- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm
- Ỉa chảy ở người du lịch
Ỉa chảy ở người du lịch
Tránh dùng thức ăn và nguồn nước để lạnh dễ bị nhiễm bẩn ở những người du lịch tới các nước đang phát triển nơi mà bệnh ỉa chảy nhiễm khuẩn đang là dịch lưu hành.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bất cứ khi nào một người đi du lịch từ nước này tới nước khác, đặc biệt nếu có thay đổi rõ rệt về khí hậu, điều kiện xã hội hoặc các phương tiện và tiêu chuẩn vệ sinh - ỉa chảy dường như sẽ xuất hiện trong vòng 2 - 10 ngày. Nó có thể kéo dài trên 10 ngày hoặc thậm chí phân lỏng hơn, thường có kèm theo đau rút cơ bụng, buồn nôn, đôi khi nôn và hiếm khi sốt. Phân thường không có nhầy hoặc máu và bên cạnh đó là yếu mệt, mất nước, đôi khi có toan chuyển hoá, không có các biểu hiện toàn thân của nhiễm khuẩn. Bệnh thường giảm tự nhiên trong vòng 1- 5 ngày, mặc dù 10% vẫn còn các triệu chứng trong khoảng 1 tuần hoặc dài hơn nữa và khoảng 2% có các triệu chứng tồn tại kéo dài hơn 1 tháng.
Vi khuẩn là nguyên nhân gây ỉa chảy ở 80% số trường hợp, với ngoại độc tố E.coli, các loài shigella và Campylobacter jejuni, là các tác nhân gây bệnh thường gặp nhất. Các tác nhân ít gặp bao gồm aeromonas, salmonella, xoắn khuẩn không phải khuẩn tả, Entamoeba histolytica và Giardia lamblia. Các yếu tố tham gia đôi khi bao gồm thức và đồ uống không thường dùng, do sự thay đổi thói quen sống, do nhiễm các virus hiếm gặp (adenovirus hoặc rotavirus) và thay đổi hệ vi khuẩn chí đường ruột, ở các bệnh nhân có sốt và ỉa chảy có máu, cấy phân có thể được chỉ định, nhưng trong hầu hết các trường hợp cấy phân được dùng cho những bệnh nhân không đáp ứng với kháng sinh điều trị. Ỉa lỏng mạn tính có thể do amíp hoặc giardia hoặc hiếm hơn là bệnh spru nhiệt đới.
Đối với hầu hết các bệnh nhân, bệnh thường ngắn ngày và điều trị triệu chứng bằng các loại opiat hoặc diphenoxylat cùng với atropin là tất cả những gì cần cho các bệnh nhân không có biểu hiện toàn thân (sốt > 390C) và không có biểu hiện của lỵ (phân có máu). Trong những trường hợp này thì nên tránh dùng các tác nhân chống co thắt. Có sẵn các gói muốt "bù nước" đường uống để điều trị mất nước (Infalyte, Pedialyte...). Tránh dùng thức ăn và nguồn nước để lạnh dễ bị nhiễm bẩn ở những người du lịch tới các nước đang phát triển nơi mà bệnh ỉa chảy nhiễm khuẩn đang là dịch lưu hành. Dự phòng được khuyên dùng đối với những người có bệnh rõ rệt (bệnh viêm ruột, AIDS, đái tháo đường, bệnh tim ở người già, những tình trạng cần dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch) và đối với những người cần thiết phải hoạt động nhiều trong chuyến đi, ngay cả những những đợt ỉa chảy ngắn cũng không thể chấp nhận được. Dự phòng được bắt đầu ngay từ khi tới một nước nào đó và tiếp tục 1- 2 ngày sau khi rời khỏi nước này. Đối với những người ở lại lâu trên 3 tuần thì không cần thiết điều trị dự phòng vì giá thành và độc hại sẽ tăng lên. Bismuth subsalicylat có hiệu quả đối với dự phòng, nhưng