- Trang chủ
- Thông tin
- Quy chế bệnh viện
- Quy chế công tác chăm sóc người bệnh toàn diện
Quy chế công tác chăm sóc người bệnh toàn diện
Đối tượng gồm những người bệnh không nguy kịch, thay đổi tư thế và hoạt động còn hạn chế, có chỉ định truyền dịch, truyền máu, phải theo dõi chức năng hô hấp, tuần hoàn và phục hồi chức năng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quy định chung
Chăm sóc người bệnh toàn diện là sự theo dõi, chăm sóc điều trị của bác sĩ và y tá (điều dưỡng) nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thân thể và tinh thần trong thế gian nằm điều trị tại bệnh viện; không áp dụng hình thức phân công theo công việc.
Các bệnh viện phải thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện.
Quy định cụ thể
Chăm sóc người bệnh toàn diện
Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm bố trí đủ nhân lực y tá (điều dưỡng) chăm sóc người bệnh theo quy định, đầu tư đủ thiết bị và dụng cụ phục vụ chăm sóc.
Mỗi người bệnh phải được một bác sĩ và một y tá (điều dưỡng) chịu trách nhiệm cụ thể về điều trị và chăm sóc toàn diện.
Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:
Thực hiện đúng y lệnh, đúng quy định kĩ thuật bệnh viện.
Theo dõi sát người bệnh, ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực các diễn biến, các nội dung chăm sóc vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc; khi phát hiện các dấu hiệu bất thường phải báo cáo bác sĩ để xử trí kịp thời.
Người bệnh được bác sĩ. y tá (điều dưỡng) phổ biến kiến thức y học phổ thông và hướng dẫn phương pháp tự chăm sóc.
Phân cấp chăm sóc
Chăm sóc cấp một:
Yêu cầu phải có sự theo dõi, chăm sóc hoàn toàn và liên tục của y tá (điều dưỡng).
Đối tượng gồm những người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, phải nằm bất động và một số yêu cầu đặc biệt của chuyên khoa.
Nội dung chăm sóc:
Theo đợt và ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc các chỉ số sinh tồn, tình trạng và các diễn biến, của người bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
Chăm sóc người bệnh hoàn toàn về ăn uống, vệ sinh thân thể, đại tiện, tiểu tiện, thay đổi tư thế, thay quần áo, vải trải giường, chăn màn, giường, chiếu, vận động trị liệu, an ủi động viên gia đình người bệnh yên tâm điều trị qua cơn bệnh hiểm nghèo.
Chăm sóc cấp hai:
Yêu cầu phải có sự hỗ trợ cộng tác của người bệnh.
Đối tượng gồm những người bệnh không nguy kịch, thay đổi tư thế và hoạt động còn hạn chế, có chỉ định truyền dịch, truyền máu; phải theo dõi chức năng hô hấp, tuần hoàn và phục hồi chức năng.
Nội dung chăm sóc :
Theo dõi và ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc các chỉ số sinh tồn theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Chăm sóc, hỗ trợ người bệnh về vệ sinh cá nhân, đại tiện, tiểu tiện, tập vận động' tìm hiểu hoàn cảnh, động viên, an ủ, giáo dục sức khoẻ khuyến khích người bệnh cùng phối hợp điều trị để sức khoẻ chóng phục hồi.
Chăm sóc cấp ba:
Yêu cầu người bệnh tự chăm sóc là chính.
Đối tượng gồm những người bệnh nhẹ, tự vận động tự phục vụ.
Nội dung chăm sóc:
Theo dõi và ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc các chỉ số sinh tồn theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc và tập luyện, tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, tìm hiểu hoàn cảnh, động viên, an ủi, khuyến khích người bệnh tập luyện và phối hợp điều trị.
Trách nhiệm trong chăm sóc người bệnh toàn diện
Bác sĩ điều trị:
Ghi y lệnh vào hồ sơ bệnh án cụ thể về điều trị, nội dung theo dõi, phân cấp chăm sóc, chế độ dinh dưỡng.
