- Trang chủ
- Thông tin
- Quy chế bệnh viện
- Quy chế quản lý tài chính bệnh viện
Quy chế quản lý tài chính bệnh viện
Tăng nguồn thu hợp pháp, cân đối thu chi, sử dụng các khoản chi có hiệu quả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quy định chung
Quản lý tài chính trong bệnh viện là việc quản lý toàn bộ các nguồn vốn: vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn viện trợ, vốn vay và các nguồn vốn khác; tài sản, vật tư của bệnh viện để phục vụ nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến ..
Quản lý tài chính trong bệnh viện phải đạt các mục tiêu:
Sử dụng, quản lý các nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn được coi là ngân sách Nhà nước cấp như: viện phí, bảo hiểm y tế, viện trợ... theo đúng chế độ định mức qui định của Nhà nước.
Tăng nguồn thu hợp pháp, cân đối thu chi, sử dụng các khoản chi có hiệu quả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.
Thực hiện chính sách ưu đãi và đảm bảo công bằng trong khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng ưu đãi xã hội và người nghèo.
Từng bước tiến tới hạch toán chi phí và giá thành khám bệnh, chữa bệnh.
Giám đốc bệnh viện là người chịu trách nhiệm quản lý tài chính trong bệnh viện.
Quy định cụ thể
Quản lý các nguồn thu
Các nguồn tài chính:
Hình thành ngân sách của bệnh viện và được quản lý thống nhất theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp bao gồm:
Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm.
Thu viện phí và bảo hiểm y tế.
Thu về viện trợ (nếu có).
Thu về thanh lý, nhượng bán tài sản.
Các khoản thu khác như trợ cấp khó khăn quỹ hỗ trợ khác.
Các nguồn thu tài chính của bệnh viện phải được lập kế hoạch từng năm trên cơ sở định mức của Nhà nước quy định, định mức do bệnh viện xây dựng đã được cơ quan chủ quản duyệt và dự báo về khả năng thu.
Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế:
Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế được Nhà nước quy định là một phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng. Các nguồn ngân sách này được quản lý tập trung thống nhất tại phòng tài chính kế toán của bệnh viện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
Giá viện phí do giám đốc bệnh viện đề xuất, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của địa phương và được cấp trên có thẩm quyền duyệt. Bảng giá phải được niêm yết công khai. Trưởng phòng tài chính - kế toán chịu trách nhiệm thu viện phí đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, tránh phiền hà cho người bệnh và hạch toán các khoản thu viện phí theo chế độ quy định.
Đối với việc khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu thì mức thu được tính trên cơ sở hạch toán và được cấp có thẩm quyền duyệt. Bệnh viện không được tuỳ tiện đặt giá.
Trưởng các khoa trong bệnh viện có trách nhiệm ký duyệt bảng kê các khoản chi cho người bệnh để làm căn cứ cho phòng tài chính - kế toán thực hiện việc thu viện phí.
Việc thu viện phí trực tiếp của người bệnh phải sử dụng hoá đơn theo mẫu quy định của Bộ Tài chính, một liên của hoá đơn phải trả cho người bệnh.
Đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế thì phòng tài chính kế toán có trách nhiệm thu viện phí từ cơ quan bảo hiểm y tế.
Giám đốc bệnh viện hoặc người được uỷ quyền chịu trách nhiệm xét miễn, giảm viện phí cho người bệnh theo chế độ quy định.
Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác:
Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác được Nhà nước quy định là một phần ngăn sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng được hạch toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
Khi bệnh viện tiếp nhận tiền, hàng viện trợ phải làm các thủ tục xác nhận viện trợ theo quy định.
Các loại tài sản được viện trợ phải hạch toán tăng nguồn vốn và quản lý theo quy định như các tài sản được mua bằng nguồn vốn sự nghiệp do Nhà nước cấp.
