Hội chứng chuyển hoá: nguyên lý nội khoa

2018-03-11 07:40 PM

Sự gia tăng các chất chuyển hoá của acid béo nội bào góp phần vào sự đề kháng insulin bằng cách hạn chế con đường tín hiệu insulin và gây tích tụ triglycerides ở xương.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hội chứng chuyển hoá (hội chứng kháng insulin, hội chứng X) là một yếu tố nguy cơ quan trọng của các bệnh lý tim mạch và đái tháo đường tuýp 2; nó bao gồm tập hợp của các bất thường về chuyển hoá bao gồm béo phì trung tâm, kháng insulin, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, và rối loạn chức năng nội mạc. Sự phổ biến của hội chứng chuyển hoá thay đổi theo từng nhóm chủng tộc; nó gia tăng theo tuổi, mức độ béo phì và có khuynh hướng dẫn đến đái tháo đường tuýp 2. Tại Hoa Kì, 44% số người trên 50 tuổi có hội chứng chuyển hoá; phụ nữ gặp nhiều hơn nam giới.

Nguyên nhân hội chứng chuyển hóa

Thừa cân/béo phì (đặc biệt là tích mỡ trung tâm), lối sống ít vận động, tuổi cao, và loạn dưỡng mỡ là các yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hoá. Nguyên nhân chính xác hiện vẫn chưa rõ và có thể là do nhiều yếu tố.

Kháng insulin đóng vai trò trung tâm trong sự hình thành hội chứng chuyển hoá. Sự gia tăng các chất chuyển hoá của acid béo nội bào góp phần vào sự đề kháng insulin bằng cách hạn chế con đường tín hiệu insulin và gây tích tụ triglycerides ở xương và cơ tim, trong khi kích thích sản xuất glucose và triglyceride tại gan. Thừa mô mỡ dẫn đến gia tăng sản xuất các cytokine tiền viêm.

Đặc điểm lâm sàng

Không có triệu chứng đặc hiệu nào cho hội chứng chuyển hoá. Các đặc điểm chủ yếu bao gồm béo phì trung tâm, tăng triglyceride máu, HDL cholesterol thấp, tăng glucose máu, và tăng huyết áp (bảng). Các bệnh lý liên quan bao gồm bệnh lý tim mạch, đái tháo đường tuýp 2, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, tăng uric acid máu/gout, hội chứng buồng trứng đa nang, và ngưng thở khi ngủ.

Bảng. TIÊU CHUẨN NCEP: ATPIII 2001 VÀ IDF TRONG CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG CHUYỂN HOÁ

Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa

Từ viết tắt: HDL: lipoprotein tỉ trọng cao; IDF: International Diabetes Foundation; NCEP: ATPIII, National Cholesterol Education Program, Adult Treatment Panel III.

Chẩn đoán hội chứng chuyển hóa

Việc chẩn đoán hội chứng chuyển hoá dựa trên sự thoả mãn các tiêu chuẩn được liệt kê trong bảng. Tầm soát các bệnh lý liên quan cũng nên được thực hiện.

Điều trị hội chứng chuyển hoá

Béo phì là một yếu tố thúc đẩy của hội chứng chuyển hoá. Vì vậy, giảm cân là tiếp cận đầu tiên với tình trạng này. Thông thường, các khuyến cáo cho giảm cân bao gồm sự phối hợp của giảm tiêu thụ calo, gia tăng hoạt động thể chất, và thay đổi thói quen hành vi. Các thuốc giảm cân (orlistat) hoặc phẫu thuật chữa béo phì được xem như là các biện pháp phụ trợ. Metformin hoặc thiazolidinedione (pioglitazone) làm giảm sự đề kháng insulin. Tăng huyết áp, rối loạn đường huyết đói hoặc đái tháo đường, và bất thường lipid máu nên được kiểm soát dựa theo các hướng dẫn hiện tại. Các thuốc hạ áp bao gồm ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể angiotensin nên được sử dụng khi có thể.

Bài viết cùng chuyên mục

Chấn thương đầu: nguyên lý nội khoa

Thay đổi tri giác kéo dài có thể do máu tụ trong nhu mô não, dưới màng nhện hay ngoài màng cứng tổn thương sợi trục lan tỏa trong chất trắng.

Động vật thuộc bộ cánh màng đốt

Bệnh nhân với tiền căn dị ứng với vết đốt của côn trùng nên mang theo một bộ kit sơ cấp cứu khi bị ong đốt và đến bệnh viện ngay khi sơ cứu.

Viêm cột sống dính khớp: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

MRI là lựa chọn khi phim x quang không chuẩn bị không cho thấy bất thường khớp cùng-chậu và có thể cho thấy viêm nội khớp sớm, thay đổi sụn.

Bệnh van tim: nguyên lý nội khoa

Triệu chứng thường xảy ra ở độ tuổi 40, nhưng hẹp van hai lá thường gây mất chức năng nặng ở độ tuổi sớm hơn ở các nước đang phát triển. Triệu chứng chính là khó thở và phù phổi do gắng sức.

Viêm túi mật cấp: nguyên lý nội khoa

Phẫu thuật cắt có túi mật cấp trong phần lớn bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định có biến chứng. Trì hoãn phẫu thuật trong trường hợp phẫu thuật có nguy cơ cao hoặc chuẩn đoán nghi ngờ.

