Tạo miễn dịch khuyến cáo cho những người du lịch

2016-03-01 12:22 PM

Khi các đối tượng yêu cầu các bác sĩ cho biết thông tin và tiêm vaccin để đi du lịch, toàn bộ lịch tiêm chủng của họ nên được xem xét và cập nhật.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Các đối tượng đi du lịch tới các nước khác thường cần phải được tiêm chủng thêm các loại vaccin ở trên và có thể dùng thuốc phòng ngừa các bệnh khác nhau. Mọi người đi du lịch nên thực hiện những yêu cầu về tiêm chủng của cơ quan y tế tại các nước khác nhau. Những điều này đã được liệt kê trong Tạp trí thông tin sức khoẻ đối với người du lịch quốc tế do Trung tâm kiểm soát bệnh tật phát hành. Các báo cáo cập nhật được công bố hàng năm do Cơ quan cung cấp tài liệu của Chính phủ Mỹ, Washihgton DC 20402.

Khi các đối tượng yêu cầu các bác sĩ cho biết thông tin và tiêm vaccin để đi du lịch, toàn bộ lịch tiêm chủng của họ nên được xem xét và cập nhật, bao gồm tiêm chủng đã kể trên và thường không đặc hiệu cho việc đi du lịch.

Các loại vaccin khác nhau có thể được dùng đồng thời tại các vị trí khác nhau. Một số vaccin như tả, dịch hạch và thương hàn sẽ gây ra những khó chịu rõ rệt, tốt nhất là dùng tại các thời điểm khác nhau. Nói chung, vaccin sống giảm độc lực (sởi, quai bị, Rubella, sốt vàng, vaccin bại liệt uống) không nên dùng cho những đối tượng bị ức chế miễn dịch hoặc các thành viên trong gia đình của họ hoặc phụ nữ có thai. Không nên dùng immunoglobulin trước 3 tháng và ít nhất sau 2 tuần khi tiêm vaccin virus sống, bởi vì nó có thể làm giảm đáp ứng kháng thể.

Việc dùng thuốc phòng sốt rét được bàn luận.

Tả

Vì tỷ lệ mắc tả rất thấp trong số những người đi du lịch và vì vaccin chỉ có hiệu quả thấp nên Tổ chức y tế thế giới không khuyên tiêm phòng bắt buộc ngay cả khi với người đi du lịch tới và đi từ các vùng bệnh lưu hành. Mặc dù không có một quốc gia nào yêu cầu một cách chính thức tiêm phòng tả, nhưng một số chính quyền địa phương có thể vẫn yêu cầu có giấy chứng nhận tiêm phòng.

Vaccin tả là chất dịch có chứa phẩy khuẩn tả đã chết, bao gồm các loại kháng nguyên phổ biến. Hai mũi tiêm bắp cách nhau 2 - 6 tuần, tiếp theo là tiêm nhắc lại 6 tháng/lần trong giai đoạn có thể phơi nhiễm. Sự bảo vệ phụ thuộc rất lớn vào liều nhắc lại. Vaccin bất hoạt đường uống có hiệu quả hơn vaccin đường tiêm nhưng hiện không có ở Mỹ. Vaccin sống giảm độc lực đường uống vẫn tiếp tục được khám phá. Chứng nhận của Tổ chức y tế thế giới chỉ có giá trị trong vòng 6 tháng.

Viêm gan B

Người du lịch trên 6 tháng ở vùng dịch tễ viêm gan B, có tiếp xúc trực tiếp với dân địa phương thì nên được xem xét để tiêm phòng, cần tiêm cho những người du lịch trong thời gian ngắn tới vùng dịch trung bình hoặc cao (Đông Nam Á, hạ sa mạc Sahara ở châu Phi) mà sẽ phải tiếp xúc với các dịch tiết của cơ thể có khả năng bị bệnh. Tiêm phòng nên bắt đầu ít nhất 6 tháng trước khi du lịch.

