- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Bệnh ống thận: nguyên lý nội khoa
Bệnh ống thận: nguyên lý nội khoa
Thuốc là một nguyên nhân gây nên thể này của suy thận, thường được xác định bằng sự tăng từ từ creatinin huyết thanh ít nhất vài ngày sau điều trị.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bệnh ống kẽ thận tạo thành một nhóm đa dạng của các rối loạn cấp tính và mạn tính, di truyền và liên quan đến ống thận và các cấu trúc hỗ trợ (Bảng 153-1). Về mặt chức năng, nó có thể dẫn đến một loạt các kiểu hình sinh lý, gồm cả bệnh đái tháo nhạt do thận với đa niệu, nhiễm toan chuyển hóa không có khoảng trống anion, mất muối, và tăng hoặc giảm kali máu. Chứng nitơ huyết là thường gặp, do liên quan đến xơ hóa và/hoặc thiếu máu cục bộ cầu thận. So sánh với bệnh cầu thận, protein niệu và đái máu ít nguy kịch và tăng huyết áp là ít gặp. Những hậu quả của rối loạn chức năng ống thận được nêu ở Bảng.
Bảng. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU CỦA BỆNH ỐNG-KẼ THẬN
aThường gặp.
bĐặc biệt cấp tính.
Viêm kẽ thận cấp
Thuốc là một nguyên nhân gây nên thể này của suy thận, thường được xác định bằng sự tăng từ từ creatinin huyết thanh ít nhất vài ngày sau điều trị, thỉnh thoảng có kèm theo sốt, tăng bạch cầu ái toan, nổi ban, và đau khớp.
Khởi phát của rối loạn chức năng thận có thể rất nhanh ở bệnh nhân nhạy cảm với các thuốc độc cho thận dùng trước đó; điều này đặc biệt đúng với Rifampin, điều trị liên tục hay gián đoạn đều có liên quan đến tiến triển của bệnh viêm kẽ thận cấp. Ngoài chứng nitơ huyết, có thể có bằng chứng của rối loạn chức năng ống thận (tăng kali máu, nhiễm toan chuyển hóa).
Xét nghiệm nước tiểu có thể thấy đái máu, đái mủ, trụ bạch cầu, và bạch cầu ái toan trên vết Hansel hoặc Wright; tuy nhiên, đáng chú ý là bạch cầu ái toan không đặc hiệu cho viêm kẽ thận cấp, xảy ra ở những nguyên nhân khác của tổn thương thận cấp, kể cả xơ vữa tắc mạch.
Những thuốc thường gây nên viêm kẽ thận cấp được liệt kê ở Bảng.
Một số thuốc có ái tính đặc biệt gây nên viêm kẽ thận cấp, ví dụ Nafcillin; tuy nhiên, có ít nguyên nhân thường gặp có thể thấy rõ từ các trường hợp được báo cáo, như một bệnh sử và tiền sử chi tiết có thể được yêu cầu để tìm sự liên quan tới bệnh viêm kẽ thận cấp. Có nhiều thuốc, đặc biệt là chống viêm non-steroid, có thể gây nên tổn thương cầu thận tương tự như bệnh thay đổi tối thiểu ngoài viêm kẽ thận cấp; đặc biệt bệnh nhân có ngưỡng protein niệu của thận hư, với lượng protein niệu khiêm tốn thường liên quan đến bệnh ống-kẽ thận.
Rối loạn chức năng thận trong viêm kẽ thận cấp liên quan đến thuốc thường phục hồi sau ngừng thuốc, nhưng phục hồi hoàn toàn có thể bị trì hoãn và không hoàn toàn. Trong những nghiên cứ không được kiểm soát,
Glucocorticoid đã được dùng để thúc đẩy sự hồi phục sớm của chức năng thận và giảm xơ hóa; liệu pháp này thường được dành riêng để tránh hoặc giảm thời gian điều trị lọc máu ở bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa.
