- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh tai mũi họng
- Chấn thương mũi
Chấn thương mũi
Nghĩ tới gãy xương khi sờ thấy lạo xạo hoặc thấy những mảnh xương di động. Chảy máu và đau thường gặp, cũng như những tụ máu ở phần mềm (dấu hiệu mắt đen).
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Xương tháp mũi hay bị chấn thương nhất trong cơ thể. Nghĩ tới gãy xương khi sờ thấy lạo xạo hoặc thấy những mảnh xương di động. Chảy máu và đau thường gặp, cũng như những tụ máu ở phần mềm (dấu hiệu mắt đen). Điều quan trọng khi không thể sờ được gờ xương bờ dưới ổ mắt là khi có dấu hiệu này cho thấy có gãy phức hợp gò má. Dấu hiệu X quang có giá trị nhưng không cần thiết trong gãy xương mũi không có biến chứng.
Mục đích của điều trị là duy trì đường thở qua mũi và làm giảm đau. Nâng kín, dùng cocain 4% tại'chỗ và tiêm tại chỗ lidocain 1%, cần làm trong tuần đầu. Khi có sưng nền mũi, tốt nhất là đợi cho sự phù nề giảm đi sau đó mới nắn lại. Khi mất chức năng mũi kéo dài hoặc ảnh hưởng tới thẩm mỹ có thể phẫu thuật tạo hình mũi muộn.
Khám trong mũi nên làm cho tất cả các bệnh nhân để phát hiện có tụ máu vách ngăn được biểu hiện như là phân chia trước vách ngăn bị dầy ra, thấy ngay ở phía sau của tiểu trụ. Sụn vách ngăn được nuôi dưỡng từ lớp niêm mạc màng sụn, tụ máu dưới màng sụn không được điều trị sẽ dẫn tới mất sụn làm biến dạng mũi với hình yên ngựa, tụ máu vách ngăn không được dẫn lưu có thể bị nhiễm khuẩn, hạy gặp nhất là do tụ cầu vàng.
Điều trị gồm rạch và dẫn lưu trong mũi. Điều quan trọng là phải chắc chắn là cả hai phía của sụn vách ngăn đều đã được dẫn lưu. Một ống dẫn lưu Penrose nhỏ được khâu tại chỗ có tác dụng tốt. Cần cho kháng sinh và cấy vi khuẩn dịch dẫn lưu.