- Trang chủ
- Thông tin
- Quy chế bệnh viện
- Quy chế công tác khoa xét nghiệm
Quy chế công tác khoa xét nghiệm
Mặt bàn xét nghiệm phải lát gạch men kính, chịu acid, có hệ thống chậu rửa, vòi nước sạch lắp ngay tại bàn.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quy định chung
Khoa xét nghiệm là cơ sở thực hiện các kĩ thuật xét nghiệm về huyết học, hoá sinh, vi sinh, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị.
Phải bảo đảm an toàn cho các thành viên trong khoa và môi trường xung quanh.
Việc quản lí trang thiết bị theo đúng quy chế quản lí và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.
Quy định cụ thể
Tổ chức cơ sở
Khoa xét nghiệm phải được bố trí ở nơi thuận tiện cho người bệnh nội trú và ngoại trú, bảo đảm các yêu cầu:
Có nơi chờ lấy bệnh phẩm, nơi nhận bệnh phẩm, nơi rửa chai lọ khử khuẩn.
Labô huyết học, labô hoá sinh, labô vi sinh.
Nơi làm việc của trưởng khoa, nơi thường trực.
Buồng vệ sinh, buồng tắm có đủ nước sạch, nước nóng cho các thành viên từng khoa vệ sinh, tẩy uế trước khi ra về.
Việc thiết kế xây dựng các labô phải bảo đảm các yêu cầu:
Tường các labô phải ốp gạch men kính chịu acid tới trần nhà.
Nên nhà cao ráo, thoát nước, lát gạch men màu, nhẵn, không thấm nước.
Đủ ánh sáng theo quy định, đường điện lắp ngầm trong tường.
Có cửa thông gió; đối với labô hoá sinh phải có hệ thống "hotte" chụp hút khí thải.
Mặt bàn xét nghiệm phải lát gạch men kính, chịu acid, có hệ thống chậu rửa, vòi nước sạch lắp ngay tại bàn.
Hệ thống cống phải kín, thoát nước nhanh.
Hoạt động của khoa
Lấy bệnh phẩm và nhận bệnh phẩm:
Y tá( diều dưỡng)khoa điều trị có trách nhiệm:
Lấy bệnh phẩm thường quy của người bệnh nội trú, mang theo phiếu yêu cầu xét nghiệm có ghi đủ các mục quy định và có chữ kí của bác sĩ điều trị giao cho khoa xét nghiệm.
Bệnh phẩm có khả năng lây nhiễm phải dán nhãn màu đỏ.
Trường hợp xét nghiệm có yêu cầu phân tích chính xác, phải đưa người bệnh từ khoa xét nghiệm trực tiếp lấy bệnh phẩm.
Trưởng khoa xét nghiệm có trách nhiệm:
Cung cấp đầy đủ dụng cụ, phương tiện để y tá (điều dưỡng) khoa điều trị lấy bệnh phẩm đúng quy cách.
Bố trí viên chức có trình độ chuyên môn kĩ thuật để nhận bệnh phẩm thường quy, bảo đảm yêu cầu kĩ thuật về số lượng chất lượng, thời gian lấy bệnh phẩm.
Kĩ thuật viên xét nghiệm thực hiện:
Nhận bệnh phẩm thường quy đến 10 giờ sáng hàng ngày đối với người bệnh nội trú.
Bệnh phẩm cấp cứu phải nhận ngay, ghi rõ giờ nhận vào phiếu yêu cầu xét nghiệm.
Trường hợp cấp cứu, chăm sóc cấp 1, lấy bệnh phẩm tại giường bệnh.
Lấy bệnh phẩm tại khoa xét nghiệm cho người bệnh ngoại trú, người bệnh đến khám bệnh.
Thực hiện kĩ thuật xét nghiệm:
Bác sĩ và kĩ thuật viên tiến hành làm các xét nghiệm theo đúng quy định kĩ thuật, ưu tiên các xét nghiệm cấp cứu và tính đặc thù của xét nghiệm cần được làm kịp thời.
Thực hiện kĩ thuật phải bảo đảm chính xác, trung thực.
Kết quả xét nghiệm phải được ghi rõ ràng, đầy đủ vào phiếu xét nghiệm và sổ lưu theo qui định.
Trước khi trả kết quả xét nghiệm, trưởng labô hoặc viên chức có trình độ kĩ thuật cao nhất có trách nhiệm kiểm tra lại kết quả xét nghiệm. Trong trường hơp kết quả có nghi vấn phải báo cáo trưởng khoa để đối chiếu với lâm sàng, khi cần phải xét nghiệm lại.
Trưởng khoa xét nghiệm phải kiểm tra lại kết quả xét nghiệm và kí trước khi trả kết quả cho khoa điều trị; bệnh phẩm còn lại chỉ được huỷ sau khi trưỏng khoa đã kí duyệt.
Kĩ thuật viên khoa xét nghiệm trả kết quả xét nghiệm đầy đủ, đúng thời gian quy định vào buổi chiều trong ngày và sáng hôm sau tại khoa điều trị.