Viêm màng não do não mô cầu

Nếu như chuyến du lịch được dự kiến tới vùng dịch tễ viêm màng não do não mô cầu (Nepal, hạ sa mạc Sahara ở châu Phi, New Delhi) hoặc bệnh lưu hành cao, có thể chỉ định dùng vaccin polysaccharid typ A, C, W-135 và Y. Liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Vaccin cũng được khuyên dùng cho những người không có lách và những người bị giảm bổ thể giai đoạn cuối.

Dịch hạch

Vaccin dịch hạch là loại dịch treo của các vi khuẩn dịch hạch đã được tiêu diệt và được tiêm vào bắp thịt. Có 3 mũi tiêm được dùng: mũi thứ hai sau mũi đầu 4 tháng, mũi thứ ba sau mũi thứ hai 5 tháng. Nguy cơ mắc dịch hạch cũng rất thấp, vì vậy không nên dùng vaccin này thường qui. Việc dùng vaccin chỉ dành cho những người du lịch sẽ phải phơi nhiễm với động vật gặm nhấm hoặc thỏ ở vùng nông thôn có dịch hạch lưu hành (một số vùng ở Nam Mỹ, Đông Nam Á và một vài nơi khác). Nếu tiếp tục phơi nhiễm thì cần tiêm liều nhắc lại cách 1- 2 năm.

Bại liệt

Những người lớn du lịch tới vùng nhiệt đới hoặc các nước đang phát triển mà chưa có miễn dịch với bại liệt trước đó nên nhận 3 liều đầu tiên của vaccin bại liệt bất hoạt đã được tăng độc lực (IPV) như sau: hai liều 0,5ml tiêm dưới da, cách nhau 4 - 8 tuần và liều thứ ba cách liều thứ hai ít nhất là 4 tuần, tốt hơn là từ 5 - 12 tháng. Vì nguy cơ bị bệnh bại liệt do vaccin nên uống vaccin bại liệt sống đã được giảm độc lực (OPV) không nên dùng thường qui để phòng ngừa lần đầu cho người lớn. Nó có thể được sử dụng nếu việc bảo vệ là cần thiết khi du lịch trong vòng 4 tuần. Trong mỗi trường hợp liều đơn OPV hoặc IPV được dùng và miễn dịch tiên phát được hoàn thành sau đó bằng IPV hoặc OPV (miễn dịch tiên phát với OPV bao gồm hai liều cách nhau 6 - 8 tuần và liều thứ ba được dùng sau liều thứ hai ít nhất 6 tuần, tốt hơn là sau 8 - 12 tháng). Những khách du lịch đã được miễn dịch đầy đủ trước đó bằng OPV hoặc IPV thì nên dùng một liều nhắc lại hoặc với OPV hoặc với IPV.

Bệnh dại

Đối với khách du lịch tới những vùng mà dịch dại thường gặp ở động vật nuôi trong nhà (Ân Độ, châu Á, Mexico) thì cần phòng ngừa trước phơi nhiễm bằng vaccin tế bào lưỡng bội người (Human diploid cell vaccin - HDCV) hoặc vaccin dại hấp phụ. Thường dùng hai liều tiêm bắp (vào cơ delta) 1ml HDCV hoặc vaccin dại hấp phụ, cách nhau một tuần với liều nhắc lại 2 - 3 tuần sau đó. Có thể thay thế bằng hai liều tiêm trong da 0,1 ml HDCV cách nhau một tuần và nhắc lại 2 - 3 tuần sau đó. Ghloroquin có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch với vaccin dại. Nếu như cần phải dùng chloroquin để phòng sốt rét nên dùng vaccin bằng đường tiêm bắp để chắc chắn có đáp ứng kháng thể đầy đủ. Không có những số liệu về tương tác thuốc giữa mefloquin và vaccin dại. Có lẽ nên tiêm vaccin dại vào bắp thịt nếu phải dùng mefloquin cho đến khi các nghiên cứu khác được thực hiện.

