- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm
- Bệnh do virus cự bào
Bệnh do virus cự bào
Biểu hiện bằng hội chứng vàng da sơ sinh, gan lách to, giảm tiểu cầu, calci hóa hệ thống thần kinh trung ương ở vủng quanh não thất, chậm phát triển tâm thần, mất khả năng vận động, xuất huyết.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Những virus này có cùng những đặc điểm quan trọng khi gây bệnh trên người. Có 8 loại virus herpes gây bệnh ở người đã được xác định, bao gồm: Herpes simplex virus HSV typ 1, HSV typ 2, virus zona (typ 3), virus Epstein - Barr gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng (typ 4), virus cự bào (cy- tomegalovirus typ 5), virus gây phát ban (typ 6), virus herpes gây bệnh ở người typ 7 (HHV- 7), virus herpes gây sarcoma Kaposi (HHV- 8).
Sơ nhiễm virus tiềm lâm sàng hay gặp hơn biểu hiện lâm sàng vì mỗi loại virus đều có giai đoạn tiềm tàng, đó là chung sống hòa bình với cơ thể con người. HSV và virus zona sống tiềm tàng tại hạch thần kinh cảm giác và khi các tổn thương tái hoạt động xuất hiện ở sự phân bố dây thần kinh cảm giác ngoại vi. Trong tình trạng cơ thể bị suy giảm miễn dịch dọ tia xạ, thuốc hoặc bệnh tật sự tái hoạt hóa virus gây tổn thương lan rộng đến các cơ quan nội tạng họặc hệ thần kinh trung ương. Ở trẻ nhỏ và người suy giảm miễn dịch, bệnh có thể nặng và dẫn đến tử vong. Các virus herpes có khả năng làm biến đổi tế bào, khi nuôi cấy trong tổ chức và đi kèm với các bệnh ác tính như virus Epstein Barr gây u lympho Burkitt và carcinoma mũi hầu HHV 8 gây u lympho ở khoang của cơ thể.
Hầu hết nhiễm virus cự bào (Cytomegalovirus - CMV) là không có triệu chứng với virus tồn tại tiềm tàng. Tuy nhiên, virus có thể được phân lập lên tới 25% ở tuyến nước bọt, 10% ở cổ tử cung và 10% ở nước tiểu trẻ sơ sinh, nhưng virus tiềm ẩn ở những tế bào nào thì còn chưa rõ. Tỷ lệ huyết thanh dương tính tăng theo lứa tuổi và số lượng bạn tình. Kháng thể được phát hiện ở trong huyết thanh của hầu hết những nam giới đồng tính luyến ái. Virus lây truyền qua đường tình dục, bẩm sinh, qua sản phẩm của máu hoặc cấy ghép và truyền từ người này sang ngườỉ khác (như ở trung tâm điều trị ban ngày). Bệnh nặng gặp chủ yếu ở những người suy giảm miễn dịch, đặc biệt là các bệnh nhân AIDS và những người được ghép tổ chức).
Biểu hiện lâm sàng
Có 3 hội chứng được biết trên lâm sàng
Bệnh chu sinh và bệnh vùi do virus cự bào
Biểu hiện bằng hội chứng vàng da sơ sinh, gan lách to, giảm tiểu cầu, calci hóa hệ thống thần kinh trung ương ở vủng quanh não thất, chậm phát triển tâm thần, mất khả năng vận động, xuất huyết. Bệnh mắc phải khi mới sinh, thường không có triệu chứng, khiếm khuyết thần kinh xuất hiện muộn.
Nhiễm virus cự bào mắc phải cấp tính
Hội chứng này tương tự như tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn do EBV gây ra được đặc trưng bằng sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp (nhưng không có viêm họng và các triệu chứng của đường hô hấp), tế bào lympho bất thường, thay đổi về xét nghiệm chức năng gan. Không có kháng thể kháng bạch cầu trung tính. Lây truyền qua đường tình dục, sứa, truyền máu, giọt nước bọt.
Bệnh ở những người bị suy giảm miễn dịch
Những bệnh nhân ghép tủy xương và ghép tổ chức có nguy cơ bị bệnh cao ở 100 ngày đầu sau khi ghép dị thân. Những người nhiễm HIV cũng có vô số triệu chứng. Virus cự bào bản thân nó đã gây ra ức chếmiễn dịch và làm cho viêm phổi do p.carinii nặng hơn.