Giải thích, hướng dẫn chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, động viên, an ủi người bệnh và gia đình người bệnh an tâm điều trị.
Theo dõi diễn biến tình trạng của người bệnh, đôn đốc kiểm ra, giám sát y tá (điều dưỡng) chăm sóc thực hiện y lệnh.
Y tá (điều dưỡng) trưởng khoa:
Phân công. giám sát y tá (điều dưỡng) và hộ lí thực hiện việc theo dõi, chăm sóc người bệnh theo phân cấp chăm sóc.
Thông báo chăm sóc người bệnh cấp một trên bảng tổng hợp hàng ngày
Tổ chức sinh hoạt hàng tuần với người bệnh hoặc gia đình người bệnh; giải quyết những ý kiến đóng góp trong công tác chăm sóc và báo cáo cấp trên giải quyết những nội dung góp ý không thuộc phạm vi trách nhiệm giải quyết.
Tham gia chăm sóc người bệnh.
Y tá (điều dưỡng) chăm sóc:
Thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh của bác sĩ điều trị.
Phát hiện những diễn biến bất thường và báo cáo bác sĩ điều trị để xử lí kịp thời.
Ghi phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc theo đúng mẫu quy định.
Giáo dục kiến thức y học phổ thông, phương pháp tự chăm sóc và động viên an ủi người bệnh và gia đình người bệnh.
Hộ lý:
Thực hiện vệ sinh, thu dọn buồng bệnh, cọ rửa, tẩy uế dụng cụ đựng chất thải.
Phụ y tá (điều dưỡng) di chuyển và chăm sóc người bệnh.
Người bệnh và gia đình người bệnh:
Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy bệnh viện và quy định quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh và gia đình người bệnh để với bệnh viện.
Gia đình người bệnh chỉ được tham gia chăm sóc khi bác sĩ điều trị cho phép và sinh hoạt thông thường và động viên an ủi người bệnh. Người nhà người bệnh không được thực hiện các kĩ thuật chuyên môn.
Tham gia hội đồng người bệnh theo quy định.
Bài viết cùng chuyên mục
Trưởng khoa da liễu: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức công tác tuyên truyền và tham gia phòng chống bệnh phong, nhiễm HIV/AIDS, bệnh da, bệnh lây truyền theo đường tình dục tại khoa và tại cộng đồng.
Bác sỹ xét nghiệm cận lâm sàng: nhiệm vụ quyền hạn
Kiểm tra tại kết quả xử nghiệm của kĩ thuật viên trong phạm vi được phân công. Kí phiếu kết quả xét nghiệm để trình trưởng khoa duyệt.
Trưởng phòng tài chính kế toán bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Trong trường hợp thu, chi không đúng chế độ thì được quyền báo cáo giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên theo quy định hiện hành.
Quy chế công tác khoa y học cổ truyền
Khám bệnh và chẩn đoán bệnh theo y học cổ truyền và y học hiện đại, sử dụng các thiết bị kĩ thuật của y học hiện đại kết hợp điều trị bằng thuốc y học cổ truyền, châm cứu, xoa bóp.
Trưởng khoa khám bệnh: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức tốt công tác hành chính khoa. Đảm bảo ghi chép, cập nhật chính xác số liệu người bệnh đến khám bệnh tại khoa. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ tài liệu theo quy định.
Bác sĩ dinh dưỡng: nhiệm vụ quyền hạn
Nghiêm chỉnh thực hiện Quy chế bệnh viện, đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế công tác khoa dinh dưỡng, quy chế xử lí chất thải và quy chế chống nhiễm.
Lái xe ô tô cứu thương bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Sau khi chuyên chở người bệnh truyền nhiễm hoặc tử vong phải tiến hành ngay việc tẩy uế, khử khuẩn theo quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
Bệnh viện đa khoa hạng III: ba, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Trưởng khoa thăm dò chức năng: nhiệm vụ quyền hạn
Kiểm tra sát sao việc thực hiện quy định kĩ thuật bệnh viện về thăm dò chức năng, duyệt các kết quả thăm dò chức năng, trực tiếp kiểm tra lại những trường hợp còn nghi ngờ.