Thương hàn

Vaccin thương hàn được khuyên dùng đối với những khách du lịch tới các nước đang phát triển (đặc biệt là châu Mỹ Latinh, châu Phi và châu Á). Những người này phải phơi nhiễm lâu dài với thức ăn và nước uống bị ô nhiễm. Ba loại chế phẩm có hiệu quả gần tương đương nhau (hiệu quả 50% - 70%), có thể dùng được là (1) vaccin bất hoạt bằng phenol nhiệt, dùng đường tiêm (2) vaccin sống, giảm độc lực Ty21a uống dưới dạng viên có vỏ tan trong ruột và (3) vaccin Vi có vỏ Polysaccharid (Vi CPS) dùng đường tiêm. Chế phẩm bất hoạt bằng phenol được sử dụng từ lâu có liên quan với hầu hết tác dụng phụ và không nên dùng trừ phi không có các chế phẩm khác. Vaccin Ty21a được dủng một viên cách ngày, cho bốn liều. Các viên này nên được bảo quản lạnh và dùng cùng với các dung dịch lạnh dưới 370C, ít nhất là một giờ trước bữa ăn. Cần dùng cả bốn liều để có tác dụng bảo vệ tối đa. Tác dụng phụ rất ít và biểu hiện chính là các rối loạn về tiêu hoá. Nó được khuyên nên dùng cho trẻ nhỏ dưới sáu tuổi. Vaccin Vi CPS được dùng tiêm bắp đơn thuần. Tác dụng phụ chủ yếu là các kích ứng tại nơi tiêm nhưng sốt và đau đầu củng được ghi nhận. Không nên dùng vaccin cho trẻ dưới hai tuổi. Nếu đoán trước là tiếp tục hoặc sẽ phơi nhiễm lại thì nên dùng liều nhắc lại. Liều nhắc lại của vaccin bất hoạt bằng nhiệt được khuyên dùng cứ 3 năm/lần. Liều nhắc lại của Vi CPS được dùng cứ 2 năm/lần. Liều nhắc lại tối ưu của Ty21a chưa được biết rõ nhưng nhà sản xuất khuyên là nên nhắc lại 4 liều cứ 5 năm/lần. Vaccin sống giảm độc lực không nên dùng cho những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch, bao gồm cả các bệnh nhân nhiễm HIV.

Sốt vàng

Vaccin virus sốt vàng sống giảm độc lực được dùng bằng đường dưới da một lần. Mặc dù nguy cơ của sốt vàng là thấp đối với hầu hết người đi du lịch nhưng một số nước vẫn đòi hỏi tiêm phòng cho tất cả những người đi du lịch đến hoặc đi từ vùng dịch tễ (chủ yếu là châu Phi xích đạo, những miền ở Nam - Trung Mỹ). Chứng chỉ của Tổ chức y tế thế giới đòi hỏi đăng ký của nhà sản xuất và ký hiệu của lô vaccin. Ở Mỹ, tiêm chủng chỉ được công nhận ở một số trung tâm. Tiêm phòng nên được nhắc lại cách 10 năm hoặc ngắn hơn (ở châu Phi, Nam Mỹ).

Vì là loại vaccin sống giảm độc lực làm từ phôi trứng gà, không nên dùng vaccin sốt vàng cho những đối tượng bị ức chế miễn dịch hoặc những đối tượng có tiền sử dị ứng với trứng. Phụ nữ có thai có chống chỉ định tương đội với loại vaccin này.