chuyển lưỡi và phân thành màu xanh và có thể cản trở sự hấp thu của doxycyclin, là thuốc cần dùng để dự phòng sốt rét. Rất nhiều thuốc diệt khuẩn cũng có hiệu quả đối với dự phòng như norfloxacin 400mg, ciprofloxacin 500mghoặc ofloxacin 300mghoặc trimethoprim/sulfamethoxazol 160/800mg, dùng 1 lần/ngày. Bởi vì không phải tất cả khách du lịch sẽ bị ỉa chảy và bởi vì hầu hết các giai đoạn thường rất ngắn và tự khỏi nên có thể dùng thay đổi thuốc cho người du lịch bằng kháng sinh từ 3 - 5 ngày nếu như ỉa chảy rõ rệt xảy ra trong chuyên đi. Các thuốc thông thường bao gồm ciprofloxacin, 500mg, 2 lần/ngày hoặc norfloxacin 400mg, 2 lần/ngày và trimethoprim / sulfamethoxazol 160/800mg, 2 lần/ngày. Aztreonam là dạng monobactam hấp thụ kém với tác dụng chống lại hầu hết các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, cũng có hiệu quả khi dùng bằng đường uống với liều 100mg, 3 lần/ngày trong 5 ngày.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh lỵ trực trùng
Bệnh thường khởi phát đột ngột với biểu hiện tiêu chảy, đau bụng dưới và đi ngoầi đau quặn, mót rặn. Phân có nước, thường có lẫn máu và nhầy.
Bệnh do Legionella
Thuốc đặc trị bệnh do Legionella gây nên là erythromycin, liều ban đầu là 1g, tiêm tĩnh mạch ngày 4 lần, sau đó giảm xuống còn 500mg ngày uống 4 lần khi bệnh có dấu hiệu cải thiện; thời gian điều trị là 14 - 21 ngày.
Nhiễm khuẩn tụ cầu không tiết coagulase
Vì tụ cầu không tiết coagulase là vi khuẩn bình thường trên da người, nên phân lập được nó khó có thể nói đó là nhiễm khuẩn hay nhiễm bẩn khi cấy máu mà tìm thấy có vi khuẩn này.
Bệnh than
Khi bệnh biểu hiện trên da, thường thấy các ban đỏ tại vùng bị thương và nhanh chóng chuyển sang các mụn phỏng màu hồng rồi màu đen ở giữa. Vùng xung quanh phù nề và nổi mụn phỏng.
Bệnh bạch hầu
Có thể gặp các thể bệnh ở mũi, họng, thanh quản và ở da. Nhiễm khuẩn ở mũi có rất ít triệu chứng, chủ yếu là chảy nước mũi.
Nhiễm khuẩn do liên cầu ngoài nhóm A
Liên cầu viridans là nhóm không gây tan máu, hoặc gây tan máu kiểu α (tức là gây vùng tan máu màu xanh lá cấy trên đĩa thạch) và là thành phần của vi khuẩn chí bình thường ở miệng.
Tạo miễn dịch khuyến cáo cho những người du lịch
Khi các đối tượng yêu cầu các bác sĩ cho biết thông tin và tiêm vaccin để đi du lịch, toàn bộ lịch tiêm chủng của họ nên được xem xét và cập nhật.
Bệnh sởi
Ban thường xuất hiện 4 ngày sau khi bị bệnh, lúc đầu mọc ở mặt và sau tai. Tổn thương ban đầu là những nốt sẩn như đầu đinh ghim sau hợp lại tạo thành dạng dát sẩn màu đỏ gạch, không đều.
Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
Trong trường hợp có tổn thương hệ thần kinh trung ương dịch não tủy cho thấy tăng áp lực, các tế bào lympho bất thường và protein.
Các bệnh do Mycobacteria không điển hình, không phải lao
Các thuốc có tác dụng trong điều trị là rifabutin, azithromycin, clarithromycin, và ethambutol, Amikacin và ciprofloxacin có tác dụng trên thí nghiệm nhưng số liệu về lâm sàng còn chưa đủ để kết luận.