Quản lý tiền mặt
Tất cả các nguồn thu bằng tiền mặt của bệnh viện phải được quản lý chặt chẽ theo đúng chế độ Nhà nước quy định.
Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm trước trưởng phòng tài chính - kế toán và giám đốc bệnh viện về bảo quản, thu, chi và bồi thường nếu thiếu hụt ngân quỹ theo quy định.
Trưởng phòng tài chính - kế toán và thủ quỹ phải tổ chức kiểm kê quỹ định kỳ hàng tháng và đột xuất nếu có lệnh của cấp trên.
Giám đốc bệnh viện không được tuyển dụng cha, mẹ, vợ, chồng, con của trưởng phòng tài chính-kế toán của bệnh viện làm thủ quỹ.
Quản lí chi
Các khoản chi đều phải có kế hoạch được duyệt, thực hiện đúng các quy định của luật ngân sách, chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, chế độ đấu thầu và mua sắm tài sản.
Các khoản chi phải đúng chế độ, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định và được giám đốc bệnh viện duyệt chi.
Chứng từ chi kể cả tạm ứng phải được lập theo đúng quy định. Khi thanh toán các khoản chi, tạm ứng phải có đầy đủ chứng từ, hoá đơn hợp pháp. Trường hợp đặc biệt khi bệnh viện phải mua một số vật dụng, súc vật... theo kế hoạch đã được giám đốc duyệt để phục vụ thí nghiệm, nghiên cứu, chữa bệnh mà không có hoá đơn do cơ quan tài chính phát hành thì người thanh toán phải có bảng kê chi tiết ghi rõ địa chỉ, họ tên và chữ kí của người bán hàng.
Trường hợp đặc biệt như cấp cứu, tử vong... cần phải chi một số tiền khẩn cấp mà chưa đủ thủ tục hoặc chế độ, giám đốc bệnh viện hoặc người được uỷ quyền phải ra lệnh bằng văn bản và chịu trách nhiệm. Trưởng phòng tài chính-kế toán và thủ quỹ chi kịp thời để đảm bảo công việc; sau đó báo cáo lại giám đốc và cơ quan quản lý tài chính cấp trên để giải quyết.
Việc chi phải được hạch toán đúng mục lục ngân sách Nhà Nước quy định. Không được dùng nguồn kinh phí hành chính sự nghiệp để chi cho xây dựng cơ bản, lập quỹ phúc lợi.
Quản lí tài sản
Tài sản của bệnh viện khi xây dựng hoàn thành, mua sắm, tiếp nhận từ mọi nguồn theo quy định tại điểm 1.1 của quy chế này đểu phải được ghi thể hiện, phản ánh trên sổ sách kế toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và đảm bảo các thủ tục cần thiết về đấu thầu, chọn thầu xây dựng, mua sắm tài sản theo quy định.
Việc sử dụng vật tư, tài sản của bệnh viện phải căn cứ theo định mức. Tài sản phải được giao trách nhiệm quản lý tới giám đốc, trưởng khoa, trưởng phòng và cá nhân, bảo dưỡng định kỳ theo quy định kĩ thuật bệnh viện. Tài sản cố định mang ra khỏi bệnh viện để thực hiện nhiệm vụ phải có ý kiến đồng ý của giám đốc.
Tài sản cố định và vật rẻ tiền mau hỏng của bệnh viện khi thanh lý, nhượng bán phải thực hiện theo chế độ quản lý công sản của Nhà nước. Trường hợp cần điếu chuyển tài sản cố định cho các đơn vị khác phải xin ý kiến cấp trên và cơ quan quản lý công sản; bệnh viện không được tuỳ tiện cho nơi khác.
Các vật tư kỹ thuật và vật tư chuyên dùng, máu, dịch truyền sau khi mua, tiếp nhận phải nhập kho. Vật tư nào chưa có giá phải tổ chức hôi đồng đánh gía khi xuất kho phải có lệnh của giám đốc bệnh viện hoặc người được uỷ quyền.