Viêm não Nhật Bản B

Đây là bệnh viêm não virus do muỗi truyền, ảnh hưởng chủ yếu tới trẻ nhỏ và người già (trên 65 tuổi) và gặp chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9. Nó là nguyên nhân hàng đầu của viêm não ở châu Á. Vì nguy cơ nhiễm virus viêm não này thấp và vì tác dụng có hại của vaccin có thể nặng nề, không nên tiêm vaccin cho tất cả mọi người du lịch tới châu Á. Vaccin nên được dùng cho những người du lịch tới vùng bệnh lưu hành mà họ sẽ ở đó ít nhất 30 ngày và những người du lịch trong thời gian chuyển mùa, đặc biệt là nếu họ du lịch tới vùng nông thôn. Những người đi du lịch dưới 30 ngày thì nên đựợc xem xét để tiêm phòng nếu như họ dự định thăm quan các vùng có dịch bệnh lan truyền hoặc nếu có chương trình hoạt động ngoài trời mở rộng ở vùng nông thôn. Phác đồ gây miễn dịch lần đầu được khuyên dùng là 1ml vaccin tiêm dưới da vào các ngày 0,7 và 30. Nếu thời, gian bó buộc thì liều cuối cùng có thể dùng vào ngày thứ 14. Liều cuối cùng nên dùng ít nhất 10 ngày trước khi khởi hành bởi vì tác dụng phụ như mày đay, phù mạch xảy ra từ vài phút đến 10 ngày sau khi tiêm phòng vaccin. Sau khi tiêm, bệnh nhân nên đựợc theo dõi trong vòng 30 phút và được giải thích về khả năng có các phản ứng chậm của phù mạch và mày đay. Thêm vào đó, các phản ứng tại chỗ được báo cáo trong 20% số người tiêm phòng và phản ứng toàn thân (sốt, rét run, mệt, đau đầu) trong 10% số trường hợp.

Bài viết cùng chuyên mục

Viêm họng nhiễm khuẩn do liên cầu

Liên cầu tan huyết bê ta nhóm A là vi khuẩn gây viêm họng xuất tiết phổ biến nhất. Bệnh lây qua các giọt nước bọt có vi khuẩn.

Các bệnh do lậu cầu khuẩn

Ở nam giới, lúc đầu có đái nóng, và dịch trắng hoặc ngà ở ngay đầu. Vài ba ngày sau, đái đau rõ dần và dịch tiết quy đầu vàng sẫm hơn đặc như kem, nhiều và có thể lẫn máu.

Bệnh bạch hầu

Có thể gặp các thể bệnh ở mũi, họng, thanh quản và ở da. Nhiễm khuẩn ở mũi có rất ít triệu chứng, chủ yếu là chảy nước mũi.

Dengue: bệnh virus toàn thân

Dengue là bệnh có sốt tự khỏi không đặc hiệu; biểu hiện bệnh rất thay đổi, có thể từ nhiễm virus không có triệu chứng tới xuất huyết nặng và sốc đột ngột gây tử vong.

Bệnh do vi rút

Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang thường sử dụng các kháng thể đơn dòng cũng giúp chẩn đoán nhanh một số kháng nguyên trong những tế bào bong vẩy.

Vãng khuẩn huyết và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram âm

Kháng sinh phải được dùng ngay khi có chẩn đoán, vì điều trị chậm sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong. Nói chung cần dùng bằng đường tĩnh mạch để đảm bảo được nồng độ cần thiết.

Thủy đậu (varicella) và zona

Sốt và khó chịu thường nhẹ ở trẻ em, và nặng hơn ở người lớn, các tổn thương phỏng nước nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết loét nhỏ.

Viêm niệu đạo và viêm cổ tử cung do Chlamydia

Điều trị thường theo giả định. Bạn tình của bệnh nhân cũng cần được điều trị. Cách điều trị hiệu quả là tetracyclin hoặc erythromycin 500mg uống ngày 4 lần.

Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch

Những bệnh nhân bị cắt lách hoặc suy giảm chức năng lách không thể loại trừ được vi khuẩn trong dòng máu, dẫn đến tăng nguy cơ vãng khuẩn huyết bởi các vi khuẩn có vỏ.