Viêm võng mạc. Viêm võng mạc do virus cự bào chủ yếu gặp ở bệnh nhân bị AIDS mà có suy giảm miễn dịch nhiều (số lượng tế bào CD4 dưới 50 tế bào/ µl). Mặc dù có nhiều thuốc kháng retrovirus mạnh, nhưng số lượng tế bào CD4 vẫn là yếu tố nguy cơ ít tiên đoán được. Những tổn thương tăng sinh và tăng mạch máu tân tạo (bệnh lý võng mạc giống như bánh pizza) giúp cho chẩn đoán.
Tổn thương dạ dày - ruột và gan mật. Tổn thương nặng đường tiêu hóa thường gặp ở bệnh nhân AIDS, sau ghép tạng, hóa trị liệu trong ung thư hoặc dùng steroid. Viêm thực quản biểu hiện bằng nuốt đau. Bệnh ở ruột non có thể giống như viêm ruột hoặc biểu hiện như loét hoặc thủng ruột. Bệnh của đại tràng gây ỉa lỏng, ỉa máu, đau bụng, sốt và sụt cân. Virus cự bào thường gây bệnh cùng với các tác nhân gây bệnh khác ở tới 15% bệnh nhân bị AIDS có bệnh đường mật. Chẩn đoán bệnh dựa vào sinh thiết niêm mạc với tổn thương đặc trưng trên mô bệnh học là những thể vùi trong nhân và trong bào tương (hình ảnh mắt cú).
Tổn thương ớ phổi. Tổn thương phổi gặp ở 15% số bệnh nhân ghép tủy xương với tỷ lệ tử vong là 80 - 90% và ở bệnh nhân AIDS có suy giảm miễn dịch nặng. Nên dùng sản phẩm của máu có huyết thanh âm tính với CMV cho những người được ghép tổ chức mà có huyết thanh âm tính với CMV. Nồng độ globulin miễn dịch với CMV cao có tác dụng phòng ngừa viêm phổi ở người ghép tổ chức có huyết thanh âm tính với CMV.
Tổn thương thần kinh- Bệnh lý đa rễ thần kinh và viêm não ít gặp. Ở bệnh nhân AIDS tiến triển thì viêm não có khởi phát bán cấp và thường có nhiễm CMV lan tỏa. Phân lập CMV trong dịch não tủy thường cho thấy có nhiễm CMV lan tỏa. Dùng ganciclovir kéo dài có thể có tác dụng.
Những tổn thương khác
Có sự liên quan về mặt huyết thanh học giữa CMV với sarcoma Kaposi không kèm theo nhiễm HIV và gần đây hơn là với bệnh động mạch vành. Ý nghĩa của sự liên quan này chưa được xác định chắc chắn.
Các dấu hiệu cận lâm sàng
Phân lập virus có giá trị nhất khi kết hợp với dấu hiệu mô bệnh học. Nuôi cấy đơn thuần ít dùng trong chẩn đoán nhiễm CMV liên quan tới AIDS, nhưng nếu nuôi cấy dương tính sẽ có nguy cơ võng mạc tiên triển. Hội chứng giống tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn cấp đi kèm với tăng lympho bào, thường 2 tuần sau khi sốt, và bạch sản hoàn toàn cũng có thể xảy ra. Xét nghiệm huyết thanh được dùng chủ yếu trong nghiên cứu dịch tễ học.
Việc phát hiện kháng nguyên bằng công nghệ virus (như kỹ thuật PCR) phải được giải thích trong bệnh cảnh lâm sàng và mô bệnh học, nhưng lại dường như có giá trị cao trong việc tiên lượng bị bệnh CMV ở bệnh nhân AIDS.
Phòng bệnh
Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh. Tác dụng của việc dùng globulin tăng miễn dịch với CMV ở bệnh nhân ghép tủy xương có xét nghiệm huyết thanh âm tính là chưa rõ ràng. Hạn chế truyền, dùng những sản phẩm đã lọc để loại bỏ bạch cầu và chọn người cho máu có xét nghiệm huyết thanh âm tính với CMV là rất quan trọng để làm giảm tốt độ lây truyền CMV. Bắt đầu dùng ganciclovir với liều 5 mg/ kg tiêm tĩnh mạch 2 lần/ ngày, trong 5 ngày, khi số lượng tuyệt đối của bạch cầu trung tính là 750 tế bào/µl. Sau đó, dùng hàng ngày cho tới ngày thứ 100 sau khi ghép tổ chức có thể làm giảm nhiễm CMV và mắc bệnh, nhưng tỷ lệ tử vong không thay đổi.