Virus herpes typ 1 và 2
Các virus herpes typ 1 và 2 chủ yếu gây tổn thương ở vùng miệng tiếp đến là vùng sinh dục. Tỷ lệ huyết thanh dương tính của cả hai nhóm này tăng theo lửa tuổi, riêng đối với typ 2 tăng theo hoạt động tình dục.
Nhiễm khuẩn bệnh viện
Nói chung, các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường có xu hướng đa kháng và không nhậy cảm với các loại kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn tại cộng đồng.
Sốt do ve Colorado
Cần phải chẩn đoán phân biệt bệnh sốt do ve Colorado với các bệnh: cúm, nhiễm Rickettsia rickettsii, vả những bệnh sốt có giảm bạch cầu cấp tính khác.
Bệnh dịch hạch
Khởi bệnh đột ngột sốt cao, mệt nặng, nhịp tim nhanh, đau đầu và đau cơ dữ dội. Bệnh nhân trong tình trạng nặng, có thể thấy mê sảng.
Bệnh xoắn khuẩn không lây qua đường tình dục
Ghẻ cóc là một bệnh truyền nhiễm phân bổ chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, do T. pallidum dưới nhóm pertenue gây nên. Đặc trưng của bệnh là các tổn thưong u hạt ở da, niêm mạc và xương.
Viêm tủy xương do tụ cầu vàng
Có thể là nhiễm khuẩn cấp tính với cầc triệu chứng, khu trú và tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân. Nhưng cũng có thể tiến triển âm ỉ, chỉ thấy đau mơ hồ.
Viêm màng não do phế cầu
Các chủng kháng penicillin lại thường có kháng chéo cả với cephalosporin thế hệ 3. Kháng sinh đồ là hết sức cần thiết trong những trường hợp như vậy.
Viêm màng não do não mô cầu
Sốt cao, rét run, đau đầu, đau lưng, đau bụng, đau đầu chi, buồn nôn và nôn đều có thể gặp. Khi bệnh nặng, bệnh nhân nhanh chóng bị lú lẫn, hoảng loạn, co giật và hôn mê.
Nhiễm echovirus
Cũng như nhiễm các virus đường tiêu hóa khác, chẩn đoán cần dựa vào sự tương quan giữa lâm sàng, dịch tễ và xét nghiệm. Có thể nuôi cấy các virus từ dịch súc họng, máu hoặc dịch não tủy vào các tế bào.
Bệnh Hạ cam
Các biến chứng thường gặp là viêm quy đầu và viêm đầu dương vật. Cần chẩn đoán nốt loét hạ cam với các vết loét bệnh khác, đặc biệt là giang mai.
Thương hàn
Trong giai đoạn tiền triệu, triệu chứng thực thể nghèo nàn. Về sau có lách to, bụng chướng và đau, chậm nhịp tim, mạch nhỏ và chìm, đôi khi có dấu hiệu màng não.
Sốt phát ban thành dịch do chấy rận (do rickettsia)
Những yếu tố làm bệnh dễ lây truyền là sống đông người, chật chội, hạn hán, chiến tranh hoặc bất kỳ hoàn cảnh nào chấy rận nhiều
Nhiễm Parovirus
Việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng, nhưng có thể xác định bằng tăng nồng độ kháng thể kháng parvovirus loại IGM trong huyết thanh. Sốt tinh hồng nhiệt rất giống bệnh do parvovirus.
Viêm dạ dày ruột do Salmonella
Bệnh thường tự hết, nhưng có thể gặp tình trạng vi khuẩn huyết có khu trú ở khớp hoặc trong xương, nhất là ở những bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu hình liềm.
Bệnh Lyme
Căn bệnh này, được đặt tên theo thị trấn old Lyme, Connecticut, do xoắn khuẩn Borrelia burgdoíeri gây nên, lây truyền cho người qua ve bọ ixodid, một bộ phận của phức hệ Ixodes ricinus.