Bảng. RỐI LOẠN CHỨC NĂNG VẬN CHUYỂN TRONG BỆNH ỐNG-KẼ THẬN
Viêm kẽ thận cấp cũng có thể xảy ra trong bệnh cảnh nhiễm trùng hệ thống, nhiễm Legionella, và nhiễm vi khuẩn Streptococcal. Viêm kẽ thận đặc trưng bởi sự thâm nhiễm dày đặc của tế bào plasma IgG4 có thể xảy ra như một phần của bệnh hệ thống liên quan đến IgG; viêm tụy, xơ hóa sau phúc mạc, và viêm xơ tuyến nước bọt mạn tính có thể có mặt. Cuối cùng,
Hội chứng viêm ống-kẽ thận và viêm màng bồ đào (TINU) là một dạng khác của viêm kẽ thận cấp ngày càng được công nhận. Ngoài viêm màng bồ đào, là bệnh có trước hoặc sau viêm kẽ thận cấp ở bệnh nhân TINU, các dấu hiệu và triệu chứng toàn thân là thường gặp: sụt cân, sốt, khó ở, đau khớp và tăng tốc độ máu lắng. Bệnh thận thường tự giới hạn; bệnh tiến triển thường được điều trị với Prednison.
Bảng. NGUYÊN NHÂN CỦA VIÊM KẼ THẬN CẤP
Thuốc (70%, kháng sinh chiếm 1/3)
Kháng sinh
- Methicillin, Nafcillin, Oxacillin
- Rifampin
- Penicillin, Cephalosporin
- Ciprofloxacin
- Sulfamethoxazol và các Sulfonamid khác
Ức chế bơm proton, ví dụ: Omeprazole
Ức chế H2, ví dụ: Cimetidine
Allopurinol
5-Aminosalicylat
NSAIDs, gồm cả ức chế COX-2
Nhiễm khuẩn (16%)
- Leptospira, Legionella, Streptococcal, lao
Hội chứng viêm ống-kẽ thận và viêm màng bồ đào (TINU) (5%)
Vô căn (8%)
Bệnh Sarcoid (1%)
Bệnh hệ thống liên quan đến IgG4
Các từ viết tắt: COX-2: cyclooxygenase 2; NSAIDs: thuốc chống viêm non-steroid.
Viêm kẽ thận mãn
Bệnh thận do thuốc giảm đau là một nguyên nhân quan trọng của bệnh thận mạn mà kết quả là từ tích lũy (về số lượng và chất lượng) ảnh hưởng của kết hợp các thuốc giảm đau, thường là Phenacetin và Aspirin. Nó được cho là nguyên nhân phổ biến của bệnh thận giai đoạn cuối ở Australia/New Zealand hơn những nơi khác do sử dụng một lượng lớn thuốc giảm đau theo bình quân đầu người. Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp có thể tiến triển.
Bệnh thận do thuốc giảm đau nên được nghi ngờ ở bệnh nhân có đau đầu hay đau lưng mạn tính với bệnh thận mạn nếu như không giải thích được.
Biểu hiện gồm hoại tử nhú thận, sỏi, đái mủ vô khuẩn và chứng nitơ huyết.
Một dạng nặng của bệnh xơ hóa ống-kẽ thận mạn tính có liên quan đến việc uống thảo mộc Trung Quốc, thường được dùng như một phần của chế độ ăn kiêng; bệnh thận đặc trưng của vùng Balkan (BEN), giới hạn bệnh nhân ở khu vực này của Đông Nam Âu, có nhiều điểm tương đồng với bệnh thận do uống thảo mộc Trung Quốc. Những rối loạn này được cho là do tiếp xúc axit aristolochicvà/hoặc thực vật khác, bệnh địa phương (ở BEN), và các thuốc có độc tính (thuốc hạn chế sự thèm ăn Fenfluramin và Diethylpropion, trong bệnh thận do thảo mộc Trung Quốc). Giống bệnh thận do thuốc giảm đau, những hội chứng này đều được đặc trưng bởi một tỉ lệ cao bệnh ác tính đường sinh dục.
Điều trị với Lithium kéo dài cũng có thể gây nên viêm ống-kẽ thận mạn tính, thường kèm theo bởi bệnh đái tháo nhạt do thận - tồn tại sau khi ngừng thuốc. Nếu có thể, bệnh nhân điều trị Lithium có bệnh thận mạn tiến triển nên đổi sang thuốc khác cho bệnh tâm thần của họ (Axit valproic).
