Hạ đường huyết: nguyên lý nội khoa

2018-01-29 11:59 AM

Hạ đường huyết tái phát làm thay đổi ngưỡng của các triệu chứng thần kinh thực vật và đáp ứng chống điều hòa với mức glucose thấp, dẫn đến mất ý thức do hạ đường huyết.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Glucose là nhiên liệu chuyển hoá bắt buộc đối với não. Hạ đường huyết nên được nghĩ đến trên bệnh nhân lú lẫn, thay đổi ý thức hoặc co giật. Đáp ứng điều chỉnh đối lập với hạ đường huyết gồm giảm insuline và giải phóng catecholamines, glucagon, hormone tăng trưởng và cortisol.

Chẩn đoán hạ đường huyết thường được xác định khi nồng độ glucose huyết tương <2.5–2.8 mmol/L (<45–50 mg/dL), mặc dù với mức đường huyết tuyệt đối này, triệu chứng lâm sàng rất đa dạng tùy người bệnh. Vì lý do này, nên dựa vào tam chứngWhipple’s triad: (1) triệu chứng lâm sàng phù hợp với hạ đường huyết, (2) nồng độ glocose huyết tương thấp khi đo bằng phương pháp có thể đo chính xác mức độ glucose (không phải theo dõi đường huyết liên tục), and (3) các triệu chứng lâm sàng giảm sau khi nâng glucose huyết tương.

Nguyên nhân

Hạ đường huyết thường gặp nhất trên những bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường.

Trên bệnh nhân hạ đường huyết, xem xét các yếu tố thuận lợi được liệt kê dưới đây:

1. Thuốc: insulin, chất kích thích bài tiết insulin (đặc biệt là chlorpropamide, repaglinide, nateglinide), rượu, salicylates nồng độ cao, sulfonamides, pentamidine, quinine, quinolones.

2. Bệnh lý nặng: suy gan, suy thận hoặc suy tim; nhiễm trùng huyết; nhịn đói kéo dài.

3. Thiếu hormone: suy thượng thận, suy giảm chức năng tuyến yên (đặc biệt là trẻ nhỏ)

4. U insulin (u tế bào β tuyến tuỵ), tăng sản tế bào β (tình trạng tế bào β tuyến tụy tăng sản xuất insuline; bẩm sinh hoặc sau phẫu thuật dạ dày hay phẫu thuật thu nhỏ dạ dày giảm béo)

5. Nguyên nhân hiếm gặp khác: U tế bào không-β (u biểu mô hoặc trung mô lớn sản xuất IGF-II chưa hoàn chỉnh, u ngoài tụy khác), kháng thể đối với insulin hoặc với thụ thể của insulin, thiếu men di truyền như không dung nạp fructose di truyền và rối loạn chuyển hóa tăng galactose trong máu.

Triệu chứng lâm sàng

Các triệu chứng hạ đường huyết có thể chia thành các dấu hiệu thần kinh thực vật (giao cảm: nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, run vẫy, và lo lắng; đối giao cảm: vã mồ hôi, đói và dị cảm) và các dấu hiệu tổn thương thần kinh do thiếu glucose não (thay đổi hành vi, lú lẫn, mệt mỏi, co giật, mấy y thức và tử vong nếu hạ đường huyết nặng kéo dài). Các dấu hiệu của rối loạn thần kinh thực vật, như nhịp tim nhanh, tăng huyết áp tâm thu, da xanh tái, và vã mồ hôi thường gặp trên bệnh nhân mất ý thức do hạ đường huyết những có thể ít gặp trên bệnh nhân chỉ có các dấu hiệu tổn thương thần kinh do hạ đường huyết.

Hạ đường huyết tái phát làm thay đổi ngưỡng của các triệu chứng thần kinh thực vật và đáp ứng chống điều hòa với mức glucose thấp, dẫn đến mất ý thức do hạ đường huyết. Theo vòng luẩn quẩn này, biểu hiện lâm sàng đầu tiên của hạ đường huyết là các dấu hiệu tổn thương thần kinh, gặp trên những bệnh nhân có nguy cơ không có khả năng tự điều trị.

TIẾP CẬN BỆNH NHÂN HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Tiếp cận chẩn đoán hạ đường huyết

Hình. Tiếp cận chẩn đoán một bệnh nhân nghi ngờ hạ đường huyết dựa trên bệnh sử, nồng độ glucose huyết tương thấp, hoặc cả hai. AB+, kháng thể kháng insulin hoặc thụ thể insulin dương tính; SU+, sulfonylurea dương tính

Chẩn đoán

Chẩn đoán cơ chế hạ đường huyết là cơ sở lựa chọn phương pháp điều trị nhằm ngăn ngừa hạ đường huyết tái phát (Hình). Điều trị cấp cứu thường cần thiết trên bệnh nhân nghi ngờ hạ đường huyết. Tuy nhiên, nên lấy máu ngay lúc có triệu chứng lâm sàng, mỗi khi có thể trước khi cho truyền glucose, để tạo dữ liệu về nồng độ glucose trong máu. Nếu nồng độ glucose thấp và chưa biết rõ nguyên nhân hạ đường huyết, nên làm thêm các xét nghiệm khác trên mẫu máu lấy cùng lúc glucose huyết tương thấp, gồm: iginsulin, proinsulin, C-peptide, nồng độ sulfonylurea, cortisol và ethanol. Trong trường hợp không ghi nhận hạ đường huyết trước đó, đường huyết đói qua đêm hoặc quan sát thấy không có thức ăn khi khám đối với bệnh nhân ngoại trú đôi khi có thể giúp loại trừ hạ đường huyết và cho phép đánh giá chẩn đoán.