Virus và viêm dạ dày ruột

Virus Norwalk và giống Norwalk chiếm khoảng 40% số các trường hợp ỉa chảy do virus đường tiêu hóa gây ra. Bệnh thường lây truyền qua con đường phân miệng.

Sốt đốm xuất huyết vùng núi Rocky

Tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, hạ natri máu, protein niệu, hồng cầu niệu là hay gặp. Dịch não tủy có thể có glucose giảm, tăng nhẹ bạch cầu lympho.

Nhiễm khuẩn bệnh viện

Nói chung, các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường có xu hướng đa kháng và không nhậy cảm với các loại kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn tại cộng đồng.

Bệnh do Hantavirus

Chẩn đoán dựa vào phản ứng huyết thanh học bằng nhuộm hóa học mô miên dịch hoặc bằng kỹ thuật khuyếch đại PCR của ADN virus trong tổ chức.

Nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao

Vì khi bắt đầu điều trị thường chưa có kết quả kháng sinh đồ, nên thường phải dựa vào độ mạnh của thuốc hoặc số liệu về tỷ lệ kháng thuốc trong cộng đồng hoặc trong quần thể bệnh nhân.

Bệnh do Brucella

Khởi phát thường đột ngột: sốt, rét run, toát mồ hôi nhưng thông thường chỉ khởi phát âm ỉ. Bệnh nhân đến khám sau nhiều tuần có mệt mỏi, sút cân, sốt nhẹ, ra mồ hôi, mệt nhanh dù làm việc nhẹ.

Diễn biến tự nhiên và các nguyên tắc chẩn đoán và điều trị Giang mai

Các thông số dịch não tủy trong giang mai thần kinh rất đa dạng, Các ca bệnh cổ điển thường có protein tăng, nhiều bạch cầu lympho và phản ứng VDRL dương tính.

Bệnh do Nocardia

Bệnh có thể khuếch tán đến bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Áp xe não và các cục dưới da là hay gặp nhất, nhưng chỉ gặp ở người bị suy giảm miễn dịch.

Thương hàn

Trong giai đoạn tiền triệu, triệu chứng thực thể nghèo nàn. Về sau có lách to, bụng chướng và đau, chậm nhịp tim, mạch nhỏ và chìm, đôi khi có dấu hiệu màng não.

Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương

Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương có thể được phân thành vài thể bệnh, thông thường có thể dễ phân biệt các thể bệnh với nhau nhờ xét nghiệm dịch não tủy, đây là bước đầu tiên để chẩn đoán căn nguyên.

Nhiễm khuẩn do Hemophilus influenzae

Ớ người lớn ít gặp chủng hemophilus tiết men β lactamase hơn ở trẻ em. Có thể điều trị với người lớn bị viêm xoang, viêm tai hay nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng amoxicillin 500mg.

Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí

Dưới đây sẽ điểm qua các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu do các vi khuẩn kỵ khí gây ra. Điều trị chung cho các bệnh này bao gồm mổ thăm dò ngoại khoa, cắt lọc đủ rộng và dùng kháng sinh.

Bệnh dại

Bệnh dại hầu hết là tử vong, những người sống sót có thể là do nhiễm virus giống dại. Người thầy thuốc đối diện với vấn đề thường gặp nhất trên lâm sàng là xử trí bệnh nhân bị động vật cắn.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Với mỗi bệnh nhân có một hoặc nhiều lần quan hệ tình dục thì đều phải được chẩn đoán và điều trị theo nguyên tắc là bạn tình phải được điều trị đồng thời để tránh khả năng tái nhiễm.

Virus hợp bào đường hô hấp

Virus này gây bệnh nặng nhất vào lúc mà kháng thể đặc hiệu của người mẹ hằng định mặc dù nồng độ kháng thể cao có thể làm thay đổi hoặc phòng được bệnh.

Bệnh phong

Bệnh được phân thành 2 thể theo lâm sàng và mô bệnh học: thể lan tỏa và thể củ. Thể lan toả gặp ở người có suy giảm miễn dịch tế bào.