Nguyên nhân chuyển hóa của viêm kẽ thận mạn gồm tăng canxi máu (bệnh lắng đọng canxi ở thận), rối loạn chuyển hóa oxalat (nguyên phát hoặc thứ phát, ví dụ bệnh đường ruột và tăng hấp thu oxalat từ chế độ ăn), hạ kali máu, tăng axit uric máu hoặc tăng axit uric niệu. Bệnh lý thận liên quan đến hạ kali máu mạn tính gồm một tình trạng không bào hóa ống lượn gần, viêm kẽ thận, và nang thận; cả suy thận cấp và mạn tính đều có.
Viêm kẽ thận mạn có thể xảy ra trong sự kết hợp với bệnh toàn thân nặng, gồm bệnh sarcoid, hội chứng Sjögren, hoặc đang điều trị hóa trị hoặc xạ trị (Ifosfamid, Cisplatin).
Bài viết cùng chuyên mục
Biện pháp tránh thai: kế hoạch hóa gia đình
Thuốc ngừa thai khẩn cấp, chỉ chứa progestin hoặc kết hợp estrogen và progestin, có thể được sử dụng trong vòng 72h sau giao hợp không được bảo vệ.
Tăng kali máu: nguyên lý nội khoa
Trong phần lớn các trường hợp, tăng Kali máu là do giảm bài tiết K+ ở thận. Tuy nhiên, tăng K+ nhập vào qua ăn uống có thể gây ảnh hưởng lớn đến những bệnh nhân dễ nhạy cảm.
Tiếp cận bệnh nhân sốc: nguyên lý nội khoa
Mặc dù hạ huyết áp thì thường thấy được trong sốc, nhưng không có một ngưỡng huyết áp riêng nào để xác định được sốc. Sốc có thể là do giảm lưu lượng máu.
Phù phổi: nguyên lý nội khoa
Giảm oxy máu liên quan đến các nối tắt trong phổi, giảm độ giãn nở của phổi cũng xảy ra. Ảnh hưởng trên lâm sàng có thể là khó thở nhẹ đến suy hô hấp nặng.
Hạ thận nhiệt: nguyên lý nội khoa
Nhiễm lạnh cấp gây nhịp tim nhanh, tăng cung lượng tim, co mạch ngoại biên và tăng kháng lực mạch máu ngoại biên, thở nhanh, tăng trương lực cơ vân, run lạnh và loạn vận ngôn.
Các bệnh suy giảm miễn dịch nguyên phát
Hậu quả của suy giảm miễn dịch nguyên phát thay đổi rất rộng như sự khiếm khuyết chức năng của các phân tử và bao gồm tổn thương bị nhiễm trùng.
Viêm cầu thận cấp: nguyên lý nội khoa
Hầu hết các thể của viêm cầu thận cấp đều được điều chỉnh bởi cơ chế miễn dịch dịch thể. Đặc điểm lâm sàng tùy thuộc vào tổn thương.
Hội chứng tăng tiết hormon tuyến yên
Các sản phẩm nội tiết của các tuyến ngoại vi, đến lượt nó, sẽ thông tin feedback lại vùng dưới đồi và tuyến yên để điều chỉnh chức năng tuyến yên.
Tiếp cận bệnh nhân bị bệnh thận: nguyên lý nội khoa
Việc tiếp cận bệnh nhân bị bệnh thận, bắt đầu với sự phát hiện các hội chứng đặc biệt, trên cơ sở các kết quả.
Phình động mạch chủ: nguyên lý nội khoa
Có thể thầm lặng về mặt lâm sàng, nhưng phình động mạch chủ ngực, có thể gây ra cơn đau sâu, lan tỏa, khó nuốt, khàn tiếng, ho ra máu, ho khan.
Tăng thân nhiệt: nguyên lý nội khoa
Khó phân biệt được sốt hay tăng thân nhiệt. Bệnh sử thường rất hữu ích, ví dụ tiền căn tiếp xúc nhiệt độ hay điều trị bằng các loại thuốc ảnh hưởng đến quá trình điều nhiệt.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: nguyên lý nội khoa
Kê đơn kháng sinh không phù hợp trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là một nguyên nhân hàng đầu của kháng kháng sinh của các tác nhân gây bệnh mắc phải trong cộng đồng như Streptococcus pneumoniae.