Thủ kho phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý kho, chịu trách nhiệm bồi thường nếu mất, thiếu hụt vật tư, tài sản và các trách nhiệm pháp luật khác theo quy định.
Vật tư, tài sản, đất đai, công nghệ... của bệnh viện đem góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần (nếu có) phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và xác định về mặt giá trị.
Việc chấp hành chế độ kế toán, quyết toán tài chính, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán
Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp được thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính và áp dụng cho tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp. Các bệnh viện là đơn vị sự nghiệp y tế, có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán tài chính sự nghiệp.
Bệnh viện có trách nhiệm lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính theo quy định: dùng các báo cáo tài chính để phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí, vốn, quỹ để phục vụ cho công tác quản lý tài chính và quản lý chung của bệnh viện.
Bệnh viện chịu sự kiểm tra tài chính của cơ quan chủ quản, thanh tra tài chính và kiểm toán khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Bệnh viện phải đảm bảo lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và công tác quản lý tài chính của đơn vị.
Bài viết cùng chuyên mục
Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện: nhiệm vụ và quyền hạn
Tổ chức chỉ đạo công tác báo cáo thống kê, sổ sách, hồ sơ bệnh án của các khoa trong bệnh viện. Hướng dẫn tuyến dưới rút kinh nghiệm kịp thời các vấn đề chuyên môn kĩ thuật.
Trưởng khoa chống nhiễm khuẩn bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Phối hợp và các khoa, phòng có liên quan tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy định kĩ thuật bệnh viện về vô khuẩn và thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện theo định kì hoặc đột xuất.
Nữ hộ sinh: nhiệm vụ quyền hạn
Nữ hộ sinh trung cấp (nữ hộ sinh chính): thực hiện kĩ thuật chăm sóc sản phụ, người bệnh; vận hành và bảo quản các trang thiết bị y tế chuyên khoa theo sự phân công.
Trưởng phòng y tá điều dưỡng: nhiệm vụ quyền hạn
Kiểm tra, đôn đốc y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kĩ thuật viên và hộ lí thực hiện Quy chế bệnh viện, quy định kĩ thuật bệnh viện các nhiệm vụ thường quy.
Quy chế công tác xử lý chất thải bệnh viện
Công ty môi trường hàng ngày đến thu dọn và vận chuyển chất thải chung không độc hại của bệnh viện đến bãi rác công cộng để xử lí theo hợp đồng.
Quy chế công tác khoa phẫu thuật gây mê hồi sức
Trước khi khâu kín nơi phẫu thuật phải kiểm tra các chỗ cầm máu, khâu nối, bảo đảm không chảy máu, không còn sót dụng cụ, gạc, ống dẫn lưu trong cơ thể người bệnh.
Bác sỹ vật lý trị liệu phục hồi chức năng: nhiệm vụ quyền hạn
Thực hiện các kĩ thuật về vật lí trị liệu - phục hồi chức năng theo đúng quy định kĩ thuật bệnh viện, hướng dẫn kĩ thuật viên giúp đỡ người bệnh thực hiện các kĩ thuật phục hồi sử dụng các phương pháp vật lí trị liệu.
Quy chế công tác khoa hồi sức cấp cứu
Nếu gặp trường hợp khó chẩn đoán, khó thực hiện kĩ thuật phải báo cáo trưởng khoa xin hội chẩn để có ý kiến chỉ đạo.
Trưởng khoa thần kinh: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức khám bệnh và chữa bệnh cho người mắc bệnh thần kinh lây nhiễm theo đúng quy chế công tác khoa truyền nhiễm, tổ chức tuyên truyền và tham gia phòng chống bệnh thần kinh lây nhiễm như viêm màng não, viêm não.
Quy chế quản lý sử dụng vật tư thiết bị y tế
Lập kế hoạch và mua vật tư. thiết bị y tế hàng năm theo quy định, sát với nhu cầu phục vụ khám bệnh, chữa bệnh, khả năng tài chính, điều kiện lắp đặt và đội ngũ cán bộ kỹ thuật của bệnh viện.