Điều trị
Có 3 loại thuốc kháng virus có tác dụng điều trị nhiễm CMV là ganciclovir, 5 mg/ kg tiêm tĩnh mạch cứ 12 giờ/ lần trong 14 - 21 ngày; foscarnet, liều 20 mg/ kg tiêm tĩnh mạch, sau đó 60 mg/ kg tiêm tĩnh mạch cứ 8 giờ/ lần, dùng vài tuần; và cidofovir, tiêm tĩnh mạch 5 mg/kg mỗi tuần, dùng trong 2 tuần. Để duy trì hàng ngày, dùng phối hợp cả 2 loại thuốc: ganciclovir (3,75 mg/kg truyền tĩnh mạch) và foscarnet (60 mg/kg truyền tĩnh mạch), với mỗi loại dùng kéo dài trong một giờ cho thấy có tác dụng ức chế nhân lên của CMV mà vẫn an toàn. Cidofovir chỉ được dùng 375 mg tiêm tĩnh mạch cứ 2 tuần/ lần để duy trì. Uống ganciclovir (1g x 3 lần/ ngày) là thuốc dùng để duy trì nhưng đắt tiền. Liều lượng các thuốc này cần thay đổi phù hợp với chức năng thận. Ngoài ra, cấy vào cơ thể ganciclovir giải phóng dần giúp kiểm soát được bệnh ở người ghép mắt (không dùng đối với ghép tổ chức khác) có tác dụng hơn so với ganciclovir đường tĩnh mạch.
Bài viết cùng chuyên mục
Nhiễm echovirus
Cũng như nhiễm các virus đường tiêu hóa khác, chẩn đoán cần dựa vào sự tương quan giữa lâm sàng, dịch tễ và xét nghiệm. Có thể nuôi cấy các virus từ dịch súc họng, máu hoặc dịch não tủy vào các tế bào.
Viêm phổi do phế cầu
Những bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc có các bệnh khác kèm theo cần điều trị nội trú bằng thuốc tiêm, penicillin G, 2 triệu đơn vị môi lần, ngày 6 lần.
U hạt vùng bẹn
Đó là những cục thâm nhiễm tương đối ít đau và nhanh chóng bong ra, để lại các vết loét nông, bờ rõ rệt, nền là tổ chức hạt mủn, màu đỏ như thịt bò.
Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí
Dưới đây sẽ điểm qua các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu do các vi khuẩn kỵ khí gây ra. Điều trị chung cho các bệnh này bao gồm mổ thăm dò ngoại khoa, cắt lọc đủ rộng và dùng kháng sinh.
Vãng khuẩn huyết và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram âm
Kháng sinh phải được dùng ngay khi có chẩn đoán, vì điều trị chậm sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong. Nói chung cần dùng bằng đường tĩnh mạch để đảm bảo được nồng độ cần thiết.
Bệnh dại
Bệnh dại hầu hết là tử vong, những người sống sót có thể là do nhiễm virus giống dại. Người thầy thuốc đối diện với vấn đề thường gặp nhất trên lâm sàng là xử trí bệnh nhân bị động vật cắn.
Nhiễm khuẩn bệnh viện
Nói chung, các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường có xu hướng đa kháng và không nhậy cảm với các loại kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn tại cộng đồng.
Viêm màng não do phế cầu
Các chủng kháng penicillin lại thường có kháng chéo cả với cephalosporin thế hệ 3. Kháng sinh đồ là hết sức cần thiết trong những trường hợp như vậy.
Bệnh uốn ván
Triệu chứng đầu tiên là đau và tê vùng vi khuẩn xâm nhập rồi tiếp đến là co cứng cơ vùng lân cận. Tuy nhiên, thường gặp triệu chứng đầu tiên đưa bệnh nhân đến khám là cứng hàm, cứng cổ, khó nuốt và kích thích.