Hạ kali máu: nguyên lý nội khoa
Nguyên nhân của hạ Kali máu thì thường rõ ràng từ tiền sử, thăm khám, và hoặc xét nghiệm cận lâm sàng. Tuy nhiên, hạ Kali máu dai dẵng thì cần chi tiết hơn, đánh giá một cách hệ thống.
Siêu âm: nguyên lý nội khoa
Nó nhạy và đặc hiệu hơn CT scan trong đánh giá bệnh lý túi mật. Có thể dễ dàng xác định kích thước của thận ở bệnh nhân suy thận và có thể loại trừ sự hiện diện của ứ nước.
Sự phát triển của khối u ung thư
Khi tế bào ác tính, động lực phát triển của chúng cũng tương tự các tế bào nình thường nhưng thiếu sự điều hòa. Vì các nguyên nhân chưa rõ, khối u phát triển theo đường cong Gompertzian.
Bệnh sarcoid: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Nguyên nhân của bệnh sarcoid là chưa biết, và bằng chứng hiện tại gợi ý rằng việc kích hoạt một đáp ứng viêm bởi một kháng nguyên không xác định.
U tuyến yên: nguyên lý chẩn đoán điều trị
U tuyến yên là khối u đơn dòng lành tính phát sinh từ một trong năm loại tế bào thùy trước tuyến yên và có thể gây ra các tác dụng trên lâm sàng.
Loét dạ dày tá tràng (PUD): nguyên lý nội khoa
Hàng rào niêm mạch tá tràng bị xâm nhập bởi các tác động động hại của H, pylori ở vùng chuyển tiếp dạ dày, nguyên nhân do tăng tiết acid dịch vị hoặc hội chứng dạ dày rỗng nhanh chóng.
Khó thở: nguyên lý nội khoa
Khó thở khi nằm thường thấy trong suy tim sung huyết. Khó thở về đêm thường thấy trong suy tim sung huyết và hen. Khó thở từng cơn gợi ý thiếu máu cơ tim, hen, hoặc thuyên tắc phổi.
Bạch cầu kinh dòng tủy: nguyên lý nội khoa
Các triệu chứng phát triển từ từ, chóng mệt, mệt mỏi, chán ăn, bụng khó chịu và cảm giác no sớm do lách to, tăng tiết mồ hôi. Thỉnh thoảng các bệnh nhân được phát hiện tình cờ dựa trên số lượng bạch cầu tăng.
Liệt đa dây thần kinh sọ
Rối loạn vận động hoàn toàn mà không thiểu dưỡng thì nghi ngờ bệnh nhược cơ, liệt hai bên mặt thì phổ biến trong hội chứng Guillain-Barré.
Biến chứng hội chứng ly giải u khi điều trị ung thư
Khi khối u phát triển nhanh được điều trị với phác đồ hóa trị hiệu quả, các tế nào u sắp chết có thể giải phóng lượng lớn các sản phẩm phân hủy của acid nucleic.
Chăm sóc trong những giờ cuối của bệnh nhân
Đặc biệt, bác sĩ cần tinh tế với cảm giác và sự tuyệt vọng của các thành viên trong gia đình. Họ nên yên tâm rằng bệnh đang đúng tiền trình của nó và sự chăm sóc của họ cho bệnh nhân không sai.
Tiếp cận bệnh nhân hỗ trợ thở máy: nguyên lý nội khoa
Bệnh nhân có bệnh nặng thường được chỉ định thở máy. Trong thời gian hồi sức ban đầu, những nguyên tắc tiêu chuẩn của hỗ trợ tim mạch nâng cao nên được theo dõi.
Đa hồng cầu: nguyên lý nội khoa
Đa hồng cầu nguyên phát phân biệt với đa hồng cầu thứ phát qua lách to, tăng bạch cầu, tăng tiểu cầu, và tăng nồng độ vitamin B12, và giảm nồng độ erythropoietin.