Viêm tủy xương do tụ cầu vàng

2016-03-16 08:40 PM

Có thể là nhiễm khuẩn cấp tính với cầc triệu chứng, khu trú và tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân. Nhưng cũng có thể tiến triển âm ỉ, chỉ thấy đau mơ hồ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tụ cầu vàng là nguyên nhân gây viêm tủy xương trong khoảng 60% các trường hợp viêm tủy xương. Vi khuẩn có thể trực tiếp vào tủy xương do gãy xương hở hay khi phẫu thuật hoặc do lan từ một vết thương gần đó hoặc thông thường nhất là do đến bằng đường máu. Các xương dài và đôt sống là hay bị nhất. Viêm tủy xương đốt sống thường gây biến chứng áp xe ngoài màng cứng, nên cần nghĩ đến khi bệnh nhân có sốt, đau lưng, đau rễ thần kinh và các triệu chứng hay dấu hiệu thần kinh chứng tỏ có sự ép tủy (ví dụ ỉa đái không tự chủ).

Các triệu chứng và dấu hiệu

Có thể là nhiễm khuẩn cấp tính với cầc triệu chứng, khu trú và tình trạng nhiễm trùng - nhiễm độc toàn thân. Nhưng cũng có thể tiến triển âm ỉ, chỉ thấy đau mơ hồ nơi nhiễm khuẩn, dần dần thành sưng đau tại chỗ đó. Trên 1/3 trường hợp không có sốt. Sự hình thành ổ áp xe thường xảy ra muộn và ít phổ biến. Rò xảy ra trong trường hợp bệnh mạn tính hoặc khi có dị vật trong cơ thể (đinh hạy nẹp kim loại chẳng hạn).

Biểu hiện cận lâm sàng

Xác định chẩn đoán, khi cấy máu hay dịch từ vùng bị bệnh có tụ cầu vàng. Trong trường hợp viêm tủy xương chưa điều trị, thường cấy máu thấy dương tính trong 60% trường hợp. Khi cấy máu không thấy thì có thể sinh thiết và cấy tủy xương.

Chẩn đoán hình ảnh

Chụp cắt lớp và cắt lớp có tiêm gallium đều có độ nhậy khoảng 95% và độ tin cậy khoảng 60 - 70% rất hữu ích cho việc xác định và khẳng định vùng tổn thương. X quang xương thông thường nói chung là bình thường trong giai đoạn đầu, nhưng về sau, dù đã được điều trị có hiệu quả vẫn thấy triệu chứng bất thường. Khác với tổn thương ác tính, nhiễm khuẩn cột sống thường lan rộng sang các đốt sống khác mà không gây tổn thương khoang liên đốt. Chụp cắt lớp nhậy hơn X quang thường trong việc định vị áp xe phối hợp. Chụp cộng hưởng từ kém nhậy hơn cắt lớp, nhưng độ đặc hiệu lên tới 90% và thường được chỉ định khi nghi ngờ có áp xe trong viêm tủy xương đốt sống.

Điều trị

Viêm tủy xương do tụ cầu cần phải điều trị dài ngày, thường là 4 - 6 tuần hoặc dài hơn. Dù kháng sinh uống cũng có tác dụng, nhưng nếu bệnh nhân có biểu hiện nhiễm độc thì giai đoạn đầu nên dùng đường tiêm. Thuốc hàng đầu được chọn là nafcillin hoặc oxacillin, 9 - 12 g/ngày, chia làm 6 lần. Cefazolin 1g x 3 lần/ngày cũng có hiệu quả. Nếu có dị ứng với penicillin, thì cần dùng vancomycin, 1g x 2 lần/ngày. Các thuốc có thể dùng đường uống là dicloxacillin hoặc cephalexin 1g x 4 lần/ngày hoặc ciprofloxacin 750mg x 2 lần/ngày. Một số tác giả khuyến cáo cho thêm rifampicin trong điều trị viêm tủy xương do tụ cầu, với liều 300mg x 2 lần/ngày.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh do Chlamydia pneumoniae chủng TWAR

Chlamydia pneumoniae gây viêm phổi, viêm phế quản và có mối liên quan với bệnh mạch vành qua dịch tễ huyết thanh học. Bệnh cảnh viêm phổi kiểu không điển hình.

Vãng khuẩn huyết và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram âm

Kháng sinh phải được dùng ngay khi có chẩn đoán, vì điều trị chậm sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong. Nói chung cần dùng bằng đường tĩnh mạch để đảm bảo được nồng độ cần thiết.

Bệnh do Legionella

Thuốc đặc trị bệnh do Legionella gây nên là erythromycin, liều ban đầu là 1g, tiêm tĩnh mạch ngày 4 lần, sau đó giảm xuống còn 500mg ngày uống 4 lần khi bệnh có dấu hiệu cải thiện; thời gian điều trị là 14 - 21 ngày.

Viêm phổi do phế cầu

Những bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc có các bệnh khác kèm theo cần điều trị nội trú bằng thuốc tiêm, penicillin G, 2 triệu đơn vị môi lần, ngày 6 lần.

Những tác nhân gây bệnh giống virus có thời gian tiềm tàng kéo dài

Chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ có phòng bệnh bằng cách tránh lây nhiễm từ tổ chức não bị bệnh, điện cực, dụng cụ phẫu thuật thần kinh hoặc tránh ghép giác mạc.

