- Trang chủ
- Thông tin
- Quy chế bệnh viện
- Quy chế giải quyết người bệnh tử vong
Quy chế giải quyết người bệnh tử vong
Thông thường việc mai táng người bệnh tử vong do gia đình người bệnh thực hiện, nếu người bệnh tử vong mắc các bệnh truyền nhiễm phải được tẩy uế.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quy định chung
Người bệnh đã tử vong được xác định bằng chết sinh học: ngừng thở, ngừng tim; kết quả điện tim, điện não thể hiện bằng một đường thẳng đẳng điện được ít nhất 2 bác sĩ khám và kết luận.
Các thủ tục giải quyết người bệnh tử vong phải thực hiện khẩn trương, nghiêm túc trân trọng và theo đúng quy định của pháp luật.
Quy định cụ thể
Giải quyết thi thể người bệnh tử vong
Y tá (điều dưỡng) của khoa có người bệnh tử vong phải thực hiện các công việc vệ sinh đối với thi thể người bệnh.
Trưởng khoa hoặc bác sĩ điều trị báo cho khoa giải phẫu bệnh. (Bệnh viện hạng I và II) sau khi nhận được giấy báo tử, khoa giải phẫu bệnh phải cử người và đẩy xe đến khoa có người bệnh tử vong nhận thi thể người bệnh tử vong đưa về nhà thi thể người bệnh tử vong đưa về nhà đại thể; các bệnh viện khác, viên chức khoa có người bệnh tử vong chuyển thi thể người bệnh xuống nhà đại thể.
Nhà đại thể phải trang nghiêm, an toàn, vệ sinh, đủ ánh sáng.
Việc khâm liệm và nhập quan phải do viên chức nhà đại thể làm.
Trường hợp cần lưu giữ trên 24 giờ phải có nhà lạnh.
Thông thường việc mai táng người bệnh tử vong do gia đình người bệnh thực hiện, nếu người bệnh tử vong mắc các bệnh truyền nhiễm phải được tẩy uế và do viên chức nhà đại thể khâm liệm, nhập quan.
Trường hợp người bệnh tử vong không có người nhận, trưởng phòng hành chính quản trị bệnh viện phải thực hiện chụp ảnh, báo công an, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sau 24 giờ vẫn không có người nhận, bệnh viện thực hiện việc mai táng. Kinh phí do cơ quan Lao động - thương binh xã hội cung cấp giải quyết.
Việc di chuyển thi hài phải thực hiện theo quy định của luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Giải quyết tư trang của người bệnh tử vong
Trường hợp người bệnh tử vong có gia đình đi theo thì đại diện của gia đình trực tiếp kí nhận
Trường hợp người bệnh tử vong không có gia đình đi theo: y tá (điều dưỡng) trưởng khoa hoặc y tá (điều dưỡng) thường trực thu thập, thống kê và lập biên bản có đại diện khoa và đại diện cho người bệnh trong buồng bệnh chứng kiến.Tư trang phải lưu giữ tại kho của bệnh viện để trao lại cho gia đình người bệnh.
Hồ sơ tử vong
Bác sĩ điều trị hay bác sĩ thường trực phải tập hợp, bổ sung đầy đủ các chi tiết quy định. Ghi rõ: ngày, giờ, diễn biến bệnh; cách xử lí; ngày, giờ, phút tử vong, chẩn đoán bệnh và nguyên nhận tử vong, kí có ghi rõ họ tên. Hồ sơ tử vong phải được lưu trữ theo quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án.
Khám nghiệm tử thi
Việc khám nghiệm tử thi phải được thực hiện theo đúng quy chế của Bộ luật dân sự và Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Bác sĩ giải phẫu bệnh có nhiệm vụ:
Trước khi khám nghiệm tử thi phải nghiên cứu hồ sơ bệnh án về chẩn đoán lâm sàng nguyên nhân tử vong và yêu cầu khám nghiệm tử thi.
Chỉ được khám nghiệm tử thi tại khoa giải phẫu bệnh và chỉ thực hiện khám nghiệm sau khi người bệnh tử vong được 2 giờ, phải bảo đảm vệ sinh và an toàn kíp khám nghiệm phải có ít nhất là 3 người.
