U tuyến yên: nguyên lý chẩn đoán điều trị

2018-07-10 11:17 AM

U tuyến yên là khối u đơn dòng lành tính phát sinh từ một trong năm loại tế bào thùy trước tuyến yên và có thể gây ra các tác dụng trên lâm sàng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thùy trước tuyến yên thường được gọi là “tuyến chủ đạo” bởi vì, cùng với vùng dưới đồi, chúng phối hợp các chức năng điều tiết phức tạp của nhiều tuyến khác. Thùy trước tuyến yên sản xuất 6 hormone chính: (1) prolactin (PRL); (2) hormone tăng trưởng (GH); (3) hormone kích thích vỏ thượng thận (ACTH); (4) hormone tạo hoàng thể (LH); (5) hormone kích thích nang trứng (FSH); và (6) hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Hormone tuyến yên tiết ra theo nhịp sinh học, phản ánh sự kích thích liên tục bởi các chất cụ thể do hạ đồi giải phóng ra. Mỗi hormone tuyến yên gây phản ứng cụ thể ở các tuyến đích ngoại vi. Các sản phẩm nội tiết của các tuyến ngoại vi, đến lượt nó, sẽ thông tin feedback lại vùng dưới đồi và tuyến yên để điều chỉnh chức năng tuyến yên. Bệnh lí tuyến yên gồm có u tuyến yên hoặc tổn thương khác (u hạt, xuất huyết) biểu hiện hiệu ứng khối và các hội chứng lâm sàng do dư thừa hoặc thiếu hụt một hoặc nhiều hormone tuyến yên.

U tuyến yên là khối u đơn dòng lành tính phát sinh từ một trong năm loại tế bào thùy trước tuyến yên và có thể gây ra các tác dụng trên lâm sàng, hoặc sản xuất quá mức hormone tuyến yên hoặc chèn ép/phá hủy các cấu trúc xung quanh, bao gồm cả vùng dưới đồi, tuyến yên, giao thoa thị giác, và xoang hang. Khoảng một phần ba các khối u tuyến không gây tác dụng lâm sàng và hội chứng tăng tiết hormone không rõ rệt trên lâm sàng. Trong số các khối u tiết hormone, khối u tiết prolactin là phổ biến nhất (~ 50%); tỷ lệ ở phụ nữ cao hơn ở nam giới. Mỗi khối u tiết GH và ACTH chiếm khoảng 10-15% các khối u tuyến yên chức năng. U tuyến được phân loại thành khối u nhỏ (<10mm) hoặc khối u lớn (≥10 mm). U tuyến yên (đặc biệt là khối u tiết PRL và GH) có thể là một biểu hiện của hội chứng di truyền trong gia đình như MEN 1, hội chứng Carney, hoặc hội chứng đột biến protein ức chế thụ thể aryl hydocarbon. Các u tuyến yên khác có thể là một khối bao gồm u sọ hầu, nang khe Rathke, u nguyên sống tuyến yên, u màng não, di căn tuyến yên, u thần kinh đệm, và bệnh u hạt (ví dụ, bệnh mô bào, sarcoidosis).

Đặc điểm lâm sàng

Các triệu chứng lâm sàng bao gồm đau đầu; mất thị giác do chèn ép phía trên giao thoa thị giác (điển hình là bán manh hai bên thái dương); và nhìn đôi, sụp mi, liệt vận nhãn, và giảm cảm giác khuôn mặt từ do chèn ép phía bên dây thần kinh sọ não. Chèn ép cuống tuyến yên có thể dẫn đến tăng prolactin máu nhẹ. Các triệu chứng của suy tuyến yên hoặc thừa nội tiết tố có thể xuất hiện (xem dưới đây).

Sơ đồ trục tuyến yên

Hình. Sơ đồ trục tuyến yên. Hormon vùng dưới đồi điều tiết hormone thùy trước tuyến yên, rồi đến các tuyến đích. Hormon tuyến đích ngoại vi feedback điều hòa hormon vùng dưới đồi và tuyến yên. GHRH, hormon giải phóng hormon tăng trưởng; SRIF, somatostatin, yếu tố ức chế giải phóng somatotropin; TRH, hormon giải phóng thyrotropin; các chữ viết tắt khác, xem text.

Đột quỵ (ngập máu) tuyến yên, thường do xuất huyết từ u tuyến tồn tại trước đó hoặc sau đẻ như hội chứng Sheehan, là trường hợp cấp cứu trong nội tiết mà thường có các triệu chứng bao gồm nhức đầu, thay đổi thị giác hai bên, liệt vận nhãn, và, trong trường hợp nặng, trụy tim mạch và mất ý thức. Nó có thể dẫn đến hạ huyết áp, hạ đường huyết nặng, xuất huyết hệ thần kinh trung ương và tử vong. Những bệnh nhân không mất thị giác hay giảm ý thức thường có thể được theo dõi và kiểm soát bằng glucocorticoid liều cao; phẫu thuật giải phóng chèn ép được xem xét khi các triệu chứng/dấu hiệu thị giác hoặc thần kinh xuất hiện.