Chlamydia psittaci và bệnh sốt vẹt

Bệnh thường khởi phát nhanh, có sốt, ớn lạnh, đau cơ, ho khan và đau đầu. Các dấu hiệu bệnh như mạch nhiệt phân ly, gõ phổi đục và nghe phổi có ran.

Tạo miễn dịch khuyến cáo cho những người du lịch

Khi các đối tượng yêu cầu các bác sĩ cho biết thông tin và tiêm vaccin để đi du lịch, toàn bộ lịch tiêm chủng của họ nên được xem xét và cập nhật.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Với mỗi bệnh nhân có một hoặc nhiều lần quan hệ tình dục thì đều phải được chẩn đoán và điều trị theo nguyên tắc là bạn tình phải được điều trị đồng thời để tránh khả năng tái nhiễm.

Một số nhiễm khuẩn do liên cầu nhóm A

Mọi tình trạng nhiễm liên cầu, đặc biệt là viêm cân hoại tử đều có thể bị hội chứng sốc nhiễm độc tố liên cầu. Bệnh có đặc điểm là: viêm da hoặc viêm tổ chức phần mềm, suy hô hấp cấp, suy thận.

U hạt vùng bẹn

Đó là những cục thâm nhiễm tương đối ít đau và nhanh chóng bong ra, để lại các vết loét nông, bờ rõ rệt, nền là tổ chức hạt mủn, màu đỏ như thịt bò.

Bệnh do virus cự bào

Biểu hiện bằng hội chứng vàng da sơ sinh, gan lách to, giảm tiểu cầu, calci hóa hệ thống thần kinh trung ương ở vủng quanh não thất, chậm phát triển tâm thần, mất khả năng vận động, xuất huyết.

Bệnh do Ehrlichiae

Ehrlichiae bạch cầu hạt ở người gần đây xuất hiện nhiều hơn. Phân bố địa lý của bệnh giống bệnh Lyme, mặc dù ranh giới phân vùng của bệnh chưa được xác định đầy đủ.

Bệnh bạch hầu

Có thể gặp các thể bệnh ở mũi, họng, thanh quản và ở da. Nhiễm khuẩn ở mũi có rất ít triệu chứng, chủ yếu là chảy nước mũi.

Tạo miễn dịch chủ động chống lại các bệnh nhiễm khuẩn

Nhiều loại vaccin được khuyên dùng cho người lớn tùy thuộc theo tình trạng tiêm phòng trước đó của mỗi người và những nguy cơ phoi nhiễm với một số bệnh.

Bệnh xoắn khuẩn không lây qua đường tình dục

Ghẻ cóc là một bệnh truyền nhiễm phân bổ chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, do T. pallidum dưới nhóm pertenue gây nên. Đặc trưng của bệnh là các tổn thưong u hạt ở da, niêm mạc và xương.

Sốt do chuột cắn

Sốt do chuột cắn cần được phân biệt với viêm hạch và phát ban do chuột cắn trong sốt do Streptobacillus gây nên. Về mặt lâm sàng, viêm khớp và đau cơ nặng.

Sốt Q

Viêm nội tâm mạc ít gặp nhưng lại là thể nặng của nhiễm Coxiella và liên quan với tình trạng tổn thương miễn dịch, việc sống ở vùng thành thị, uống sữa tươi.

Sốt phát ban do mò truyền

Sốt phát ban do mò truyền bởi con Orientia tsutsugamushi. Đây là sinh vật ký sinh chủ yếu ở loài gặm nhâm truyền bệnh qua các con mò ở vùng có dịch tễ được trình bày ở trên.

Thương hàn

Trong giai đoạn tiền triệu, triệu chứng thực thể nghèo nàn. Về sau có lách to, bụng chướng và đau, chậm nhịp tim, mạch nhỏ và chìm, đôi khi có dấu hiệu màng não.

Bệnh do các loài vi khuẩn Bartonella

Bệnh u mạch lan toả do trực khuẩn, là một trong những bệnh quan trọng do vi khuẩn Bartonella gây ra, Sốt chiến hào là bệnh sốt tái phát do rận truyền, tự khỏi do B. quintana gây ra.

Ho gà

Các triệu chứng bệnh ho gà thường kéo dài 6 tuần và diễn biến theo 3 giai đoạn liên tiếp: giai đoạn viêm long ban đầu, có đặc điểm là khởi phát kín đáo.

Bệnh sởi

Ban thường xuất hiện 4 ngày sau khi bị bệnh, lúc đầu mọc ở mặt và sau tai. Tổn thương ban đầu là những nốt sẩn như đầu đinh ghim sau hợp lại tạo thành dạng dát sẩn màu đỏ gạch, không đều.

Định hướng chẩn đoán và xử trí sốt không rõ nguyên nhân

Bệnh Still, lupus ban đỏ hệ thống, nhiễm cryoglobulin máu, viêm nút đa động mạch là các nguyên nhân tự miễn thường gặp nhất gây sốt không rõ nguyên nhân.

Quai bị

Nhậy cảm đau vùng mang tai và vùng mặt tương ứng phù nề là dấu hiệu thực thể hay gặp nhất. Đôi khi sưng ở một tuyến giảm hoàn toàn trước khi tuyến kia bắt đầu sưng.

Hoại tử sinh hơi

Bệnh thường khởi phát đột ngột, đau tăng nhanh tại vùng bị bệnh, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, sốt không tương xứng với mức độ nặng.