Quy chế công tác khoa y học cổ truyền

2012-09-25 10:46 AM

Khám bệnh và chẩn đoán bệnh theo y học cổ truyền và y học hiện đại, sử dụng các thiết bị kĩ thuật của y học hiện đại kết hợp điều trị bằng thuốc y học cổ truyền, châm cứu, xoa bóp.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quy định chung

Khoa y học cổ truyền thực hiện kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú và đông dược.

Khoa y học cổ truyền phối hợp với khoa lâm sàng tiến hành nghiên cứu ứng dụng y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật về y học cổ truyền trong điều trị và nghiên cứu khoa học.

Các bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền phải biết sử dụng các kết quả cận lâm sàng của học hiện đại kê chẩn đoán và theo dõi điều trị.

Các bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền được sử dụng một số thiết bị kĩ thuật của y học hiện đại để chẩn đoán điều trị kết hợp với các phương pháp của y học cổ truyền.

Lương y ở khoa, được khám bệnh, kê đơn và điều trị bằng y học cổ truyền và có trách nhiệm thực hiện đúng quy chế bệnh viện.

Khoa y học cổ truyền hướng về cộng đồng chỉ đạo sử đụng những kiến thức thông thường về xoa bóp day ấn huyệt, tập luyện dưỡng sinh, sử dụng thuốc y học cổ truyền trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Quy định cụ thể

Khám bệnh, chẩn đoán bệnh

Bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền có trách nhiệm:

Khám bệnh và chẩn đoán bệnh theo y học cổ truyền và y học hiện đại, sử dụng các thiết bị kĩ thuật của y học hiện đại kết hợp điều trị bằng thuốc y học cổ truyền, châm cứu, xoa bóp.

Khám bệnh toàn diện để chẩn đoán và chỉ định điều trị, ghi đơn thuốc, công thức huyệt châm cứu thích hợp.

Loại trừ được các bệnh cấp cứu cần can thiệp bằng y học hiện đại như: Cấp cứu ngoại khoa, cấp cứu sản khoa, cấp cứu nội khoa, cấp cứu nhi khoa…

Làm hồ sơ bệnh án

Bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền có trách nhiệm :

Thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, phải có đủ hai phần: y học hiện đại và y học cổ truyền.

Theo dõi hàng ngày, ghi diễn biến bệnh lí đầy đủ vào hổ sơ bệnh án.

Lưu trữ hồ sơ bệnh án y học cổ truyền theo đúng quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án.

Kê đơn thuốc

Bác sĩ, y sĩ Y học cổ truyền có trách nhiệm :

Ghi đơn thuốc y học cổ truyền phải rõ ràng bằng tiếng Việt, đơn vị tính bằng gam, mililít, viên hoàn.

Kê đơn thuốc độc, giảm độc phải theo đúng quy chế sử dụng thuốc.

Kê đơn có các vị thuốc cần sử dụng dạng đặc biệt phải ghi rõ và hướng dẫn người sắc thuốc thực hiện đúng quy định sắc thuốc, cách sử dụng thuốc.

Không được ghi trong một đơn có cả thuốc thang, thuốc nước, thuốc hoàn để dùng trong một ngày.

Châm cứu

Lương y, bác sĩ, y sĩ, và kĩ thuật viên châm cứu có trách nhiệm:

Thực hiện các kĩ thuật: Thể châm, điện châm, thủy châm, nhĩ châm, laser châm, chôn chỉ vào huyệt và cứu... theo chỉ định đã lựa chọn, ghi trong hồ sơ bệnh án.

Thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện:

Kim châm, kim tiêm, dụng cụ bông băng, gạc phải được hấp sấy tiệt khuẩn.

Mỗi người bệnh có một cơ số kim châm riêng đựng trong hộp, ghi rõ họ tên và số giường; không được dùng lại kim cho người bệnh khác.

Sát khuẩn đã dùng châm bằng cồn 70o nước và sau khi châm hoặc thuỷ châm .

Trước khi châm phải rửa tay, sát khuẩn, thực hiện quy chế trang phục y tế.

