- Trang chủ
- Thông tin
- Quy chế bệnh viện
- Quy chế hội chẩn bệnh viện
Quy chế hội chẩn bệnh viện
Các trường hợp người bệnh đã được chẩn đoán xác định, sau 3 ngày điều trị trong khoa không biến chuyển bác sĩ điều trị có trách nhiệm mời bác sĩ trưởng khoa thăm lại người bệnh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quy định chung
Hội chẩn là hình thức tập trung tài năng trí tuệ của thầy thuốc để cứu chữa người bệnh kịp thời, trong những trường hợp:
Khó chẩn đoán và điều trị.
Tiên lượng dè dặt.
Cấp cứu.
Chỉ định phẫu thuật.Hội chẩn phải được chuẩn bị chu đáo và đảm bảo các thủ tục qui định.
Quy định cụ thể
Khi cần hội chẩn
Các trường hợp khó chẩn đoán xác định nguyên nhân bệnh.
Các trường hợp cấp cứu.
Các trường hợp người bệnh có chỉ định phẫu thuật.
Các trường hợp người bệnh đã được chẩn đoán xác định, sau 3 ngày điều trị trong khoa không biến chuyển bác sĩ điều trị có trách nhiệm mời bác sĩ trưởng khoa thăm lại người bệnh và cho ý kiến hướng dẫn điều trị tiếp.
Hình thức hội chẩn
Hội chẩn khoa:
Người đề xuất: Bác sĩ điều trị người bệnh.
Người chủ trì: Bác sĩ trưởng khoa.
Thành phần dự: Các bác sĩ điều trị trong khoa, y tá (điều dưỡng) trưởng khoa.
Thư ký: Do trưởng khoa chỉ định.
Tiến hành trong trường hợp: Khi việc chẩn đoán xác đinh nguyên nhân bệnh chưa được rõ ràng, tiên lượng còn dè dặt.
Hội chẩn liên khoa:
Người đề xuất: Bác sĩ điều trị người bệnh đề nghị và trưởng khoa đồng ý.
Người chủ trì: Bác sĩ trưởng khoa có người bệnh.
Thành phần dự:
Các bác sĩ điều trị và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa.
Bác sĩ trưởng khoa có liên quan và mời chuyên gia.
Thư ký: Do trưởng khoa có người bệnh chỉ định.
Tiến hành trong trường hợp: Người bệnh mắc thêm một bệnh thuộc chuyên khoa khác.
Hội chẩn toàn bệnh viện:
Người đề xuất: Bác sĩ trưởng khoa có người bệnh.
Người chủ trì: Giám đốc bệnh viện.
Thành phần dự: Các bác sĩ trưởng khoa, phó trưởng khoa, trưởng phòng y tá (điều dưỡng), y tá (điều dưỡng) trưởng khoa có liên quan và các chuyên gia.
Thư ký: Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp.
Tiến hành trong trường hợp: Người bệnh mắc bệnh nặng liên quan đến nhiều chuyên khoa khó chẩn đoán và điều trị chưa có hiệu quả.
Hội chẩn liên bệnh viện:
Người đề xuất: Bác sĩ trưởng khoa có người bệnh đề nghị, giám đốc bệnh viện đồng ý.
Người chủ trì: Giám đốc bệnh viện.
Thành phần dự.
Các bác sĩ, trưởng khoa, phó trưởng khoa, bác sĩ có người bệnh và trưởng phòng y tá (điều dưỡng), y tá (điều dưỡng) trưởng khoa có người bệnh.
Các chuyên gia, giáo sư được mời.
Thư ký: Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp
Tiến hành trong trường hợp: Người bệnh mắc bệnh nặng, hiếm gặp, cần ý kiến của chuyên khoa sâu.
Trình tự và nội dung hội chẩn
Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án, các kết quả cận lâm sàng, các phương tiện thăm khám người bệnh.
Chuẩn bị người bệnh, thông báo thời gian và nội dung hội chẩn. Tuỳ tình trạng người bệnh mà tổ chức hội chẩn lại giường hoặc tại buồng riêng cho phù hợp.
Người được mời tham gia hội chẩn phải có trình độ chuyên môn tốt, có tinh thần trách nhiệm, trường hợp mà đích danh mà không tham gia được phải cử người có trình độ tương đương đi thay phải được nghiên cứu hồ sơ bệnh án và thăm khám người bênh trước.
Người chủ trì hội chẩn có trách nhiệm:
Giới thiệu thành phấn người tham dự, báo cáo tóm tắt quá trình điều trị, chăm sóc và yêu cầu hội chẩn.
Kết luận rõ ràng từng vấn đề để ghi vào biên bản. Khi kết thúc phải đọc lại thông qua biên bản hội chẩn và từng thành viên kí, ghi rõ họ tên và chức danh.
Thư ký có trách nhiệm:
Ghi chép đầy đủ các ý kiến của từng người vào sổ biên bản.
Căn cứ vào kết luận ghi trong sổ biên bản hội chẩn, trích lập phiếu "biên bản hội chẩn" đính vào hồ sơ bệnh án; phiếu biên bản hội chẩn này do thư ký và người chủ tịch ký, ghi rõ họ tên và chức danh.
Trường hợp có ý kiến chưa thống nhất thư ký phải ghi lại và báo cáo giám đốc bệnh viện giải quyết.
Hội chẩn cấp cứu phải được thực hiện ngay trong giờ hành chính cũng như trong phiên thường trực, tuỳ tình trạng bệnh mà có hình thức hội chẩn thích hợp.
Khi người bệnh có chỉ định phẫu thuật phải được hội chẩn để xác định. Hội chẩn phải có đầy đủ các phẫu thuật viên, bác sĩ gây mê hồi sức, bác sĩ điều trị khoa ngoại và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa ngoại và y tá (điều dưỡng) trưởng khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức.