Viêm thực quản: nguyên lý nội khoa

Bệnh thường tự giới hạn ở bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường; lidocaine dạng thạch có thể làm giảm đau, ở những bệnh nhân bệnh kéo dài và suy giảm miễn dịch.

Nhện cắn: nguyên lý nội khoa

Vì hiệu quả còn nghi ngờ và yếu tố nguy cơ sốc phản vệ và bệnh huyết thanh, kháng nọc độc chỉ nên dành cho trường hợp nặng với ngưng hô hấp, tăng huyết áp khó trị, co giật hoặc thai kỳ.

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Bệnh không rõ nguyên nhân trong đó các mô và tế bào trải qua tổn thương trung gian bởi các phức hợp miễn dịch và tự kháng thể gắn ở mô.

Ung thư vú: nguyên lý nội khoa

Ung thư vú thường được chẩn đoán bằng sinh thiết các nốt được phát hiện trên nhũ ảnh hay sờ chạm. Phụ nữ thường được tích cực khuyến khích khám vú hàng tháng.

Mệt mỏi toàn thân

Vì có nhiều nguyên nhân gây ra mệt mỏi, nên việc hỏi bệnh sử kĩ lưỡng, hỏi lược qua các cơ quan, và khám lâm sàng rất quan trọng để thu hẹp và tập trung vào các nguyên nhân phù hợp.

Phòng ngừa đột quỵ nguyên phát và thứ phát

Yếu tố nguy cơ huyết khối tại tim là rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, bệnh van tim, và bệnh cơ tim. Tăng huyết áp và đái tháo đường cũng là yếu tố nguy cơ đặc biệt.

Các bệnh rối loạn quanh khớp

Kết quả của sự bất động khớp vai kéo dài, Vai đau và nhạy cảm khi sờ nắn, cả vận động chủ động và thụ động đều bị hạn chế.

Rối loạn nhịp chậm: nguyên lý nội khoa

Loại trừ hoặc chữa trị các nguyên nhân ngoại sinh như thuốc hoặc suy giáp. Mặt khác triệu chứng chậm nhịp đáp ứng với đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn.

Điều trị đau: nguyên lý nội khoa

Thuốc giảm đau có chất gây nghiện dùng đường uống hoặc đường tiêm có thể dùng trong nhiều trường hợp đau nặng. Đây là những thuốc hiệu quả nhất.

Ung thư chưa rõ nguyên phát: nguyên lý nội khoa

Khi khối U đã di căn, các xét nghiệm chẩn đoán nên làm để phát hiện các khối U có khả năng điều trị khỏi, như u limpho, bệnh Hodgkin, u tế bào mầm, ung thư buồng trứng.

Hình ảnh học gan mật: nguyên lý nội khoa

MRI nhạy nhất trong việc phát hiện các khối u và nang gan; cho phép phân biệt dễ dàng các u mạch máu với u gan; công cụ không xâm lấn chính xác nhất để đánh giá tĩnh mạch gan.

Nhiễm độc giáp: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Trong bệnh Graves, hoạt hóa các kháng thể đối với thụ thể TSH, là nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm độc giáp và chiếm 60 phần trăm các trường hợp.

Liệt mặt: thần kinh mặt (VII)

Tổn thương thần kinh ngoại biên với phục hồi không hoàn toàn có thể tạo những đợt co thắt của các cơ bị ảnh hưởng.

Bệnh cơ tim và viêm cơ tim, nguyên lý nội khoa

Cơ tim gia tăng độ cứng làm giảm khả năng giãn của tâm thất, áp suất tâm trương tâm thất gia tăng. Các nguyên nhân bao gồm các bệnh lý thâm nhiễm

Bệnh lý màng ngoài tim, nguyên lý nội khoa

Đau ngực, có thể đau dữ dội, làm nhầm lẫn với nhồi máu cơ tim cấp, nhưng có đặc điểm là đau nhói, đau kiểu màng phổi, và thay đổi theo tư thế

Viêm xơ đường mật nguyên phát: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Cholestyramine giúp kiểm soát ngứa. Bổ sung vitamin D và calci có thể làm chậm quá trình mất xương.

Nhiễm độc sinh vật biển do cắn đốt

Cân nhắc kháng sinh theo kinh nghiệm bao phủ cả Staphylococcus và Streptococcus đối với những vết thương nghiêm trọng hoặc nhiễm độc ở ký chủ bị suy giảm miễn dịch.

Choáng váng và chóng mặt: nguyên lý nội khoa

Khi choáng váng không chắc chắn, nghiệm pháp kích thích để làm xuất hiện các triệu chứng có thể hữu ích. Nghiệm pháp Valsalva, thở nhanh, hoặc thay đổi sang tư thế đứng có thể làm xuất hiện choáng váng.

Áp xe phổi: nguyên lý nội khoa

Các mẫu đờm có thể được nuôi cấy để phát hiện ra vi khuẩn hiếu khí nhưng lại có độ tin cậy không cao trong nuôi cấy vi khuẩn kỵ khí.

Viêm thanh quản và nắp thanh quản

Bao gồm làm ẩm, hạn chế nói, và cấy vi khuẩn ra GAS điều trị kháng sinh. Điều trị viêm thanh quản mạn tính phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh, xác định thường đòi hỏi phải sinh thiết với cấy.