Trưởng khoa nhi: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa nhi và quy chế công tác khoa nội, chỉ đạo và thực hiện công tác điều trị cho bệnh nhi mắc bệnh lây nhiễm theo đúng quy chế công tác khoa truyền nhiễm.
Nhiệm vụ chung của bệnh viện
Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách Nhà nước quy định.
Quy chế trang phục y tế
Viên chức hành chính và lái xe thực hiện theo quy định của Nhà nước về trang phục công tác cho các cơ quan hành chính.
Quy chế công tác khoa dinh dưỡng
Bác sĩ điều trị hàng ngày thăm khám người bệnh, ra y lệnh về chế độ ăn uống bệnh lí, khi thay đổi chế độ ăn uống cần ghi rõ lí do nhận xét diễn biến của bệnh.
Quy chế khám bệnh chữa bệnh theo yêu cầu
Giá thu viện phí khám bệnh, chữa bệnh, được tính trên cơ sở hạch toán và được cấp trên quản lý trực tiếp duyệt.
Quy chế công tác khoa ung bướu điều trị tia xạ
Theo dõi kết quả điều trị trên người bệnh, tổng kết từng vấn đề chẩn đoán hoặc điều trị tia xạ phục vụ công tác giảng dậy và nghiên cứu khoa học.
Y tá điều dưỡng trưởng phẫu thuật gây mê hồi sức: nhiệm vụ quyền hạn
Phân công y tá điều dưỡng thực hiện công tác theo dõi, chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật khi còn ở trong khoa, báo cáo kịp thời trưởng khoa các việc đột xuất.
Quy chế công tác khoa chẩn đoán hình ảnh
Thực hiện các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng các thiết bị: X-quang, siêu âm, cộng hưởng từ… theo yêu cầu của bác sĩ lâm sàng.
Trưởng khoa nội cơ xương khớp: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa nội, tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống bệnh cơ xương khớp trong bệnh viện và tại cộng đồng.
Trưởng phòng hành chính quản trị bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Cung cấp vật tư thông dụng theo yêu cầu chuyên môn phù hợp với khả năng kinh phí của bệnh viện được cấp. Có kế hoạch tiết kiệm và thực hiện chống tham ô, lãng phí.
Quy chế công tác khoa dược
Tên thuốc trong dự trù phải ghi theo tên gốc, rõ ràng và đầy đủ đơn vị, nồng độ, hàm lượng, số lượng. Trong trường hợp thuốc nhiều thành phần có thể dùng tên biệt dược.
Trưởng khoa nội: nhiệm vụ quyền hạn
Theo dõi sát sao việc sử dụng thuốc cho người bệnh, phát hiện kịp thời những tác dụng phụ và mọi tai biến do dùng thuốc để xử lý kịp thời cho người bệnh.
Quy chế quản lý biểu mẫu và sổ ghi chép thông tin y tế
Người được giao quản lí các biểu mẫu và sổ ghi chép phải bảo quản, giữ gìn không được làm hỏng hoặc mất Trường hợp để hỏng, để mất sổ ghi hoặc biểu mẫu thống kê phải báo cáo ngay.
Bác sỹ sản phụ khoa: nhiệm vụ quyền hạn
Đối với người bệnh đến khám phụ khoa phải hỏi tỉ mỉ về bệnh sử, thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết, chẩn đoán bệnh và chỉ định điều trị.
Quy chế họp giao ban bệnh viện
Nội dung: Các trưởng khoa, trưởng phòng báo cáo tình hình trong 24 giờ qua. Người chủ trì nhận xét rút kinh nghiệm và thông báo công việc trong ngày.
Phòng hành chính quản trị bệnh viện: vị trí, chức năng nhiệm vụ, tổ chức
Định kỳ báo cáo giám đốc về nhận xét việc sử dụng hợp lý vật tư tiêu hao ở các khoa, phòng trong bệnh viện để giám đốc xem xét quyết định việc khen thưởng, kỷ luật.