Nghiêm cấm các trường hợp: Tiến hành phẫu thuật mà không hội chẩn.
Bài viết cùng chuyên mục
Quy chế công tác hợp tác quốc tế bệnh viện
Trao đổi thư công tác, báo cáo khoa học, tài liệu nghiên cứu gửi ra nước ngoài và nhận từ nước ngoài phải theo đúng quy định của pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước.
Quy chế công tác khoa tai mũi họng
Phẫu thuật viên Tai-Mũi-Họng phải bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại quy chế công tác khoa phẫu thuật-gây mê hồi sức.
Quy chế công tác khoa y học hạt nhân
Thực hiện nghiệm pháp chẩn đoán bằng phóng xạ phải thăm khám, kiểm tra để có chỉ định đúng: về kĩ thuật, liều lượng, dược chất phóng xạ và loại trừ trường hợp chống chỉ định.
Y tá điều dưỡng hành chính khoa: nhiệm vụ quyền hạn
Lĩnh thuốc và bàn giao thuốc hàng ngày để y tá (điều dưỡng) chăm sóc thực hiện cho từng người bệnh theo y lệnh.
Trưởng khoa nhi: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa nhi và quy chế công tác khoa nội, chỉ đạo và thực hiện công tác điều trị cho bệnh nhi mắc bệnh lây nhiễm theo đúng quy chế công tác khoa truyền nhiễm.
Bệnh viện đa khoa hạng III: ba, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Bác sỹ khoa khám bệnh: nhiệm vụ quyền hạn
Tham gia thường trực, cấp cứu, chỉ đạo tuyến dưới thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu tuyến cơ sở, công tác nghiên cứu khoa học, dự các hội nghị, hội thảo khoa bọc theo sự phân công.
Phòng tổ chức cán bộ bệnh viện: vị trí, chức năng nhiệm vụ, tổ chức
Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quan hệ chặt chẽ với các tổ chức Đảng, chính quyền địa phương để phối hợp công tác trong công việc có liên quan.
Quy chế công tác khoa chống nhiễm khuẩn
Hướng dẫn các thành viên các khoa, phòng thực hiện các biên pháp phòng chống nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc và dung dịch khử khuẩn mới.
Trưởng khoa dị ứng: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống bệnh dị ứng đặc biệt là dị ứng thuốc trong bệnh viện và tại cộng đồng.
Trưởng khoa lao: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức tốt công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh mắc bệnh lao tại khoa. Tham gia tuyên truyền giáo dục phòng chống bệnh lao tại cộng đồng.
Quy chế công tác khoa xét nghiệm
Mặt bàn xét nghiệm phải lát gạch men kính, chịu acid, có hệ thống chậu rửa, vòi nước sạch lắp ngay tại bàn.
Quy chế công tác khoa phẫu thuật gây mê hồi sức
Trước khi khâu kín nơi phẫu thuật phải kiểm tra các chỗ cầm máu, khâu nối, bảo đảm không chảy máu, không còn sót dụng cụ, gạc, ống dẫn lưu trong cơ thể người bệnh.
Quy chế đối với người bệnh không có người nhận
Lập hồ sơ bệnh án, chụp ảnh báo cáo giám đốc bệnh viện và thông báo ngay cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Công an cơ sở gần nhất.
Quy chế công tác khoa hồi sức cấp cứu
Nếu gặp trường hợp khó chẩn đoán, khó thực hiện kĩ thuật phải báo cáo trưởng khoa xin hội chẩn để có ý kiến chỉ đạo.
Quy chế cứu thương bệnh viện
Y tá (điều dưỡng) tiếp đón có trách nhiệm đưa người bệnh đã qua cơn nguy kịch đến khoa lâm sàng thích hợp theo chỉ định của bác sĩ và bàn giao chu đáo cho y tá.
Trưởng khoa hóa sinh: nhiệm vụ quyền hạn
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của trưởng khoa và trưởng khoa xét nghiệm, trưởng khoa hoá sinh có nhiệm vụ, quyền hạn sau.
Quy chế công tác khoa ngoại
Trường hợp người bệnh có diễn biến xấu cần phẫu thuật cấp cứu được đưa thẳng vào buồng phẫu thuật, làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án.
Trưởng khoa tâm thần: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức công tác giám định pháp y tâm thần theo đúng chế độ quy định khi được cấp có thẩm quyền trưng cầu.
Trưởng khoa mắt: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa mắt, quy chế công tác khoa ngoại và quy chế công tác phẫu thuật gây mê hồi sức.
Quy chế công tác kiểm tra bệnh viện
Bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, nữ hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật viên trưởng khoa kiểm tra những hoạt động trong phạm vi trách nhiệm.
Trưởng khoa huyết học lâm sàng: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức công tác tuyền truyền giáo dục phòng chống các bệnh lây lan theo đường máu và vân động hiến máu nhân đạo.
Trưởng phòng chỉ đạo tuyến bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Nhận xét về tinh thần thái độ, trách nhiệm, khả năng công tác của các thành viên trong phòng để trình giám đốc xem xét, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng và kỉ luật.
Quy chế học tập và giảng dạy tại bệnh viện
Giáo viên của các trường tham gia công tác khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc người bệnh lại bệnh viện được hưởng chế độ công tác của bệnh viện.
Quy chế điều trị ngoại trú bệnh viện
Làm hồ sơ bệnh án đầy đủ như người bệnh nội trú và theo dõi quản lý tại khoa khám bệnh và các khoa được giám đốc bệnh viện giao nhiệm vụ.