Kết quả xét nghiệm cấp cứu do y tá (điều dưỡng) khoa điều trị trực tiếp đến lấy tại khoa xét nghiệm, chậm nhất không quá hai giờ kể từ khi nhận bệnh phẩm.
Thực hiện việc thường trực theo quy chế thường trực.
Quản lý và sử dụng hoá chất, thuốc thử và thiết bị y tế
Hoá chất và thuốc thử
Bác sĩ và kĩ thuật viên khoa xét nghiệm có nhiệm vụ thực hiện việc quản lí và sử dụng hoá chất và thuốc thử theo đúng quy chế sử dụng thuốc.
Đặc biệt chú ý:
Hoá chất nguy hiểm, độc, ăn mòn, cháy nổ.
Các sinh phẩm làm thuốc thử phải bảo đảm chống ẩm, chống ánh sáng, chống nhiệt độ thấp.
Việc bảo quản hoá chất, thuốc thử phải bảo đảm chất lượng, để tránh sai số cho kết quả xét nghiệm.
Thiết bị y tế, dụng cụ chính xác
Trưởng khoa xét nghiệm, bác sĩ và các kĩ thuật viên phải thực hiện quy chế quản lí và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.
Bác sĩ kĩ thuật viên khi sử dụng thiết bị, dụng cụ phải đúng mục đích, thao tác nhẹ nhàng, tỉ mỉ, chính xác.
An toàn lao động
Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm tạo điều kiện:
Trang bị cho khoa các phương tiện bảo hộ lao động.
Các thành viên trong khoa được kiểm tra sức khoẻ định kì theo quy định.
Trưởng khoa xét nghiệm có trách nhiệm:
Xây dựng nội quy bảo hộ lao động.
Tổ chức học tập, hướng dẫn cho bác sĩ, kĩ thuật viên của khoa và học viên đến thực tập tại khoa; chỉ sau khi được hướng dẫn, học tập và được trưởng khoa đồng ý mới được sử dung máy.
Quy định việc quản lí và sử dụng các hoá chất độc, các chủng vi sinh độc, mạnh; các dụng cụ điện, các bình khí nén.
Trang bị cơ số thuốc và phương tiện dung cụ cấp cứu.
Kiểm tra các thành viên thực hiện nội quy, quy chế bệnh viện.
Các thành viên làm việc trong khoa phải được:
Đào tạo sử dụng thành thạo các thiết bị chuyên khoa.
Trước khi ra về phải tắt nguồn điện bảo đảm an toàn.
Khi tiếp xúc với các sinh phẩm có khả năng lây bệnh (nhãn đỏ) phải thận trọng, tuân thủ nghiêm ngặt quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
Học tập có kiến thức để phòng tránh và cứu người khi gặp trường hợp không may bị bỏng kiềm, bỏng acid, bỏng nhiệt, ngộ độc, điện giật, cháy nổ...
Trật tự, vệ sinh và vô khuẩn
Trưởng khoa xét nghiệm có trách nhiệm:
Xây dựng các quy định về việc huỷ bệnh phẩm còn lại, xác súc vật thí nghiệm và khử khuẩn các dụng cụ bẩn.
Đôn đốc kiểm tra các thành viên trong khoa thực hiện các quy định về vệ sinh cá nhân, quy chế trang phục y tế trong giờ làm việc; hàng ngày phải thay quần áo công tác.
Các thành viên trong khoa có nhiệm vụ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trật tự nơi làm việc, mọi dụng cụ phải xếp đặt đúng nơi quy định, không dán giấy đóng đinh lên tường nhà, thùng rác phải có nắp đậy.
Hộ lí thực hiện hàng ngày lau nền nhà bằng các dung dịch sát khuẩn đối với các phòng xét nghiệm huyết học, vi sinh.
Nghiêm cấm:
Đổ bệnh phẩm còn lại, tiêu bản đã xét nghiệm trực tiếp xuống cống hoặc qua chậu rửa ở bàn xét nghiệm, chưa được xử lí.
Tiếp khách, ăn uống trong phòng xét nghiệm.
Bài viết cùng chuyên mục
Phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện: chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
Tổ chức việc điều hoà phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong bệnh viện, giữa bệnh viện với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám bệnh, chữa bệnh của Bệnh viện.
Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh: nhiệm vụ quyền hạn
Kiểm tra sát sao việc thực hiện kĩ thuật chiếu, chụp X-quang, siêu âm,... và duyệt kết quả chẩn đoán của các bác sĩ trong khoa, đảm bảo kết quả chính xác, đúng thời gian.
Nữ hộ sinh: nhiệm vụ quyền hạn
Nữ hộ sinh trung cấp (nữ hộ sinh chính): thực hiện kĩ thuật chăm sóc sản phụ, người bệnh; vận hành và bảo quản các trang thiết bị y tế chuyên khoa theo sự phân công.