Buồng châm phải sạch, thoáng, kín, có buồng nam, nữ riêng.

Bảo đảm an toàn khi châm cứu:

Phải kiểm tra điện áp, tần số, cường độ tiếp xúc của máy điện châm, trước khi châm.

Phải giải thích mục đích, cách tiến hành châm cứu cho người bệnh.

Châm ít kim cho người bệnh châm lần đầu, tránh cho người bệnh lo sợ gây vựng châm.

Người bệnh phải được nghỉ 15 phút trước khi châm cứu.

Không châm cứu khi người bệnh đói, phải cẩn thận trong khi châm cứu người bệnh mắc bệnh tim mạch.

Có đầy đủ phương tiện chống choáng (vựng châm), nếu làm thủ thuật phải sẵn sàng xử lí các tai biến do kim cong, kim gãy, châm kim vào nội tạng, vựng châm.

Phải theo dõi người bệnh trong suốt quá trình lưu châm, khi rút kim phải kiểm tra bảo đảm không sót kim, không chảy máu, nếu có phải xử lí kịp thời.

Sau khi châm để người bệnh nghỉ 15 phút mới được ra khỏi buồng châm.

Thuốc y học cổ truyền

Lương y, bác sĩ, y sĩ học cổ truyền có trách nhiệm:

Sử dụng các loại thuốc phiến, cao đơn hoàn tán của y học cổ truyền để điều trị cho người bệnh.

Thực hiện việc bào chế, bảo quản, sử dụng theo đúng quy định.

Bảo đảm việc sắc thuốc cho người bệnh nội trú theo đúng quy định sắc thuốc.

Nghiên cứu ứng dụng các bài thuốc mới, bài thuốc gia truyền phải theo đúng quy định đánh giá tính an toàn và hiệu lực thuốc cổ truyền.

Không được sử dụng thuốc kém chất lượng, thuốc mốc, thuốc mọt.

Không được lạm dụng tân dược trong điều trị; tỉ lệ thuốc lân dược sử dụng không được quá 30% tổng số kinh phí chi cho điều trị của khoa.

Không được lợi dụng nghề nghiệp, tự ý trộn tân dược vào thuốc y học cổ truyền để điều trị cho người bệnh.

Bài viết cùng chuyên mục

Quy chế chẩn đoán bệnh án và kê đơn

Chỉ định dùng thuốc hàng ngày, tên thuốc ghi rõ ràng đúng danh pháp quy định, thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện, kháng sinh phải được đánh số thứ tự để theo dõi.

Trưởng khoa nội tiêu hóa: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức tốt việc thực hiện các thủ thuật chuyên khoa trong khám bênh và chữa bệnh theo đúng quy chế công lác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức.

Quy chế công tác hợp tác quốc tế bệnh viện

Trao đổi thư công tác, báo cáo khoa học, tài liệu nghiên cứu gửi ra nước ngoài và nhận từ nước ngoài phải theo đúng quy định của pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước.

Trưởng khoa phụ sản: nhiệm vụ quyền hạn

Tồ chức tốt phẫu thuật sản phụ khoa theo đúng quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa gây mê - hồi sức.

Quy chế chỉ đạo tuyến bệnh viện

Hướng dẫn và tạo điều kiện cho tuyến dưới nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện đúng tuyến kĩ thuật; thông báo kịp thời các sai sót về chuyên môn kĩ thuật.

Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức, sắp xếp các nơi làm việc của khoa liên hoàn và hợp lí để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng theo bệnh lí và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Quy chế giải quyết người bệnh tử vong

Thông thường việc mai táng người bệnh tử vong do gia đình người bệnh thực hiện, nếu người bệnh tử vong mắc các bệnh truyền nhiễm phải được tẩy uế.

Trưởng khoa hóa sinh: nhiệm vụ quyền hạn

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của trưởng khoa và trưởng khoa xét nghiệm, trưởng khoa hoá sinh có nhiệm vụ, quyền hạn sau.