Trưởng khoa thăm dò chức năng: nhiệm vụ quyền hạn
Kiểm tra sát sao việc thực hiện quy định kĩ thuật bệnh viện về thăm dò chức năng, duyệt các kết quả thăm dò chức năng, trực tiếp kiểm tra lại những trường hợp còn nghi ngờ.
Quy chế công tác khoa nội
Bố trí nơi làm việc của trưởng khoa, bác sĩ điều trị, buồng hành chính khoa, buồng vệ sinh, buồng tắm cho các thành viên trong khoa sử dụng.
Quy chế thông tin báo cáo bệnh viện
Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp tổng hợp các báo cáo của các khoa, phòng, trình giám đốc phê duyệt để gửi lên cấp trên quản lí trực tiếp theo quy định.
Trưởng khoa phụ sản: nhiệm vụ quyền hạn
Tồ chức tốt phẫu thuật sản phụ khoa theo đúng quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa gây mê - hồi sức.
Trưởng khoa huyết học: nhiệm vụ quyền hạn
Đối với các bệnh viện có khoa huyết học lâm sàng, tổ chức buồng bệnh theo đúng quy chế quản lí buồng bệnh và buồng thủ thuật.
Trưởng khoa huyết học lâm sàng: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức công tác tuyền truyền giáo dục phòng chống các bệnh lây lan theo đường máu và vân động hiến máu nhân đạo.
Quy chế công tác khoa y học cổ truyền
Khám bệnh và chẩn đoán bệnh theo y học cổ truyền và y học hiện đại, sử dụng các thiết bị kĩ thuật của y học hiện đại kết hợp điều trị bằng thuốc y học cổ truyền, châm cứu, xoa bóp.
Trưởng khoa trong bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn chung
Kiểm tra sát sao việc thực hiện Quy chế bệnh viện, Quy định kĩ thuật bệnh viện; Quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang bị thông dụng và việc thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao động.
Giám đốc và phó giám đốc bệnh viện: nhiệm vụ và quyền hạn
Tổ chức bộ máy của bệnh viện cho phù hợp với nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt công tác cán bộ và mọi chính sách chế đối với các thành viên trong bệnh viện và người bệnh theo quy định.
Quy chế công tác khoa giải phẫu bệnh
Khi nhận được thông báo của khoa lâm sàng, nhà đại thể có trách nhiệm cử viên chức đi nhận tử thi, đặt tử thi trên cáng hoặc xe đẩy, phủ vải tráng khi toàn thân và chuyển về nhà đại thể.
Trưởng khoa phẫu thuật gây mê hồi sức: nhiệm vụ quyền hạn
Phân công bác sĩ gây mê, phụ gây mê, y tá (điều dưỡng) tiếp dụng cụ và y tá (điều dưỡng phụ kíp phẫu thuật).
Quy chế giải quyết người bệnh tử vong
Thông thường việc mai táng người bệnh tử vong do gia đình người bệnh thực hiện, nếu người bệnh tử vong mắc các bệnh truyền nhiễm phải được tẩy uế.
Quy chế công tác khoa truyền máu
Buồng truyền máu phải kiểm tra chất lượng tất cả các túi máu được sử dụng ở lâm sàng, không phân biệt túi máu do bệnh viện lấy trực tiếp hoặc nhập từ một cơ sở khác.
Trưởng khoa nội cơ xương khớp: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa nội, tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống bệnh cơ xương khớp trong bệnh viện và tại cộng đồng.
Quy chế công tác khoa dinh dưỡng
Bác sĩ điều trị hàng ngày thăm khám người bệnh, ra y lệnh về chế độ ăn uống bệnh lí, khi thay đổi chế độ ăn uống cần ghi rõ lí do nhận xét diễn biến của bệnh.