- Trang chủ
- Thông tin
- Quy chế bệnh viện
- Quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án
Quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án
Quy định chung
Hồ sơ bệnh án là tài liệu quan trọng phải được giữ gìn, bảo quản tốt theo đúng quy định của pháp luật về lưu trữ.
Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú, chuyển viện và tử vong phải được hoàn chỉnh các thủ tục hành chính theo quy chế vào viện chuyển khoa, chuyển viện, ra viện sau đó chuyển đến phòng kế hoạch tổng hợp lưu trữ theo quy định.
Việc khai thác sử dụng hồ sơ bệnh án phải theo đúng quy định.
Quy định cụ thể
Lưu trữ hồ sơ bệnh án
Đăng kí lưu trữ:
Người bệnh ra viện trong 24 giờ, khoa phải hoàn chỉnh các thủ tục hành chính của hồ sơ bệnh án theo quy chế, chuyển đến phòng kế hoạch tổng hợp.
Phòng kế hoạch tổng hợp kiểm tra việc thực hiện quy chế hồ sơ bệnh án của khoa trình giám đốc kí duyệt và chuyển lưu trữ.
Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú lưu trữ ít nhất 10 năm.
Hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt lưu trữ ít nhất 15 năm.
Hồ sơ bệnh án người bệnh tử vong lưu trữ ít nhất 20 năm.
Gìn giữ bảo quản hồ sơ bệnh án:
Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp phân công cụ thể viên chức chuyên trách giữ gìn bảo quản hồ sơ bệnh án.
Ghi đầy đủ các thông tin quy định vào sổ lưu trữ.
Hồ sơ bệnh án được để vào tủ hoặc trên giá, có biện pháp: chống ẩm, chống cháy, chống dán, chống chuột, chống mối và các côn trùng khác.
Các hồ sơ bệnh án được đánh số thứ tự theo chuyên khoa hoặc theo danh mục bệnh tật quốc tế nhằm bảo quản lưu trữ và cung cấp tài liệu nhanh chóng thuận tiện.
Hồ sơ người bệnh tử vong:
Hồ sơ người bệnh tử vong phải được bảo quản chặt chẽ, lưu trữ tủ riêng, theo thứ tự từng năm.
Tủ lưu dữ hồ sơ người bệnh tử vong phải luôn luôn khoá. Giám đốc bệnh viện có quyết định phân công và giao trách nhiệm cho người giữ hồ sơ bệnh án.
Sử dụng hồ sơ bệnh án đã lưu trữ
Bác sĩ trong bệnh viện cần mượn hồ sơ bệnh án để giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học phải có giấy đề nghị ghi rõ mục đích, thông qua trưởng phòng kế hoạch tổng hợp và chỉ được đọc tại chỗ. Đối với hồ sơ bệnh án người bệnh tử vong, ngoài các thủ tục trên phải được giám đốc bệnh viện kí duyệt.
Phòng kế hoạch tổng hợp phải có sổ theo dõi người đến mượn hớ sơ bệnh án và lưu trữ các giấy đề nghị.
Người mượn hồ sơ bệnh án không được tiết lộ nghề nghiệp chuyên môn.
Cơ quan bảo vệ pháp luật và thanh tra cần sử dụng hồ sơ bệnh án
Phải có giấy giới thiệu hoặc công văn đề nghị ghi rõ mục đích sử dụng hồ sơ bệnh án.
Căn cứ giấy giới thiệu hoặc công văn yêu cầu, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp báo cáo giám đốc kí duyệt mới được phép đưa hồ sơ bệnh án cho mượn đọc hay sao chụp tại chỗ.
Đối với hồ sơ bệnh án người bệnh tử vong giám đốc bệnh viện phải báo cáo lên cấp trên quản lý trực tiếp, sau khi được sự đồng ý của cấp trên giám đốc bệnh viện mới được phép cho mượn đọc hoặc sao chụp, chép tại chỗ.
Đối với hồ sơ bệnh án của cán bộ diện quản lý bảo vệ sức khoẻ trung ương phải được phép của chủ tịch hội đồng quản lí sức khoẻ cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước mới được phép cho mượn đọc hoặc sao chụp, chép lại chỗ.
Bài xem nhiều nhất
-
Mười hai điều y đức
-
Quy chế công tác chăm sóc người bệnh toàn diện
-
Quy chế công tác khoa dược
-
Quy chế thường trực bệnh viện
-
Quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án
-
Bệnh viện đa khoa hạng III: ba, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
-
Y tá điều dưỡng chăm sóc: nhiệm vụ quyền hạn
-
Quy chế hội chẩn bệnh viện
-
Bệnh viện đa khoa hạng II: hai, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
-
Bác sỹ điều trị: nhiệm vụ quyền hạn
-
Phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện: chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
-
Quy chế chẩn đoán bệnh án và kê đơn
-
Y tá điều dưỡng hành chính khoa: nhiệm vụ quyền hạn
-
Y tá điều dưỡng nữ hộ sinh trưởng: nhiệm vụ quyền hạn
-
Hộ lý chung: nhiệm vụ quyền hạn
-
Quy chế vào viện chuyển khoa chuyển viện ra viện
-
Trưởng khoa trong bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn chung
-
Quy chế sử dụng thuốc bệnh viện
-
Bệnh viện đa khoa hạng I: một, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
-
Giám đốc và phó giám đốc bệnh viện: nhiệm vụ và quyền hạn