Bác sỹ điều trị: nhiệm vụ quyền hạn

Khi bác sĩ trưởng khoa thăm khám người bệnh, bác sĩ điều trị có trách nhiệm báo cáo đáy đủ diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị để xin ý kiến hướng dẫn của trưởng khoa.

Trưởng khoa răng hàm mặt: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức công tác tuyên truyền phòng chống bệnh răng miệng tại khoa và tại cộng đồng, tổ chức công tác phẫu thuật tạo hình hàm mặt theo đúng quy định của Nhà nước.

Bệnh viện chuyên khoa hạng II: hai, vị trí, chức năng, nhiệm vụ

Tham gia khám giám định sức khoẻ và khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa trung ương hợăc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

Quy chế điều trị ngoại trú bệnh viện

Làm hồ sơ bệnh án đầy đủ như người bệnh nội trú và theo dõi quản lý tại khoa khám bệnh và các khoa được giám đốc bệnh viện giao nhiệm vụ.

Trưởng phòng đẻ: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức thực hiện việc đỡ đẻ, theo dõi chăm sóc sản phụ, trẻ sơ sinh bảo đảm an toàn, vô khuẩn từ khi sản phụ chuyển dạ vào buồng đỡ đẻ buồng sinh cho tới khi kết thúc cuộc đẻ.

Quy chế công tác khoa lao

Khi phát hiện có nhiều người mắc bệnh lao trong cùng một khu vực có tính chất dịch tễ phải báo cáo ngay trưởng khoa, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp.

Trưởng phòng chỉ đạo tuyến bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Nhận xét về tinh thần thái độ, trách nhiệm, khả năng công tác của các thành viên trong phòng để trình giám đốc xem xét, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng và kỉ luật.

Bệnh viện đa khoa hạng I: một, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức

Tổ chức khám giám định sức khoẻ khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố, trưng cầu, khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

Nữ hộ sinh: nhiệm vụ quyền hạn

Nữ hộ sinh trung cấp (nữ hộ sinh chính): thực hiện kĩ thuật chăm sóc sản phụ, người bệnh; vận hành và bảo quản các trang thiết bị y tế chuyên khoa theo sự phân công.

Trưởng khoa trong bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn chung

Kiểm tra sát sao việc thực hiện Quy chế bệnh viện, Quy định kĩ thuật bệnh viện; Quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang bị thông dụng và việc thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao động.

Quy chế công tác khoa lọc máu thận nhân tạo

Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh biết về khả năng và diễn biến xấu có thể xảy ra và kí vào giấy đề nghị được lọc máu.

Trưởng khoa nội: nhiệm vụ quyền hạn

Theo dõi sát sao việc sử dụng thuốc cho người bệnh, phát hiện kịp thời những tác dụng phụ và mọi tai biến do dùng thuốc để xử lý kịp thời cho người bệnh.

Quy chế hội chẩn bệnh viện

Các trường hợp người bệnh đã được chẩn đoán xác định, sau 3 ngày điều trị trong khoa không biến chuyển bác sĩ điều trị có trách nhiệm mời bác sĩ trưởng khoa thăm lại người bệnh.

Trưởng khoa chống nhiễm khuẩn bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn

Phối hợp và các khoa, phòng có liên quan tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy định kĩ thuật bệnh viện về vô khuẩn và thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện theo định kì hoặc đột xuất.

Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện: nhiệm vụ và quyền hạn

Tổ chức chỉ đạo công tác báo cáo thống kê, sổ sách, hồ sơ bệnh án của các khoa trong bệnh viện. Hướng dẫn tuyến dưới rút kinh nghiệm kịp thời các vấn đề chuyên môn kĩ thuật.

Phòng vật tư thiết bị y tế bệnh viện: vị trí, chức năng, nhiện vụ, tổ chức

Xây dựng phương án lắp đặt, cải tạo máy theo quy phạm Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam để trình cấp trên phê duyệt theo thẩm quyền.

Trưởng khoa lao: nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức tốt công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh mắc bệnh lao tại khoa. Tham gia tuyên truyền giáo dục phòng chống bệnh lao tại cộng đồng.