- Trang chủ
- Thông tin
- Quy chế bệnh viện
- Quy chế khen thưởng kỷ luật trong bệnh viện
Quy chế khen thưởng kỷ luật trong bệnh viện
Quy định chung
Khen thưởng, kỷ luật là một biện pháp quản lý Nhà nước nhằm động viên và giáo dục các thành viên trong bệnh viện hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Khen thưởng, kỷ luật phải kịp thời, công khai, công bằng; lấy giáo dục làm gốc, dựa trên cơ sở các quy định của Nhà nước.
Tổ chức các phong trào thi đua liên tục, nêu gương người tốt, việc tốt.
Quy định cụ thể
Nội dung khen thưởng, kỉ luật
Thực hiện quy định của luật lao động, quy định về y đức và quy chế bệnh viện.
Trách nhiệm về việc khen thưởng, kỉ luật
Giám đốc bệnh viện là chủ tịch hội đồng.
Trưởng phòng, trưởng khoa có trách nhiệm tổ chức, xem xét để đề nghị khen thưởng, kỉ luật theo quy định hiện hành.
Hội đồng thi đua, hội đồng kỉ luật được thành lập làm nhiệm vụ tư vấn cho giám đốc bệnh viện .
Cách tiến hành
Khen thưởng:
Cá nhân, tập thể viết báo cáo thành tích theo tiêu chuẩn quy định.
Thông qua khoa, phòng bình chọn công khai, dân chủ; chọn những cá nhân, tập thể tiên tiến đề nghị giám đốc bệnh viện xét duyệt.
Hội đồng thi đua khen thưởng xem xét và đề nghị mức độ khen thưởng.
Mức khen thưởng ở bệnh viện do giám đốc quyết định.
Mức khen thưởng do cấp trên, giám đốc bện viện làm báo cáo gửi lên cấp trên.
Giám đốc bệnh viện tổ chức công nhận và trao giải thưởng nghiêm túc, đúng thủ tục quy định của Nhà nước và có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng các cá nhân, tập thể điển hình, tiên tiến; phổ biến những bài học kinh nghiệm, nhân điển hình tiên tiến trong bệnh viện.
Kỷ luật:
Cá nhân, tập thể vi phạm kỉ luật phải viết bản kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật, thông qua khoa, phòng góp ý kiến, lập biên bản chuyển đến phòng tổ chức cán bộ để trình giám đốc bệnh viện.
Thi hành kỉ luật lao động theo qui định hiện hành của Nhà nước.
Quyền đề nghị và khiếu nại
Các thành viên trong bệnh viện bị thi hành kỉ luật, sau khi đã cố gắng làm việc, sửa chữa sai lầm khuyết điểm thì có quyền đề nghị hội đồng xét xoá bỏ hiệu lực của kỉ luật.
Các thành viên trong bệnh viện có quyền khiếu nại về mức độ kỷ luật, giám đốc bệnh viện có trách nhiệm giải quyết kịp thời.
Bài mới nhất
Mười hai điều y đức
Quy chế công tác chăm sóc người bệnh toàn diện
Quy chế thường trực bệnh viện
Quy chế công tác khoa dược
Quy chế hội chẩn bệnh viện
Quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án
Y tá điều dưỡng chăm sóc: nhiệm vụ quyền hạn
Bệnh viện đa khoa hạng III: ba, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
Bệnh viện đa khoa hạng II (hai): vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
Phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện: chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
Bác sỹ điều trị: nhiệm vụ quyền hạn
Quy chế chẩn đoán bệnh án và kê đơn
Y tá điều dưỡng nữ hộ sinh trưởng: nhiệm vụ quyền hạn
Y tá điều dưỡng hành chính khoa: nhiệm vụ quyền hạn
Quy chế vào viện chuyển khoa chuyển viện ra viện
Thật thà đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Đối tượng gồm những người bệnh không nguy kịch, thay đổi tư thế và hoạt động còn hạn chế, có chỉ định truyền dịch, truyền máu, phải theo dõi chức năng hô hấp, tuần hoàn và phục hồi chức năng.
Các phiên thường trực phải được tổ chức chặt chẽ, có đầy đủ các phương tiện vận chuyển, thiết bị , dụng cụ y tế và thuốc để kịp thời cấp cứu người bệnh.
Tên thuốc trong dự trù phải ghi theo tên gốc, rõ ràng và đầy đủ đơn vị, nồng độ, hàm lượng, số lượng. Trong trường hợp thuốc nhiều thành phần có thể dùng tên biệt dược.
Các trường hợp người bệnh đã được chẩn đoán xác định, sau 3 ngày điều trị trong khoa không biến chuyển bác sĩ điều trị có trách nhiệm mời bác sĩ trưởng khoa thăm lại người bệnh
Người bệnh ra viện trong 24 giờ, khoa phải hoàn chỉnh các thủ tục hành chính của hồ sơ bệnh án theo quy chế, chuyển đến phòng kế hoạch tổng hợp.
Ghi những thông số, dấu hiệu, triệu chứng bất thường của người bệnh và cách xử lí vào phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc theo quy định.
Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Bệnh viện đa khoa hạng II là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh thành phố trực thuộc trung ương hoặc khu vực các huyện trong tỉnh và các ngành
Tổ chức việc điều hoà phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong bệnh viện, giữa bệnh viện với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám bệnh, chữa bệnh của Bệnh viện.
Khi bác sĩ trưởng khoa thăm khám người bệnh, bác sĩ điều trị có trách nhiệm báo cáo đáy đủ diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị để xin ý kiến hướng dẫn của trưởng khoa.
Chỉ định dùng thuốc hàng ngày, tên thuốc ghi rõ ràng đúng danh pháp quy định, thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện, kháng sinh phải được đánh số thứ tự để theo dõi.
Lập kế hoạch mua y dụng cụ, vật tư tiêu hao. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lí tài sản, vật tư theo quy định hiện hành. Lập kế hoạch các yêu cầu sửa chữa dụng cụ hỏng.
Lĩnh thuốc và bàn giao thuốc hàng ngày để y tá (điều dưỡng) chăm sóc thực hiện cho từng người bệnh theo y lệnh.
Thực hiện các tủ tục vào viện cho người bệnh, thông báo cho khoa nhận người bệnh biết trước để chuẩn bị điều kiện phục vụ