- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm
- Nhiễm khuẩn do Hemophilus influenzae
Nhiễm khuẩn do Hemophilus influenzae
Ớ người lớn ít gặp chủng hemophilus tiết men β lactamase hơn ở trẻ em. Có thể điều trị với người lớn bị viêm xoang, viêm tai hay nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng amoxicillin 500mg.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hemophilus influenzae (HI) typ B là nhân tố gây bệnh chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Kể từ khi có vaccin tiêm phòng HI typ B (Hlb) một cách thường quy đến nay, các bệnh do vi khuẩn này đã biến dần. HI và các loại hemophilus khác có thể gây viêm xoang, viêm tai, viêm phế quản, viêm nắp thanh quản, viêm phổi, viêm mô tế bào, viêm khớp, viêm màng não và viêm màng trong tim ở người lớn.
Ớ người lớn, HI typ B là vi khuẩn hay gặp nhất trong viêm phổi, dù gần đây một vài chủng chưa định typ của HI có thể gây bệnh ở những người nhiễm HIV. Bệnh cảnh viêm phổi điển hình, đờm có chứa nhiều vi khuẩn hình gậy gram (-) đa dạng. Những người lớn tuổi, nghiện rượu, hút thuốc lá, nhiễm HIV là những người có nguy cơ cao. Các chủng heamophilus thường cư trú tại đường hô hấp trên. Vì vậy, nếu cấy dịch màng phổi hoặc cấy máu âm tính, thì rất khó phân biệt là vi khuẩn này gây viêm phổi hay chỉ là cư trú ở đường hô hấp. Chính vì vậy, người ta thường quy cho vi khuẩn này gây viêm phổi mặc dù có thể là do vi khuẩn khác.
Ớ người lớn ít gặp chủng hemophilus tiết men β lactamase hơn ở trẻ em. Có thể điều trị với người lớn bị viêm xoang, viêm tai hay nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng amoxicillin 500mg, uống ngày 3 lần, trong 10 - 14 ngày. Nếu có dị ứng với penicillin, có thể dùng cotrimoxazol, 800/160 mg ngày 2 lần, trong 10 - 14 ngày, hoặc azithnomycin ngày đầu 500mg một lần, 4 ngày sau mỗi ngày 250mg uống 1 lần. Trong trường hợp bệnh nặng (bệnh nhân viêm phổi nhiều thùy có tình trạng nhiễm độc), cần dùng cephalosporin thế hệ 2 hoặc thế hệ 3 như cefuroxim 750mg ngày 3 lần hoặc ceftriaxon 1 g/ngày tiêm một lần trong khi chờ đợi kết quả kháng sinh đồ. Nếu dị ứng penicillin, có thể tiêm cotrimoxazol với liều 10mg/kg trimethoprim mỗi ngày. Thời gian từ 10 - 14 ngày là phù hợp cho đa số bệnh nhân.
Viêm nắp thanh quản (epiglottitis) là bệnh chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ. Tuy vậy đôi khi cũng có thể gặp ở người lớn với các triệu chứng: sốt cao, sốt đột ngột, chảy nhiều nước bọt, không thể nuốt được, chất tiết trong họng, thở rít do tắc thanh quản. Nếu phát hiện sớm, người ta khuyên đặt nội khí quản ngay vì bệnh tiến triển rất nhanh khó lường trước. Chẩn đoán dựa vào dấu hiệu quan sát trực tiếp được nắp thanh quản sưng nề có màu đỏ rực như dâu tây. Vì đèn soi có thể gây kích thích làm co thắt thanh quản và gây tắc thở, nên việc thăm khám này cần thực hiện tại khoa điều trị tích cực và chỉ khi đã sẵn sàng đặt nội khí quản. Cefuroxim, 1,5g ngày 3 lần, trong 7 - 10 ngày hoặc ceftriaxon 1g ngày, trong 7 - 10 ngày là các thuốc hay dùng. Có thể dùng cotrimoxazol hoặc chloramphenicol (4g/ngày) nếu dị ứng penicillin nặng.
Viêm màng não. Ở người lớn ít gặp viêm màng não do vi khuẩn này, nhưng khi có viêm xoang, hoặc viêm tai, thì có thể gặp viêm màng não, nên cần xem xét kỹ. Nếu nghi ngờ do viêm màng não do H.influenzae thì cần điều trị bằng ceftriaxon 4g/ngày, tiêm tĩnh mạch một lần hoặc chia 2 lần, trừ khi biết là vi khuẩn này không sản xuất men beta -lactamase. Nếu dị ứng nặng với penicillin, thì có thể dùng chloramphenicol 100 mg/kg/ngày chia 4 lần. Theo cổ điển, cần điều trị 10 - 14 ngày, ở trẻ em, người ta thấy desamethason, liều 0,15mg/kg, 4 lần trong một ngày duy nhất thấy có một số tác dụng làm giảm một số di chứng lâu dài, đặc biệt là điếc. Nhưng ở người lớn, tác dụng này đang đang còn được bàn cãi.
Bài viết cùng chuyên mục
Viêm màng não do não mô cầu
Sốt cao, rét run, đau đầu, đau lưng, đau bụng, đau đầu chi, buồn nôn và nôn đều có thể gặp. Khi bệnh nặng, bệnh nhân nhanh chóng bị lú lẫn, hoảng loạn, co giật và hôn mê.
Sốt do chuột cắn
Sốt do chuột cắn cần được phân biệt với viêm hạch và phát ban do chuột cắn trong sốt do Streptobacillus gây nên. Về mặt lâm sàng, viêm khớp và đau cơ nặng.
