- Trang chủ
- Thông tin
- Quy chế bệnh viện
- Quy định về hội đồng thuốc và điều trị
Quy định về hội đồng thuốc và điều trị
Hội đồng thuốc và điều trị làm nhiệm vụ tư vấn thường xuyên cho giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả; cụ thể hoá các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quy định chung
Các bệnh viện phải có Hội đồng thuốc và điều trị.
Hội đồng thuốc và điều trị là tổ chức tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả cho người bệnh, thực hiện : "Chính sách quốc gia về thuốc".
Quy định cụ thể
Chức năng
Hội đồng thuốc và điều trị làm nhiệm vụ tư vấn thường xuyên cho giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả; cụ thể hoá các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện.
Nhiệm vụ
Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với đặc thù bệnh tật và chi phí về thuốc, vật tư tiêu hao điều trị của bệnh viện.
Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác khoa dược.
Theo dõi các phản ứng có hại và rút kinh nghiệm các sai sót trong dùng thuốc.
Thông tin về thuốc, theo dõi ứng dụng thuốc mới trong bệnh viện.
Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sĩ, bác sĩ và y tá (điều dưỡng); trong đó dược sĩ là tư vấn, bác sĩ chịu trách nhiệm về chỉ định và y tá (điều dưỡng) là người thực hiện y lệnh.
Tổ chức
Hội đồng thuốc và điều trị gồm từ 5 đơn 15 người, tuỳ theo hạng bệnh viện, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, do giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập.
Thành phần hội đồng gồm:
Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị là giám đốc hay phó giám đốc phụ trách chuyên môn.
Phó chủ tịch hội đồng kiêm uỷ viên thường trực là dược sĩ đại học, trưởng khoa dược bệnh viện.
Thư ký hội đồng là trưởng phòng kế hoạch tổng hợp.
Uỷ viên gồm một số trưởng khoa điều trị chủ chốt và trưởng phòng y tá (điều dưỡng). Trưởng phòng hành chính kế toán là uỷ viên không thường xuyên. Bệnh viện hạng I và bệnh viện hạng II có thêm uỷ viên dược lý.
Lề lối làm việc
Hội đồng thuốc và điều trị họp định kỳ mỗi tháng một lần. Họp bất thường do giám đốc bệnh viện yêu cầu, chủ tịch hội đồng triệu tập.
Chuẩn bị nội dung:
Phó chủ tịch kiêm uỷ viên thường trực Hội đồng thuốc và điều trị chuẩn bị các tài liệu về thuốc cho các buổi họp của hội đồng.
Tài liệu được gửi cho các thành viên hội đông nghiên cứu trước.
Hội đồng thảo luận phân lích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản, uỷ viên thường trực tổng hợp trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và quyết định thực hiện.
Thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 3-6-9 và 12 tháng.
Bài viết cùng chuyên mục
Trưởng phòng chỉ đạo tuyến bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Nhận xét về tinh thần thái độ, trách nhiệm, khả năng công tác của các thành viên trong phòng để trình giám đốc xem xét, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng và kỉ luật.
Trưởng phòng hành chính quản trị bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Cung cấp vật tư thông dụng theo yêu cầu chuyên môn phù hợp với khả năng kinh phí của bệnh viện được cấp. Có kế hoạch tiết kiệm và thực hiện chống tham ô, lãng phí.
Bác sỹ giải phẫu bệnh: nhiệm vụ quyền hạn
Đọc các tiêu bản tổ chức tế bào học, kí xác nhận kết quả của các tiêu bản giải phẫu bệnh, trường hợp khó phải báo cáo bác sĩ trưởng khoa.
Quy chế sử dụng thuốc bệnh viện
Khi thay đổi thuốc phải phù hợp và diễn biến của bệnh. Không sử dụng đồng thời các loại thuốc kiêng kị, các loại thuốc tương tác bất lợi và các thuốc cá cùng tác dụng trong một thời điểm.
Phòng tài chính kế toán bệnh viện: vị trí, chứng năng nhiệm vụ, tổ chức
Theo kế hoạch ngân sách và các nguồn thu khác, tổ chức xây dựng định mức chi tiêu cho từng hoạt động cụ thể của bệnh viện.
Trưởng khoa vi sinh: nhiệm vụ quyền hạn
Có trách nhiệm quản lí các hoá chất độc, các chủng virus, vi khuẩn phân lập theo đúng kĩ thuật bệnh viện, đảm bảo an toàn tuyệt đối, chống lây nhiễm.
Phòng chỉ đạo tuyến bệnh viện: vị trí, chức năng nhiệm vụ, tổ chức
Phối hợp các chuyên khoa tổ chức thực hiện đào tạo liên tục cho cán bộ tuyến dưới, đồng thời làm tốt công tác nghiên cứu khoa học.
