Bệnh tả
Điều trị bằng bù dịch khi bệnh nhẹ hoặc vừa thì uống dịch cũng đủ để làm giảm mạnh tỷ lệ tử vong ở các nước đang phát triển. Có thể tự pha lấy dịch.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán
Tiêu chảy dữ dội.
Phân nhiều nước, màu xám đục, không có mùi phân, máu hay mủ (phân như nước gạo).
Mất nước nhanh chóng.
Có tiếp xúc với người bệnh hoặc đến vùng có dịch tả.
Phản ứng ngưng kết và cấy phân phân lập được phẩy khuẩn tả.
Nhận định chung
Tả là bệnh tiêu chảy cấp do một số typ huyết thanh nhất định của phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra. Bệnh thông qua cơ chế độc tố, thường không sốt. Độc tố tả kích hoạt men adenylyl cyclase trong tế bào biểu mô ruột non làm tiết quá mức, nước và ion clo, gây tiêu chảy dữ dội, có thể đến 1,5 lít mỗi ngày. Tử vong là do giảm thể tích máu nặng.
Bệnh tả xuất hiện thành dịch trong điều kiện như chiến tranh, đông đúc, nạn đói (trong các trại ty nạn) điều kiện vệ sinh tồi. Nhiễm bệnh do ăn uống phải thức ăn hoặc nước bị nhiễm vi khuẩn. ở Hoa Kỳ ít gặp tả, trừ vụ dịch năm 1991 mà nguồn gốc là từ Peru, qua các nước Nam và Trung Mỹ, Mexico và một số trường hợp lan sang Hoa Kỳ. Cần cảnh giác bệnh tả ở những người tiêu chảy nặng, nhất là họ có đi qua vùng dịch.
Biểu hiện lâm sàng
Tiêu chảy nặng, đột ngột, phân toàn nước (có thể đến 1 lít một giờ), màu đục xám, không mùi, không máu mũi (giống nước gạo). Kiệt nước và tụt huyết áp xuất hiện nhanh chóng.
Biểu hiện cận lâm sàng
Cấy phân có vi khuẩn mọc và phản ứng ngưng kết với nhiều huyết thanh đặc hiệu.
Phòng bệnh
Đã có vaccin có thể bảo vệ trong một thời gian ngắn cho người cần đi vào hoặc vừa từ vùng dịch ra. Cần dùng 2 liều cách nhau từ 1 - 4 tuần và nhắc lại 1 liều, 6 tháng một lần nếu cần (vẫn phải ở lại vùng đang có dịch). Tiêm chủng toàn dân vừa tôn kém, vừa ít hiệu quả ngăn ngừa dịch tả. Khi xuất hiện dịch cần tập trung giải quyết khâu vệ sinh thức ăn, nguồn nước uống của nhân dân và các chất thải của bệnh nhân.
Điều trị
Điều trị bằng bù dịch khi bệnh nhẹ hoặc vừa thì uống dịch cũng đủ để làm giảm mạnh tỷ lệ tử vong ở các nước đang phát triển. Có thể tự pha lấy dịch bằng cách cho một thìa cà phê muối với 4 thìa canh đầy đường vào một lít nước sôi để nguội. Chỉ cần truyền dịch khi bệnh nhân có dấu hiệu sốt do giảm thể tích hoặc không uống được dịch. Ringer lactat hoặc dịch truyền chứa 4g (70mEq) NaCl; 1g (10mEq) KClj 5,4g (50 mmol) lactat natri và 8g (45mmol) đường trong 1 lít nước dịch là được.
Kháng sinh giúp làm rút ngắn diễn biến bệnh. Nhiều kháng sinh có tác dụng với phẩy khuân tả như tetracyclin, ampicillin, chloramphenicol, cotrimoxazol, fluoroquinolon. Vì vi khuẩn có thể kháng nhiều kháng sinh, nên nếu được thì cần làm kháng sinh đồ.
Bài viết cùng chuyên mục
Nhiễm khuẩn bệnh viện
Nói chung, các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường có xu hướng đa kháng và không nhậy cảm với các loại kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn tại cộng đồng.
Bệnh do Hantavirus
Chẩn đoán dựa vào phản ứng huyết thanh học bằng nhuộm hóa học mô miên dịch hoặc bằng kỹ thuật khuyếch đại PCR của ADN virus trong tổ chức.
Nhiễm Adenovirus
Những bệnh nhân ghép gan bị nhiễm virus có xu hướng phát triển viêm gan typ 5, còn những người ghép tủy xương và ghép thận có xu hướng viêm phổi phát triển hoặc viêm bàng quang xuất huyết.
Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch
Những bệnh nhân bị cắt lách hoặc suy giảm chức năng lách không thể loại trừ được vi khuẩn trong dòng máu, dẫn đến tăng nguy cơ vãng khuẩn huyết bởi các vi khuẩn có vỏ.
Rubeon: bệnh sởi Đức
Sốt, mệt mỏi thường nhẹ, xuất hiện cùng với sưng viêm hạch dưới vùng chẩm, có thể xuất hiện trước phát ban khoảng 1 tuần. Có thế có sổ mũi.