Nhiễm echovirus
Cũng như nhiễm các virus đường tiêu hóa khác, chẩn đoán cần dựa vào sự tương quan giữa lâm sàng, dịch tễ và xét nghiệm. Có thể nuôi cấy các virus từ dịch súc họng, máu hoặc dịch não tủy vào các tế bào.
Bệnh do vi khuẩn Listeria
Vi khuẩn huyết, có hoặc không có triệu chứng nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh hoặc ở người lớn có suy giảm miễn dịch. Bệnh biểu hiện dưới dạng sốt không rõ nguồn gốc.
Viêm phổi do phế cầu
Những bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc có các bệnh khác kèm theo cần điều trị nội trú bằng thuốc tiêm, penicillin G, 2 triệu đơn vị môi lần, ngày 6 lần.
Nhiễm tụ cầu khuẩn huyết
Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao như người tiểu đường, người có suy giảm miễn dịch hoặc nghi ngờ có viêm nội tâm mạc, người ta khuyên nên dùng dài ngày hơn.
Viêm dạ dày ruột do Escherichia Coli
Kháng sinh không có tác dụng, điều trị nâng đỡ là chủ yếu. Khi có tiêu chảy và hội chứng urê huyết - huyết tán đồng thời, cần nghĩ tới E. coli gây xuất huyết và phát hiện chúng.
Bệnh do virus cự bào
Biểu hiện bằng hội chứng vàng da sơ sinh, gan lách to, giảm tiểu cầu, calci hóa hệ thống thần kinh trung ương ở vủng quanh não thất, chậm phát triển tâm thần, mất khả năng vận động, xuất huyết.
Sốt phát ban thành dịch do bọ chét
Ban ở dạng dát sẩn tập trung ở thân mình và mờ đi tương đối nhanh, ít gặp bệnh nhân tử vong và thường chỉ xảy ra ở người già.
Nhiễm virus Poxvirus
Vaccin bệnh đậu bò có khả năng loại trừ một phần bệnh đậu mùa. Vaccin thông thường chỉ được dùng cho người ở phòng xét nghiệm vì người này phải tiếp xúc với virus.
Test quá mẫn và giải mẫn cảm
Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ xẩy ra thì dùng liều thấp hơn và tiếp tục giải mẫn cảm. Nếu phản ứng nặng hơn, cần dùng epinephrin và ngừng thuốc trừ khi việc điều trị là tối cần thiết.
Bệnh bạch hầu
Có thể gặp các thể bệnh ở mũi, họng, thanh quản và ở da. Nhiễm khuẩn ở mũi có rất ít triệu chứng, chủ yếu là chảy nước mũi.
Bệnh lỵ trực trùng
Bệnh thường khởi phát đột ngột với biểu hiện tiêu chảy, đau bụng dưới và đi ngoầi đau quặn, mót rặn. Phân có nước, thường có lẫn máu và nhầy.
Thủy đậu (varicella) và zona
Sốt và khó chịu thường nhẹ ở trẻ em, và nặng hơn ở người lớn, các tổn thương phỏng nước nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết loét nhỏ.
Bệnh phong
Bệnh được phân thành 2 thể theo lâm sàng và mô bệnh học: thể lan tỏa và thể củ. Thể lan toả gặp ở người có suy giảm miễn dịch tế bào.
Virus herpes typ 1 và 2
Các virus herpes typ 1 và 2 chủ yếu gây tổn thương ở vùng miệng tiếp đến là vùng sinh dục. Tỷ lệ huyết thanh dương tính của cả hai nhóm này tăng theo lửa tuổi, riêng đối với typ 2 tăng theo hoạt động tình dục.
Nhiễm khuẩn ở những người tiêm chích
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục không liên quan trực tiếp đến tiêm chích nhưng qua thực tế quan hệ tình dục để trao đổi ma tuý đã làm tăng tần suất các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Sốt vàng
Có thể khó chẩn đoán phân biệt giữa sốt vàng và viêm gan, sốt rét, bệnh do leptospiraa, Dengue và các sốt xuất huyết khác nếu chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng đơn thuần.
Bệnh do rickettsia
Tất cả các rickettsia đều bị ức chế bởi tetracyclin hoặc chloramphenicol. Tất cả các trường hợp nhiễm rickettsia giai đoạn đầu đáp ứng ở một vài mức độ với những thuốc này.
U hạt vùng bẹn
Đó là những cục thâm nhiễm tương đối ít đau và nhanh chóng bong ra, để lại các vết loét nông, bờ rõ rệt, nền là tổ chức hạt mủn, màu đỏ như thịt bò.
Hoại tử sinh hơi
Bệnh thường khởi phát đột ngột, đau tăng nhanh tại vùng bị bệnh, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, sốt không tương xứng với mức độ nặng.
Những hội chứng do virus epstein barr
Các virus herpes có khả năng làm biến đổi tế bào, khi nuôi cấy trong tổ chức và đi kèm với các bệnh ác tính như virus Epstein Barr gây u lympho Burkitt.
Hội chứng Kawasaki
Biến chứng chính là viêm động mạch vành, xảy ra ở 20% số trường hợp không điều trị. Những yếu tố liên quan tới phát triển phình động mạch vành là tăng bạch cầu, tăng protein phản ứng C.
Rubeon: bệnh sởi Đức
Sốt, mệt mỏi thường nhẹ, xuất hiện cùng với sưng viêm hạch dưới vùng chẩm, có thể xuất hiện trước phát ban khoảng 1 tuần. Có thế có sổ mũi.
Viêm não do arbovirus
Nguyên nhân hàng đầu của viêm não arbovirus là viêm não California và viêm não St. Louis. Mầm bệnh tồn tại trong tự nhiên là ở những động vật có vú nhỏ đặc trưng và một số loại chim.