Quy chế hội chẩn bệnh viện
Các trường hợp người bệnh đã được chẩn đoán xác định, sau 3 ngày điều trị trong khoa không biến chuyển bác sĩ điều trị có trách nhiệm mời bác sĩ trưởng khoa thăm lại người bệnh.
Quy chế quản lý sử dụng vật tư thiết bị y tế
Lập kế hoạch và mua vật tư. thiết bị y tế hàng năm theo quy định, sát với nhu cầu phục vụ khám bệnh, chữa bệnh, khả năng tài chính, điều kiện lắp đặt và đội ngũ cán bộ kỹ thuật của bệnh viện.
Bệnh viện đa khoa hạng II (hai): vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
Bệnh viện đa khoa hạng II là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh thành phố trực thuộc trung ương hoặc khu vực các huyện trong tỉnh và các ngành
Trưởng khoa thần kinh: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức khám bệnh và chữa bệnh cho người mắc bệnh thần kinh lây nhiễm theo đúng quy chế công tác khoa truyền nhiễm, tổ chức tuyên truyền và tham gia phòng chống bệnh thần kinh lây nhiễm như viêm màng não, viêm não.
Viên chức nhà đại thể bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Thực hiện việc khâm liệm thi hài người bệnh. Luôn sẵn sàng giúp đỡ, an ủi tang chủ và phục vụ tang lễ chu đáo.
Quy chế chẩn đoán bệnh án và kê đơn
Chỉ định dùng thuốc hàng ngày, tên thuốc ghi rõ ràng đúng danh pháp quy định, thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện, kháng sinh phải được đánh số thứ tự để theo dõi.
Bác sỹ vật lý trị liệu phục hồi chức năng: nhiệm vụ quyền hạn
Thực hiện các kĩ thuật về vật lí trị liệu - phục hồi chức năng theo đúng quy định kĩ thuật bệnh viện, hướng dẫn kĩ thuật viên giúp đỡ người bệnh thực hiện các kĩ thuật phục hồi sử dụng các phương pháp vật lí trị liệu.
Giám đốc và phó giám đốc bệnh viện: nhiệm vụ và quyền hạn
Tổ chức bộ máy của bệnh viện cho phù hợp với nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt công tác cán bộ và mọi chính sách chế đối với các thành viên trong bệnh viện và người bệnh theo quy định.
Quy chế công tác khoa răng hàm mặt
Phẫu thuật viên Răng-hàm-mặt phải bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại quy chế công tác khoa phẫu thuật-gây mê hồi sức.
Quy chế thường trực bệnh viện
Các phiên thường trực phải được tổ chức chặt chẽ, có đầy đủ các phương tiện vận chuyển, thiết bị , dụng cụ y tế và thuốc để kịp thời cấp cứu người bệnh.
Bác sỹ điều trị: nhiệm vụ quyền hạn
Khi bác sĩ trưởng khoa thăm khám người bệnh, bác sĩ điều trị có trách nhiệm báo cáo đáy đủ diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị để xin ý kiến hướng dẫn của trưởng khoa.
Quy chế công tác khoa hồi sức cấp cứu
Nếu gặp trường hợp khó chẩn đoán, khó thực hiện kĩ thuật phải báo cáo trưởng khoa xin hội chẩn để có ý kiến chỉ đạo.
Quy chế công tác khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Khám bệnh toàn diện, kết hợp khám lâm sàng, cận lâm sàng và khám chuyên khoa để giúp cho chẩn đoán đúng, loại trừ các bệnh không có chỉ định điều trị bằng phương pháp vật lí trị liệu.
Trưởng khoa truyền nhiễm: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức công tác khám bệnh và phát hiện sớm các trường hợp đầu tiên của bệnh gây dịch nguy hiểm. Khi phát hiện bệnh gây dịch nguy hiểm, trưởng khoa có trách nhiệm báo cáo với giám đốc để giải quyết.
Mười hai điều y đức
Thật thà đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Quy chế công tác khoa mắt
Thăm khám người bệnh tỉ mỉ, thận trọng, nhẹ nhàng; khám xong ghi kết quả vào hồ sơ bệnh án, có minh hoạ tổn thương bệnh lí trên hình vẽ cụ thể và chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng.
Phòng tổ chức cán bộ bệnh viện: vị trí, chức năng nhiệm vụ, tổ chức
Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quan hệ chặt chẽ với các tổ chức Đảng, chính quyền địa phương để phối hợp công tác trong công việc có liên quan.
Quy chế công tác nghiên cứu khoa học công nghệ
Hội đồng khoa học kỹ thuật hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, họp định kỳ hàng quý, họp bất thường do giám đốc bệnh viện yêu cầu.