Bệnh phẩm phải được bảo quản trong lọ có dung dịch cố định. Trên lọ phải có nhãn ghi rõ bệnh án, tuổi người bệnh tử vong, chẩn đoán lâm sàng, ngày giờ lấy bệnh phẩm và khối lượng bệnh phẩm.
Phải phục hồi tử thi sau khi khám nghiệm và giải quyết các phủ tạng lấy xét nghiệm thừa theo quy chế công tác xử lí chất thải.
Phải làm biên bản tỉ mỉ về kết quả khám nghiệm đại thể: toàn thân, từng bộ phận và kết luận bước đầu về nguyên nhân lử vong. Có đủ chữ kí, họ, tên và chức danh của những người thực hiện. Trường hợp người bệnh tử vong có liên quan đến pháp y, do cơ quan giám định pháp y giải quyết theo quy định của pháp luật.
Kiểm điểm tử vong
Bác sĩ trưởng khoa có người bệnh tử vong có nhiệm vụ:
Tiến hành kiểm điểm tử vong các khâu: tiếp đón, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc đối với mọi trường hợp người bệnh tử vong. Chậm nhất không để quá lâu ngày sau khi người bệnh tử vong.
Chủ trì các cuộc kiểm điểm tử vong trong khoa.
Chỉ định một bác sĩ điều trị làm thư kí.
Mời toàn khoa tham dự. Nếu người bệnh tử vong trong giờ thường trực, mời toàn bộ phiên trực tham dự kiểm điểm tử vong.
Bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ thường trực có nhiệm vụ viết và báo cáo kiểm điểm tử vong theo mầu quy định.
Thư kí có nhiệm vụ:
Ghi chép vào sổ kiểm điểm tử vong rõ ràng, đầy đủ các phần mục quy định.
Lấy đủ chữ kí và ghi rõ họ tên của tất cả các thành viên đã tham dự.
Lập biên bản kiểm điểm tử vong trích từ sổ kiểm điểm tử vong theo mẫu quy định để đính vào hồ sơ tử vong, có chữ kí của người chủ trì và thư kí. ghi rõ họ tên và chức danh.
Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm: Chủ trì kiểm điểm tử vong liên khoa, toàn bệnh viện hoặc liên bệnh viện.
Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp có nhiệm vụ:
Quản lí sổ kiểm điểm tử vong, đánh số trang, đóng dấu giáp lai, bảo quản lưu trữ sổ kiểm điểm tử vong theo quy định.
Làm thư kí khi kiểm điểm tử vong liên khoa, toàn bệnh viện hoặc liên bệnh.
Bài viết cùng chuyên mục
Nhiệm vụ chung của bệnh viện
Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách Nhà nước quy định.
Quy chế đối với người bệnh không có người nhận
Lập hồ sơ bệnh án, chụp ảnh báo cáo giám đốc bệnh viện và thông báo ngay cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Công an cơ sở gần nhất.
Trưởng khoa mắt: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa mắt, quy chế công tác khoa ngoại và quy chế công tác phẫu thuật gây mê hồi sức.
Trưởng khoa da liễu: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức công tác tuyên truyền và tham gia phòng chống bệnh phong, nhiễm HIV/AIDS, bệnh da, bệnh lây truyền theo đường tình dục tại khoa và tại cộng đồng.
Y công bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Thu gom, xử lí chất thải đúng quy chế xử lí chất thải. Tẩy rửa khử khuẩn dụng cụ chuyên môn (thực hiện nhiệm vụ như hộ lí buồng bệnh).
Quy chế trang phục y tế
Viên chức hành chính và lái xe thực hiện theo quy định của Nhà nước về trang phục công tác cho các cơ quan hành chính.
Trưởng khoa lao: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức tốt công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh mắc bệnh lao tại khoa. Tham gia tuyên truyền giáo dục phòng chống bệnh lao tại cộng đồng.
Bác sỹ điều trị: nhiệm vụ quyền hạn
Khi bác sĩ trưởng khoa thăm khám người bệnh, bác sĩ điều trị có trách nhiệm báo cáo đáy đủ diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị để xin ý kiến hướng dẫn của trưởng khoa.
Bệnh viện chuyên khoa hạng I: một, vị trí, chức năng, nhiệm vụ
Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế chuyên khoa ở cấp Đại học và trên Đại học, đồng thời có trách nhiệm tham gia giảng dạy chuyên khoa ở bậc Đại học và trên đại học.
Kỹ thuật viên vật lý trị liệu phục hồi chức năng: nhiệm vụ quyền hạn
Hướng dẫn động viên người bệnh và gia đình người bệnh biết cách luyện tập tại nhà theo đúng kĩ thuật bệnh viện và đảm bảo an toàn.
Trưởng khoa dị ứng: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống bệnh dị ứng đặc biệt là dị ứng thuốc trong bệnh viện và tại cộng đồng.
Y tá điều dưỡng nữ hộ sinh trưởng: nhiệm vụ quyền hạn
Lập kế hoạch mua y dụng cụ, vật tư tiêu hao. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lí tài sản, vật tư theo quy định hiện hành. Lập kế hoạch các yêu cầu sửa chữa dụng cụ hỏng.
Quy chế công tác khoa khám bệnh
Bác sĩ chuyên khoa tại khoa khám bệnh được thực hiện các thủ thuật chuyên khoa cho người bệnh đã được khám bệnh tại khoa và có trách nhiệm.
Bác sỹ khoa ngoại: nhiệm vụ quyền hạn
Khi được phân công phẫu thuật phải kiểm tra lại người bệnh đã có trong kế hoạch và chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho cuộc phẫu thuật theo chỉ định.
Thủ kho bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Kiểm soát hàng nhập, xuất đúng số lượng, chất lượng ghi trên tờ phiếu không sửa chữa tẩy xoá. Hàng nhập trước xuất trước, chú ý thời hạn sử dụng.
Quy chế chẩn đoán bệnh án và kê đơn
Chỉ định dùng thuốc hàng ngày, tên thuốc ghi rõ ràng đúng danh pháp quy định, thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện, kháng sinh phải được đánh số thứ tự để theo dõi.
Trưởng khoa huyết học lâm sàng: nhiệm vụ quyền hạn
Tổ chức công tác tuyền truyền giáo dục phòng chống các bệnh lây lan theo đường máu và vân động hiến máu nhân đạo.
Quy chế cứu thương bệnh viện
Y tá (điều dưỡng) tiếp đón có trách nhiệm đưa người bệnh đã qua cơn nguy kịch đến khoa lâm sàng thích hợp theo chỉ định của bác sĩ và bàn giao chu đáo cho y tá.
Trưởng khoa huyết học: nhiệm vụ quyền hạn
Đối với các bệnh viện có khoa huyết học lâm sàng, tổ chức buồng bệnh theo đúng quy chế quản lí buồng bệnh và buồng thủ thuật.
Quy chế công tác khoa chẩn đoán hình ảnh
Thực hiện các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng các thiết bị: X-quang, siêu âm, cộng hưởng từ… theo yêu cầu của bác sĩ lâm sàng.
Trưởng khoa chống nhiễm khuẩn bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Phối hợp và các khoa, phòng có liên quan tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy định kĩ thuật bệnh viện về vô khuẩn và thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện theo định kì hoặc đột xuất.
Quy chế sửa chữa xây dựng bệnh viện
Tuỳ theo mức độ sửa chữa, xây dựng mà chủ công trình quyết định thành lập tổ xây dựng hay ban xây dựng để theo dõi giám sát chất lượng công trình.
Trưởng khoa lâm sàng trong bệnh viện: nhiệm vụ quyền hạn
Khám lại người bệnh trước khi hội chẩn, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện Những trường hợp khó phải báo cáo ngay giám đốc bệnh viện. xin ý kiến giải quyết.
Quy chế công tác xử lý chất thải bệnh viện
Công ty môi trường hàng ngày đến thu dọn và vận chuyển chất thải chung không độc hại của bệnh viện đến bãi rác công cộng để xử lí theo hợp đồng.
Bác sỹ xét nghiệm cận lâm sàng: nhiệm vụ quyền hạn
Kiểm tra tại kết quả xử nghiệm của kĩ thuật viên trong phạm vi được phân công. Kí phiếu kết quả xét nghiệm để trình trưởng khoa duyệt.