Ỉa chảy nhiễm khuẩn cấp tính
Điều trị chủ yếu là bù nước và điện giải, trong một vài trường hợp có thể phải điều trị sốc mất nước và hỗ trợ hô hấp. Nói chung, phân lớn các trường hợp ỉa chảy cấp tính đều tự khỏi.
Sốt Q
Viêm nội tâm mạc ít gặp nhưng lại là thể nặng của nhiễm Coxiella và liên quan với tình trạng tổn thương miễn dịch, việc sống ở vùng thành thị, uống sữa tươi.
Diễn biến tự nhiên và các nguyên tắc chẩn đoán và điều trị Giang mai
Các thông số dịch não tủy trong giang mai thần kinh rất đa dạng, Các ca bệnh cổ điển thường có protein tăng, nhiều bạch cầu lympho và phản ứng VDRL dương tính.
Viêm não do arbovirus
Nguyên nhân hàng đầu của viêm não arbovirus là viêm não California và viêm não St. Louis. Mầm bệnh tồn tại trong tự nhiên là ở những động vật có vú nhỏ đặc trưng và một số loại chim.
Viêm tủy xương do tụ cầu vàng
Có thể là nhiễm khuẩn cấp tính với cầc triệu chứng, khu trú và tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân. Nhưng cũng có thể tiến triển âm ỉ, chỉ thấy đau mơ hồ.
Nhiễm khuẩn do liên cầu ngoài nhóm A
Liên cầu viridans là nhóm không gây tan máu, hoặc gây tan máu kiểu α (tức là gây vùng tan máu màu xanh lá cấy trên đĩa thạch) và là thành phần của vi khuẩn chí bình thường ở miệng.
Hội chứng Kawasaki
Biến chứng chính là viêm động mạch vành, xảy ra ở 20% số trường hợp không điều trị. Những yếu tố liên quan tới phát triển phình động mạch vành là tăng bạch cầu, tăng protein phản ứng C.
Thủy đậu (varicella) và zona
Sốt và khó chịu thường nhẹ ở trẻ em, và nặng hơn ở người lớn, các tổn thương phỏng nước nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết loét nhỏ.
Nhiễm virus herpes typ 6, 7, 8 (HHV)
Nhóm virus này có liên quan tới thải bỏ mảnh ghép và ức chế tủy xương ở người ghép tổ chức, gây viêm phổi và viêm não ở bệnh nhân AIDS.
Sốt do ve Colorado
Cần phải chẩn đoán phân biệt bệnh sốt do ve Colorado với các bệnh: cúm, nhiễm Rickettsia rickettsii, vả những bệnh sốt có giảm bạch cầu cấp tính khác.
Bệnh dại
Bệnh dại hầu hết là tử vong, những người sống sót có thể là do nhiễm virus giống dại. Người thầy thuốc đối diện với vấn đề thường gặp nhất trên lâm sàng là xử trí bệnh nhân bị động vật cắn.
Các giai đoạn lâm sàng của Giang mai
Giang mai ẩn là thời kỳ yên lặng sau khi các tổn thương thứ phát mất đi và trước khi các triệu chứng giang mai tái phát xuất hiện.
Sốt phát ban thành dịch do bọ chét
Ban ở dạng dát sẩn tập trung ở thân mình và mờ đi tương đối nhanh, ít gặp bệnh nhân tử vong và thường chỉ xảy ra ở người già.
Bệnh đậu do rickettsia
Bạch cầu giảm, nồng độ kháng thể tăng bằng phản ứng kết hợp bổ thể hoặc dùng phản ứng huỳnh quang gián tiếp sử dụng globulin kháng rickettsia liên hợp.
Nhiễm Parovirus
Việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng, nhưng có thể xác định bằng tăng nồng độ kháng thể kháng parvovirus loại IGM trong huyết thanh. Sốt tinh hồng nhiệt rất giống bệnh do parvovirus.
Bệnh do Nocardia
Bệnh có thể khuếch tán đến bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Áp xe não và các cục dưới da là hay gặp nhất, nhưng chỉ gặp ở người bị suy giảm miễn dịch.
Bệnh sởi
Ban thường xuất hiện 4 ngày sau khi bị bệnh, lúc đầu mọc ở mặt và sau tai. Tổn thương ban đầu là những nốt sẩn như đầu đinh ghim sau hợp lại tạo thành dạng dát sẩn màu đỏ gạch, không đều.
Bệnh lỵ trực trùng
Bệnh thường khởi phát đột ngột với biểu hiện tiêu chảy, đau bụng dưới và đi ngoầi đau quặn, mót rặn. Phân có nước, thường có lẫn máu và nhầy.
Những virus ái tính với tế bào lympho T ở người (HTLV)
Corticosteroid điều trị thành công bệnh tủy sống do HTLV gây ra. Những thuốc kháng virus không thấy có tác dụng rõ ràng trong điều trị bệnh lý tủy sống do HTVL và hoặc ATL.
Bệnh do rickettsia
Tất cả các rickettsia đều bị ức chế bởi tetracyclin hoặc chloramphenicol. Tất cả các trường hợp nhiễm rickettsia giai đoạn đầu đáp ứng ở một vài mức độ với những thuốc này.