Chẩn đoán

Chụp MRI thì T1W mặt phẳng đứng dọc giữa và mặt phẳng trán với các mặt cắt tuyến yên cụ thể nên được chụp trước khi và sau khi uống gadolinium. Ở những bệnh nhân tổn thương gần giao thoa thị giác, kỹ thuật đo thị trường để kiểm tra thị giác nên được thực hiện.

Đánh giá hormone ban đầu được liệt kê trong Bảng. Trong ngập máu tuyến yên, CT hoặc MRI tuyến yên có thể cho thấy dấu hiệu của xuất huyết hố yên, cuống tuyến yên bị lệch và chèn ép mô tuyến yên.

Bảng. ĐÁNH GIÁ HORMON BAN ĐẦU TRONG U TUYẾN YÊN

Đánh giá u tuyến yên

Điều trị

Phẫu thuật tuyến yên được chỉ định cho các khối u có ảnh hưởng đến các cấu trúc xung quanh hoặc để cân bằng nội tiết tố, ngoại trừ trong trường hợp u prolactin được điều trị nội khoa thường có hiệu quả. Phẫu thuật qua xương bướm, hơn là cắt qua xương thái dương, là phương pháp phẫu thuật mong muốn đối với hầu hết các bệnh nhân. Mục đích là cắt bỏ chọn lọc khối u mà không gây hại đến các mô tuyến yên bình thường, để giảm khả năng suy tuyến yên.

Đái tháo nhạt thoáng qua hoặc vĩnh viễn, suy tuyến yên, chảy dịch não tủy qua mũi, mất thị giác, và liệt vận nhãn có thể xảy ra sau phẫu thuật. Khối u xâm lấn bên ngoài hố yên hiếm khi điều trị ngoại khoa, nhưng phẫu thuật loại bỏ tối đa tổn thương có thể làm giảm hiệu ứng khối và giảm tiết hormon. Tia xạ có thể được sử dụng hỗ trợ cho phẫu thuật, nhưng hiệu quả không cao và > 50% bệnh nhân bị thiếu hụt nội tiết tố trong 10 năm, thường là do tổn thương vùng dưới đồi. Các khối u tiết GH & TSH cũng có thể được điều trị nội khoa; điều trị nội khoa các khối u tiết PRL là lựa chọn điều trị ban đầu.

Bài viết cùng chuyên mục

Hội chứng mệt mỏi mãn tính: nguyên lý nội khoa

Điều trị CFS khởi đầu bằng sự nhận biết của bác sĩ dựa vào sự suy giảm các chức năng hằng ngày của bệnh nhân. Thông tin cho bệnh nhân những hiểu biết hiện tại về CFS.

Vô sinh nữ: rối loạn hệ sinh sản nữ giới

Các đánh giá ban đầu bao gồm khai thác thời điểm giao hợp thích hợp, phân tích tinh dịch ở nam giới, xác định sự rụng trứng ở nữ, và, trong phần lớn các trường hợp.

Hôn mê: nguyên lý nội khoa

Những vấn đề hô hấp và tim mạch cấp tính nên được chú trọng trước khi đánh giá thần kinh. Các dấu hiệu thần kinh nên được đánh giá và khởi đầu hỗ trợ thích hợp.

Siêu âm: nguyên lý nội khoa

Nó nhạy và đặc hiệu hơn CT scan trong đánh giá bệnh lý túi mật. Có thể dễ dàng xác định kích thước của thận ở bệnh nhân suy thận và có thể loại trừ sự hiện diện của ứ nước.

Bất thường không triệu chứng của hệ tiết niệu

Trên sinh thiết thận thấy màng đáy cầu thận mỏng lan tỏa với những thay đổi tối thiểu khác. Có thể di truyền, trong một số trường hợp gây nên bởi thiếu collagen typ IV.

Cường Aldosteron: cường năng tuyến thượng thận

Chẩn đoán được gợi ý khi tăng huyết áp kháng trị kết hợp với hạ kali máu kéo dài ở bệnh nhân không bị phù và không dùng lợi tiểu gây giảm kali.

Nhiễm toan chuyển hóa: nguyên lý nội khoa

Tiêu chảy là nguyên nhân thường gặp nhất, nhưng những bất thường từ đường tiêu hóa khác cũng tham gia với mất dịch chứa nhiều carbonhydrat có thể dẫn tới mất nhiều chất kiềm.