Phòng tổ chức cán bộ bệnh viện: vị trí, chức năng nhiệm vụ, tổ chức
Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quan hệ chặt chẽ với các tổ chức Đảng, chính quyền địa phương để phối hợp công tác trong công việc có liên quan.
Quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện
Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ, vật dụng bằng sức nóng hoặc hoá chất phải bảo đảm đúng quy định, đủ thời gian, đúng nhiệt độ hoặc đúng nồng độ.
Trưởng khoa nội tiết: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống các bệnh nội tiết hay gặp như bệnh đái tháo đường, bệnh do thiếu hụt iod tại khoa và tại cộng đồng.
Quy chế công tác kiểm tra bệnh viện
Bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, nữ hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật viên trưởng khoa kiểm tra những hoạt động trong phạm vi trách nhiệm.
Y công bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Thu gom, xử lí chất thải đúng quy chế xử lí chất thải. Tẩy rửa khử khuẩn dụng cụ chuyên môn (thực hiện nhiệm vụ như hộ lí buồng bệnh).
Trưởng khoa khám bệnh: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức tốt công tác hành chính khoa. Đảm bảo ghi chép, cập nhật chính xác số liệu người bệnh đến khám bệnh tại khoa. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ tài liệu theo quy định.
Thủ kho bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Kiểm soát hàng nhập, xuất đúng số lượng, chất lượng ghi trên tờ phiếu không sửa chữa tẩy xoá. Hàng nhập trước xuất trước, chú ý thời hạn sử dụng.
Quy chế công tác khoa y học hạt nhân
Thực hiện nghiệm pháp chẩn đoán bằng phóng xạ phải thăm khám, kiểm tra để có chỉ định đúng: về kĩ thuật, liều lượng, dược chất phóng xạ và loại trừ trường hợp chống chỉ định.
Quy chế công tác khoa dược
Tên thuốc trong dự trù phải ghi theo tên gốc, rõ ràng và đầy đủ đơn vị, nồng độ, hàm lượng, số lượng. Trong trường hợp thuốc nhiều thành phần có thể dùng tên biệt dược.
Quy chế công tác khoa hồi sức cấp cứu
Nếu gặp trường hợp khó chẩn đoán, khó thực hiện kĩ thuật phải báo cáo trưởng khoa xin hội chẩn để có ý kiến chỉ đạo.
Bác sỹ điều trị: nhiệm vụ quyền hạn
Khi bác sĩ trưởng khoa thăm khám người bệnh, bác sĩ điều trị có trách nhiệm báo cáo đáy đủ diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị để xin ý kiến hướng dẫn của trưởng khoa.
Dược sỹ phụ trách cấp phát thuốc: nhiệm vụ quyền hạn
Nắm vững số lượng, hàm lượng, hạn dùng của thuốc, giới thiệu thuốc mới, biệt dược, hoá chất và y dụng cụ có trong kho để phục vụ công tác điều trị.
Trưởng khoa tai mũi họng: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức công tác phẫu thuật bệnh tai mũi họng theo đúng quy định kĩ thuật bệnh viện và quy chế công tác khoa phẫu thuật gây mê hồi sức mũi họng theo đúng quy định của Nhà nước.
Trưởng khoa phẫu thuật gây mê hồi sức: nhiệm vụ quyền hạn
Phân công bác sĩ gây mê, phụ gây mê, y tá (điều dưỡng) tiếp dụng cụ và y tá (điều dưỡng phụ kíp phẫu thuật).
Quy chế công tác khoa lọc máu thận nhân tạo
Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh biết về khả năng và diễn biến xấu có thể xảy ra và kí vào giấy đề nghị được lọc máu.
Bệnh viện đa khoa hạng III: ba, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Quy chế quan hệ công tác trong bệnh viện
Quan hệ công tác giữa các trưởng khoa là quan hệ hợp tác, hỗ trợ, cùng thực hiện tốt nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục vụ người bệnh.
Trưởng khoa y học cổ truyền: nhiệm vụ quyền hạn
Hướng dẫn những kiến thức cơ bản về xoa bóp, day ấn huyết, tập luyện dưỡng sinh, sử dụng thuốc nam trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng.
Quy chế thông tin báo cáo bệnh viện
Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp tổng hợp các báo cáo của các khoa, phòng, trình giám đốc phê duyệt để gửi lên cấp trên quản lí trực tiếp theo quy định.
Bệnh viện chuyên khoa hạng II: hai, vị trí, chức năng, nhiệm vụ
Tham gia khám giám định sức khoẻ và khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa trung ương hợăc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
Quy chế đối với người bệnh không có người nhận
Lập hồ sơ bệnh án, chụp ảnh báo cáo giám đốc bệnh viện và thông báo ngay cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Công an cơ sở gần nhất.
Quy chế công tác khoa thần kinh
Khi các kĩ thuật đặc biệt có liên quan đến các khoa khác phải liên hệ trước để phối hợp thực hiện, theo dõi chu đáo và xử lí kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh.