- Trang chủ
- Thông tin
- Quy chế bệnh viện
- Quy chế công tác khoa tâm thần
Quy chế công tác khoa tâm thần
Khi người bệnh tâm thần tự ý đi khỏi khoa phải tổ chức đi tìm, đồng thời báo cáo giám đốc bệnh viện, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp để thông báo cho gia đình người bệnh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quy định chung
Thực hiện quy chế công tác khoa nội.
Một số công tác đặc thù của khoa tâm thần:
Khám bệnh, chữa bệnh và tạo điều kiện cho người bệnh tâm thần tái thích ứng xã hội.
Chỉ đạo quản lý người bệnh tâm thần trong khu vực dân cư.
Thực hiện giám định sức khoẻ và giám định pháp y tâm thần.
Khoa điều trị ở khu vực riêng biệt có nhiều buồng nhỏ, bảo đảm yên tình, cảnh quan sạch đẹp.
Quy định cụ thể
Tổ chức buồng bệnh đặc thù
Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khoa hoạt động và bố trí các buồng đặc thù:
Buồng trách nghiệm tâm lí.
Buồng điều trị tâm lí.
Buồng phục hồi chức năng.
Buồng chữa bệnh bảng lao động.
Buồng người bệnh chờ giám định pháp y.
Buồng thực hiện các kĩ thuật đặc biệt.
Tại buồng khám bệnh chuyên khoa tâm thần của khoa khám bệnh
Các thành viên của buồng khám bệnh tâm thần phải đặc biệt chú ý thực hiện đầy đủ quy chế công tác khoa khám bệnh.
Một số công tác đặc thù khi khám chuyên khoa tâm thần:
Bác sĩ chuyên khoa khám bệnh có trách nhiệm:
Lập hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định chuyên khoa, mỗi lần khám lại phải ghi kết quả điều trị, nhận xét của bác sĩ, những ý kiến của người bệnh hoặc gia đình người bệnh.
Hướng dẫn gia đình người bệnh hoặc y tế cơ sở: Lĩnh, bảo quản và hàng ngày cho người bệnh uống thuốc đối với thuốc độc bảng A - B, thuốc gây nghiện theo chỉ định.
Tại khoa điều trị
Các thành viên trong khoa phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa nội.
Một số công tác đặc thù của khoa tâm thần:
Trưởng khi tâm thần có trách nhiệm:
Tổ chức khoa điều trị gồm các buồng nhỏ cho người bệnh theo bệnh lí và có buồng sinh hoạt giải trí cho người bệnh đã qua giai đoạn cấp tính.
Phải quản lí, theo dõi chặt chẽ và cách li với môi trường bên ngoài đối với những người bệnh chờ giám định pháp y tâm thần.
Bảo đảm điều kiện làm việc của buồng điều trị:
Giường thấp và có thiết bị giữ người bệnh khỏi ngã
Ánhh sáng vừa phải, màu sắc êm dịu.
Cửa ra vào, cửa sổ chắc chắn, nhẹ nhàng không gây cho người bệnh cảm giác bị giam giữ.
Buồng điều trị "sốc" điện phải xa các buồng người bệnh, bảo đảm kín, ấm.
Buồng điều trị giấc ngủ bảo đảm ánh sáng vừa phải, nền sàn, bàn ghế, đồ dùng phải bảo đảm yêu cầu giảm tiếng động.
Buồng chữa bệnh bằng tâm lí bảo đảm yên lĩnh, trang trí màu sác êm dịu, có bàn ghế ngồi thoải mái.
Buồng thực hiện các kĩ thuật đặc biệt phải kín đáo, có đủ phương tiện cấp cứu.
Khi người bệnh tâm thần tự ý đi khỏi khoa phải tổ chức đi tìm, đồng thời báo cáo giám đốc bệnh viện, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp để thông báo cho gia đình người bệnh, công an và các cơ quan có trách nhiệm.
Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
Thăm khám, kiểm tra người bệnh cấp tính ít nhất hai lần trong một ngày.
Tổ chức duyệt toàn bộ hồ sơ bệnh án hàng tuần để thống nhất chẩn đoán và rút kinh nghiệm điều trị.
Theo dõi sát những diễn biến lâm sàng kết hợp các xét nghiệm cơ bản và chuyên sâu.
Giám định sức khoẻ tâm thần, giám định pháp y tâm thần phải thận trọng, khách quan, chính xác và bảo đảm tính pháp lí.
Theo dõi chăm sóc đặc biệt đối với người bệnh trầm cảm có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.
Điều trị bắt buộc đối với những đối tượng quy định.
Chỉ định các kĩ thuật đặc biệt phải bảo đảm an toàn phải giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh hiểu và kí vào giấy cam đoan.
Báo cáo ngay với trưởng khoa xin ý kiến giải quyết khi người bệnh có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc liên quan đến pháp y.
Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:
Chăm sóc người bệnh theo quy chế công tác khoa thần kinh.
Tổ chức sinh hoạt văn hoá xã hội cho người bệnh tạo điều kiện để người bệnh dễ dàng tái thích ứng hội nhập xã hội.
Các thành viên trong khoa phải đề cao y đức, tận tuỵ và kiên trì giúp đỡ người bệnh mau lành, tái thích ứng xã hội.