vào thời gian của các triệu chứng. Hầu hết các trường hợp đau họng do nhiễm cấp tính liên cầu khuẩn và virus đều sẽ giảm trong vòng 5 đến 7 ngày.
Kiểm tra sức khỏe tổng quát trẻ từ 6 đến 8 tuần tuổi
Tìm các dấu hiệu bất thường ở mắt, như chuyển động khác thường của các đồng tử, lác mắt hay không có khả năng định thị.
Thực hành chẩn đoán và điều trị zona
Ban zona thường tự khỏi sau vài tuần, không có biến chứng gì. Khoảng 50% số người bị bệnh zona sau tuổi 60 có thể bị đau và dễ kích thích ở vùng da bị bệnh, kéo dài đến 6 tháng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chấy
Thuốc gội đầu có chứa malathion hay carbaryl đều có hiệu quả tốt. Bôi thuốc lên đầu, để yên khoảng 12 giờ rồi gội sạch. Có thể dùng lược răng dày để chải sạch xác chấy và trứng sau khi gội.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ho
Ho kèm theo đau ngực có thể gặp khi viêm màng phổi trong bệnh viêm phổi, hoặc tràn khí màng phổi, nghẽn mạch phổi. Có thể kèm theo sốt hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lẹo mắt
Khi chỗ sưng đã nhọn đầu, có thể nhổ sợi lông có chân bị nhiễm trùng, ép nhẹ cho mủ chảy ra sẽ giúp người bệnh giảm sưng đau.
Thực hành chẩn đoán và điều trị rong kinh
Thăm khám vùng chậu để phát hiện các nguyên nhân bệnh lý, chẳng hạn như u buồng trứng hay u tử cung... Có thể siêu âm vùng chậu nếu cần.
Thực hành chẩn đoán và điều trị Rubella
Bệnh rubella, hay rubeon, trước đây thường được xem như một dạng sởi nên vẫn gọi là bệnh sởi Đức (German measles), là một bệnh truyền nhiễm nhẹ, có thể gây ra những vùng ban đỏ và làm sưng phồng các hạch bạch huyết.
Thực hành chẩn đoán và điều trị suy tim
Sưng mắt cá chân và cẳng chân thường gặp ở suy tim phải, kèm theo là gan to và chướng hơi trong ruột (đầy bụng) gây khó chịu, khó tiêu.
Thực hành chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu
Sỏi thường xuất hiện trong những trường hợp có dấu hiệu mất nước nhẹ, có lẽ do độ đậm đặc của nước tiểu gia tăng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nấm candida
Chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm, chẳng hạn như huyết trắng hoặc các mảng trên niêm mạc.
Thực hành dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung
Trong khoảng 6 tuần sau khi đặt vòng tránh thai, vẫn phải áp dụng thêm một biện pháp tránh thai khác để đảm bảo an toàn, vì hiệu quả tránh thai chưa được phát huy trong thời gian này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau mặt
Đau dây thần kinh sinh ba thường chỉ cần dùng thuốc giảm đau. Hầu hết các trường hợp đều thuyên giảm sau vài tuần. Nếu đau nghiêm trọng, cho dùng Carbamazepin 100mg mỗi ngày 3 lần.
Thực hành chẩn đoán và điều trị khàn tiếng
Do cố gắng nói nhiều, nói to liên tục trong một thời gian, làm căng quá mức các cơ nhỏ của thanh quản, chẳng hạn như những người diễn thuyết.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Giao hợp nam nữ đôi khi cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu cho phụ nữ. Do sự cọ xát khi giao hợp, vi khuẩn bị đẩy lên bàng quang dễ hơn, vì lỗ tiểu nằm rất gần cửa âm đạo.
Thực hành cho trẻ ăn dặm và cai sữa
Trong vài tuần lễ đầu tiên, chỉ cần giúp trẻ làm quen với dạng thức ăn và việc ăn bằng muỗng. Lượng thức ăn rất ít, xem như không cần thiết cung cấp dinh dưỡng.
Bệnh học Raynaud và hiện tượng Raynaud
Bệnh Raynaud là một bệnh mạch máu. Khi người bệnh tiếp xúc với môi trường lạnh thì các mạch máu ở đầu ngón tay, ngón chân sẽ co thắt lại gây tím tái đầu ngón, nhất là các đầu ngón tay. Bệnh không rõ nguyên nhân, thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết trong thai kỳ
Nếu người phụ nữ bị xuất huyết âm đạo có nhóm máu Rh âm, cần tiêm dưới da 500 đơn vị quốc tế kháng thể chống yếu tố D, trong vòng 72 giờ kể từ khi bắt đầu ra máu.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lang ben
Dùng thuốc bôi tại chỗ có chứa selen sulfur, chẳng hạn như Selsun. Trước tiên, vệ sinh toàn thân bằng cách tắm sạch với dung dịch tẩy rửa Mercryl Laurylé.
Thực hành chẩn đoán và điều trị vảy nến
Bệnh thường xuất hiện ở những người trong cùng một gia đình. Thống kê cho biết nếu cha hoặc mẹ đã bị bệnh vảy nến thì con cái có khoảng 25% nguy cơ sẽ mắc căn bệnh này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ban đỏ nhiễm khuẩn
Hai gò má nổi lên những vùng đỏ, tương phản với một vùng tái nhợt xung quanh miệng. Vì thế, bệnh này còn được gọi là bệnh đỏ má (slapped cheek disease).
Thực hành chẩn đoán và điều trị dị vật vào mắt
Dị vật vào mắt là trường hợp rất thường gặp, có thể từ rất nhẹ như những trường hợp do gió thổi bụi vào mắt, cho đến những trường hợp nặng như dị vật cắm sâu vào nhãn cầu.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau thắt ngực
Xác định tính chất cơn đau. Đặc trưng của cơn đau thắt ngực là: đau từ giữa ngực, cảm giác như bị đè nặng, lan rộng lên hàm, ra sau lưng và ra cánh tay (thường là tay trái).