Bảng. XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Xét nghiện chẩn đoán hạ đường huyết

aThường rất cao.

Mặc khác, nhịn đói kéo dài (đến 2 giờ) dưới sự giám sát cẩn thận trong bệnh viện có thể cần làm - xét nghiệm này nên ngừng nếu glucose huyết tương giảm dưới 2.5 mmol/L (45 mg/dL) và bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng.

Diễn giải kết quả xét nghiệm nhịn đói được trình bày trong Bảng.

Điều trị hạ đường huyết

Hội chứng mất ý thức do hạ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường có thể cải thiện sau ít nhất 2 tuần tránh tuyệt đối tình trạng hạ đường huyết. Điều này liên quan đến sự thay đổi ngưỡng đường huyết do các triệu chứng giao cảm sau khi nồng độ đường huyết tăng cao.

Điều trị nhanh chóng đối với tình trạng hạ đường huyết cần cho uống glucose hoặc nếu có thể, dùng đường hấp thu nhanh (vd, nước trái cây), hoặc tiêm mạch 25 g dung dịch 50% sau khi truyền cố định dung dịch dextrose 5% hoặc 10% nếu cần thiết. Hạ đường huyết do sulfonylureas thường kéo dài, cần điều trị và theo dõi trong vòng 24 giờ trở lên.

Glucagon tiêm dưới da hoặc tiêm bắp có thể dùng trên bệnh nhân đái tháo đường. Để phòng ngừa hạ đường huyết tái diễn, cần điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn, gồm ngưng hoặc giảm liều thuốc gây khó chịu, điều trị các bệnh lý nền, thay thế sự thiếu hụt hormon, và phẫu thuật u insulin hoắc các khối u khác. Liệu pháp Diazoxide hoặc octreotide có thể được sử dụng để kiểm soát đường huyết đối với u tiết insulin di căn không phẫu thuật được hoặc u tế bào beta đảo tụy. Điều trị các dạng khác của hạ đường huyết như chế độ ăn kiêng, với tránh nhịn đói và tăng số bữa ăn.

Bài viết cùng chuyên mục

Động vật hữu nhũ cắn

Điều trị nâng đỡ đối với uốn ván trên bệnh nhân được chủng ngừa trước đó nhưng không kéo dài trong vòng 5 năm nên được cân nhắc, vì vậy nên chủng ngừa nguyên phát.

Tiếp cận bệnh nhân hỗ trợ thở máy: nguyên lý nội khoa

Bệnh nhân có bệnh nặng thường được chỉ định thở máy. Trong thời gian hồi sức ban đầu, những nguyên tắc tiêu chuẩn của hỗ trợ tim mạch nâng cao nên được theo dõi.

Nhiễm toan và nhiễm kiềm hô hấp: nguyên lý nội khoa

Mục tiêu là cải thiện tình trạng thông khí bằng cách thông thoáng phổi và giảm tình trạng co thắt phế quản. Đặt nội khí quản hoặc thở chế độ NPPV được chỉ định trong trường hợp cấp nặng.

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Bệnh không rõ nguyên nhân trong đó các mô và tế bào trải qua tổn thương trung gian bởi các phức hợp miễn dịch và tự kháng thể gắn ở mô.

X quang bụng: nguyên lý nội khoa

Nên là chỉ định hình ảnh ban đầu ở một bệnh nhân nghi ngờ tắc ruột. Dấu hiệu của tắc ruột cao trên X quang gồm nhiều mức hơi dịch, không có bóng hơi ruột già, và có bậc thang xuất hiện ở quai ruột non.

Bọ cạp chích đốt: nguyên lý nội khoa

Độ nặng của triệu chứng dựa trên loài bọ cạp chuyên biệt. Đối với bọ cạp Bark ở Mỹ, các triều chứng tiến triển đến rất nặng trong khoảng 5 giờ và điển hình giảm dần.

Sinh lý bệnh cơ quan dẫn truyền cảm giác đau

Tác nhân thay đổi cảm nhận đau hoạt động bằng cách giảm viêm ở mô, can thiệp vào con đường dẫn truyền đau, hoặc làm dịu thần kinh.

Chức năng đường tiêu hóa bình thường

Sự vận động của ruột già được điều hoà nhờ các nhu động tại chỗ để đẩy phân ra. Sự đi cầu được thực hiện nhờ cơ thắt trong hậu môn giãn để đáp ứng với trực tràng căng.

Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS): nguyên lý nội khoa

Phù phế nang đặc trưng nhất trong các phần phụ thuộc của phổi; gây xẹp phổi và giảm độ đàn hồi phổi. Hạ oxy máu, thở nhanh và phát triển khó thở tiến triển, và tăng khoảng chết trong phổi cũng có thể dẫn đến.

Phương tiện hình ảnh học thần kinh

Xuất hiện nhiều kĩ thuật can thiệp hình ảnh học thần kinh bao gồm tắc mạch, coiling, và đặt stent mạch máu cũng như can thiệp cột sống như chụp đĩa gian đốt sống.

Nhiễm kiềm chuyển hóa: nguyên lý nội khoa

Các loại nhiễm kiềm chuyển hóa thường gặp thường được chẩn đoán dựa vào tiền sử, thăm khám, và/hoặc những xét nghiệm cơ bản. Khí máu động mạch sẽ giúp xác định.

Xơ cứng toàn thân (SSC): nguyên lý chẩn đoán điều trị

Xơ cứng toàn thân là một rối loạn đa cơ quan đặc trưng bởi dày da và đặc biệt có sự tham gia của nhiều cơ quan nội tạng.

Tăng áp lực nội sọ: nguyên lý nội khoa

Tăng áp lực nội sọ có thể xảy ra ở rất nhiều các bệnh lý gồm chấn thương đầu, xuất huyết trong nhu mô não, xuất huyết khoang dưới nhện với não úng thủy và suy gan đột ngột.

Nhiễm khuẩn tai ngoài: nguyên lý nội khoa

Điều trị đòi hỏi phải dùng kháng sinh hoạt động toàn thân chống lại các tác nhân gây bệnh phổ biến nhất, Pseudomonas aeruginosa và S. aureus, và thường bao gồm một penicilin.

Mụn trứng cá: nguyên lý nội khoa

Rối loạn thường tự giới hạn ở thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi. Mụn trứng cá, các nang nhỏ được hình thành trong nang tóc là dấu hiệu lâm sàng.

Hạ natri máu: nguyên lý nội khoa

Đáng chú ý, hạ Natri máu thường do nhiều yếu tố, trên lâm sàng có những yếu tố kích thích giảm áp suất thẩm thấu có thể làm tiết AVP và tăng nguy cơ hạ Natri máu.

Các bệnh rối loạn quanh khớp

Kết quả của sự bất động khớp vai kéo dài, Vai đau và nhạy cảm khi sờ nắn, cả vận động chủ động và thụ động đều bị hạn chế.

Viêm túi mật mãn: nguyên lý nội khoa

Có thể không có triệu chứng trong nhiều năm, có thể tiến triển thành bệnh túi mật hoặc viêm túi mật cấp, hoặc xuất hiện biến chứng.

Chèn ép tủy sống ở bệnh nhân ung thư

U tủy sống nguyên phát hiếm gặp, và chèn ép tủy là triệu chứng thường gặp do di căn ngoài màng cứng từ khối u liên quan thân đốt sống, đặc biệt là tiền liệt tuyến, phổi, vú.

Loét dạ dày tá tràng (PUD): nguyên lý nội khoa

Hàng rào niêm mạch tá tràng bị xâm nhập bởi các tác động động hại của H, pylori ở vùng chuyển tiếp dạ dày, nguyên nhân do tăng tiết acid dịch vị hoặc hội chứng dạ dày rỗng nhanh chóng.

Lọc máu thận nhân tạo và lọc màng bụng

Tuy nhiên, chỉ định lọc máu sớm cho bệnh nhân, từ trước cho đến khi có các dấu hiệu lâm sàng, không củng cố được kết quả của bệnh thận giai đoạn cuối.

Đau thắt ngực ổn định: nguyên lý nội khoa

Gắng sức được thực hiện trên máy chạy bộ hoặc xe đạp đến khi nhịp tim mục tiêu đạt được hoặc bệnh nhân có triệu chứng, đau ngực,chóng mặt,tăng huyết áp, khó thở đáng kể, nhịp nhanh thất.

Thoái hóa khớp: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Tỉ lệ hiện hành của thoái hóa khớp tương quan rõ rệt với tuổi, và bệnh phổ biến ở nữ giới hơn là nam giới.

Tiếp cận bệnh nhân đau: nguyên lý nội khoa

Đau xuất chiếu là do sự hội tụ của các điểm nhận cảm đau từ và tạng trên một dây thần kinh nhất định được truyền đến não. Bởi vì các sự hội tụ này, đầu vào từ những cấu trúc sâu hoặc từ các vùng của da.

Bất thường về thể tích nước tiểu

Gọi là đái tháo nhạt trung ương nếu là do suy giảm sản xuất hormon AVP vùng dưới đồi và gọi là đái tháo nhạt do thận nếu nguyên nhân là do thận mất đáp ứng với hoạt động của AVP.