Đau thắt ngực ổn định: nguyên lý nội khoa

Gắng sức được thực hiện trên máy chạy bộ hoặc xe đạp đến khi nhịp tim mục tiêu đạt được hoặc bệnh nhân có triệu chứng, đau ngực,chóng mặt,tăng huyết áp, khó thở đáng kể, nhịp nhanh thất.

Ung thư cổ tử cung: nguyên lý nội khoa

Phụ nữ nên bắt đầu sàng lọc khi họ bắt đầu quan hệ tình dục hoặc ở độ tuổi 20. Sau hai lần liên tiếp xét nghiệm Pap smears âm tính trong một năm, xét nghiệm nên được làm lại mỗi 3 năm.

Suy giáp: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Ở những vùng đủ iốt, bệnh tự miễn và nguyên nhân do thầy thuốc là những nguyên nhân phổ biến nhất của suy giáp.

Sự phát triển của kháng thuốc điều trị ung thư

Trong kháng thuốc mắc phải, các khối u đáp ứng ban đầu với hóa trị sau đó xuất hiện kháng thuốc trong quá trình điều trị, thường do xuất hiện các dòng kháng thuốc trong quần thể tế bào ung thư.

Xanh tím: nguyên lý nội khoa

Ngón tay dùi trống có thể do di truyền, vô căn hoặc mắc phải do ung thư phổi, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, giãn phế quản, hoặc xơ gan.

Hội chứng Sjogren: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Một rối loạn miễn dịch đặc trưng bởi sự phá hủy tiến triển tế bào lympho của các tuyến ngoại tiết thường dẫn đến triệu chứng khô mắt và miệng.

Ung thư bàng quang: nguyên lý nội khoa

Bệnh nhân ở giai đoạn đầu được điều trị bằng nội, các khối u trên bề mặt có thể loại bỏ qua nội soi, khối cơ xâm lấn cần được cắt rộng hơn.

Bệnh tủy sống: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Những chỉ điểm tương đối mức độ của sang thương gồm vị trí của mức cảm giác, nhóm tăng cảm đau ở phần trên của các rối loạn cảm giác cuối.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: nguyên lý nội khoa

Kê đơn kháng sinh không phù hợp trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là một nguyên nhân hàng đầu của kháng kháng sinh của các tác nhân gây bệnh mắc phải trong cộng đồng như Streptococcus pneumoniae.

Bạch cầu kinh dòng tủy: nguyên lý nội khoa

Các triệu chứng phát triển từ từ, chóng mệt, mệt mỏi, chán ăn, bụng khó chịu và cảm giác no sớm do lách to, tăng tiết mồ hôi. Thỉnh thoảng các bệnh nhân được phát hiện tình cờ dựa trên số lượng bạch cầu tăng.

Dinh dưỡng qua đường ruột, nguyên lý nội khoa

Sau khi độ cao của đầu giường và xác nhận đặt ống chính xác, truyền dạ dày liên tục được bắt đầu với một chế độ ăn uống với một nửa công suất ở tốc độ 25 đến 50 ml

Bệnh tế bào mast hệ thống

Biểu hiện lâm sàng của bệnh tế bào mast hệ thống là do sự lấn chiếm mô của các khối tế bào mast, phản ứng của mô

Hen phế quản: nguyên lý nội khoa

Dị nguyên hít phải có thể kích thích hen tiềm tàng với những bệnh nhân nhạy cảm đặc hiệu với các dị nguyên này. Nhiễm virus đường hô hấp trên thường gây nên cơn hen cấp.

Bệnh Addison: suy tuyến thượng thận

Các biểu hiện bao gồm mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, buồn nôn và nôn, sụt cân, đau bụng, sắc tố ở da và niêm mạc, thèm muối, hạ huyết áp.

Ung thư da tế bào hắc tố: nguyên lý nội khoa

Temozolomide là thuốc uống liên quan tới dacarbazine có nhiều tác dụng. Nó có thể vào hệ thần kinh trung ương và được đánh giá với xạ trị cho di căn hệ thần kinh trung ương.

Bất thường hormon tuyến giáp không do tuyến giáp

Bất kỳ bệnh nặng cấp tính nào cũng có thể gây ra những bất thường nồng độ hormone tuyến giáp hoặc TSH trong máu.

Viêm tụy mãn: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Đau là triệu chứng chủ yếu. Sút cân, đại tiện phân mỡ, và các triệu chứng kém hấp thu khác. Khám thực thể thường thường không có gì nổi bật.

Táo bón: nguyên lý nội khoa

Thay đổi nhu động đại tràng do rối loạn chức năng thần kinh, đái tháo đường, tổn thương tuỷ sống, đa xơ cứng, bệnh Chagas, bệnh Hirschsprung, giả tắc ruột mạn tính vô căn.