Bệnh than
Khi bệnh biểu hiện trên da, thường thấy các ban đỏ tại vùng bị thương và nhanh chóng chuyển sang các mụn phỏng màu hồng rồi màu đen ở giữa. Vùng xung quanh phù nề và nổi mụn phỏng.
Nhiễm khuẩn tụ cầu không tiết coagulase
Vì tụ cầu không tiết coagulase là vi khuẩn bình thường trên da người, nên phân lập được nó khó có thể nói đó là nhiễm khuẩn hay nhiễm bẩn khi cấy máu mà tìm thấy có vi khuẩn này.
Nhiễm khuẩn da và mô mềm do tụ cầu vàng
Viêm da do tụ cầu vàng thường khởi đầu quanh một hay nhiều ổ viêm nang lông, và có thể khu trú để tạo thành nhọt hoặc lan rộng đến vùng da lân cận và tới các mô sâu dưới da tạo thành ung nhọt lớn.
Bệnh do vi khuẩn Listeria
Vi khuẩn huyết, có hoặc không có triệu chứng nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh hoặc ở người lớn có suy giảm miễn dịch. Bệnh biểu hiện dưới dạng sốt không rõ nguồn gốc.
Nhiễm khuẩn ở những người tiêm chích
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục không liên quan trực tiếp đến tiêm chích nhưng qua thực tế quan hệ tình dục để trao đổi ma tuý đã làm tăng tần suất các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Một số bệnh nhiễm khuẩn do Vibrio gây nên
V vulnificus và V alginolyticus đều không gây tiêu chảy, nhưng chủ yếu gây viêm mô tế bào dưới da và nhiễm khuẩn huyết tiên phát, Sau khi ăn sò có vi khuẩn hoặc tiếp xúc với nước biển.
Viêm não đám rối màng mạch tăng lympho bào
Triệu chứng biểu hiện bằng 2 giai đoạn. Giai đoạn tiền triệu biểu hiện bằng sốt, rét run, đau cơ, ho và nôn. Giai đoạn màng não biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn và ngủ lịm.
Bệnh u hạt lympho hoa liễu
Ớ nam giới, tổn thương ban đầu dạng mụn phỏng hoặc nốt loét ở bộ phận sinh dục ngoài, nó biến đi nhanh chóng nên thường bị bỏ qua, không được bệnh nhân để ý.
Nhiễm khuẩn da do liên cầu
Đối với những bệnh nhân có dấu hiệu toàn thân nặng hoặc bệnh phân bị viêm tổ chức tế bào da ở mặt, cần dùng kháng sinh đường toàn thân.
Tạo miễn dịch chủ động chống lại các bệnh nhiễm khuẩn
Nhiều loại vaccin được khuyên dùng cho người lớn tùy thuộc theo tình trạng tiêm phòng trước đó của mỗi người và những nguy cơ phoi nhiễm với một số bệnh.
Sốt do ve Colorado
Cần phải chẩn đoán phân biệt bệnh sốt do ve Colorado với các bệnh: cúm, nhiễm Rickettsia rickettsii, vả những bệnh sốt có giảm bạch cầu cấp tính khác.
Các bệnh do lậu cầu khuẩn
Ở nam giới, lúc đầu có đái nóng, và dịch trắng hoặc ngà ở ngay đầu. Vài ba ngày sau, đái đau rõ dần và dịch tiết quy đầu vàng sẫm hơn đặc như kem, nhiều và có thể lẫn máu.
Các giai đoạn lâm sàng của Giang mai
Giang mai ẩn là thời kỳ yên lặng sau khi các tổn thương thứ phát mất đi và trước khi các triệu chứng giang mai tái phát xuất hiện.
Sốt do ve
Ở Mỹ, trong 10 năm có 67 trường hợp bị bệnh được phát hiện, phần lớn trong số đó là đi du lịch về từ châu Phi, gồm cả Somalia. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, huyết thanh lọc và kỹ thuật PCR.
Sốt xuất huyết
Những người có triệu chứng giống như những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết và những người đến từ vùng dịch tễ phải được cách ly để chẩn đoán vả điều trị triệu chứng.
Định hướng chẩn đoán và xử trí sốt không rõ nguyên nhân
Bệnh Still, lupus ban đỏ hệ thống, nhiễm cryoglobulin máu, viêm nút đa động mạch là các nguyên nhân tự miễn thường gặp nhất gây sốt không rõ nguyên nhân.