Các bệnh của hệ thống thính giác và tiền đình trung ương

2016-09-03 11:27 PM

Chóng mặt do tổn thương trung ương có xu hướng thành mạn tính và nhẹ hơn là chóng mặt gặp trong các bệnh mê nhĩ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Các tốn thương của dây VIII và đường dẫn truyền thính giác - tiền đình trung ương gây nên điếc thần kính và chóng mặt. Một đặc tính của điếc thần kinh là giảm sự phân biệt tiếng nói, mất tương ứng với giảm ngưỡng nghe đơn âm. Một đặc tính khác là sự thích ứng thính giác, thể hiện khi nghe một âm đều đều sẽ bị giảm dần và thậm chí biến mất. Đáp ứng kích thích điện thính giác có giá trị phân biệt điếc do ốc tai với điếc do thần kinh và có thể cho biết vị trí của tổn thương trong đường dẫn truyền trung ương.

Chóng mặt do tổn thương trung ương có xu hướng thành mạn tính và nhẹ hơn là chóng mặt gặp trong các bệnh mê nhĩ. Rung giật nhãn cầu đi kèm thường không phải do mệt mỏi, hướng của nó là hướng đứng nhiều hơn hướng ngang, không có thời gian tiếm tàng, và không ứng chế được bằng nhìn cố định. Điện ký rung giật nhãn cầu có giá trị ghi lại những đặc tính này. Để đánh giá sự rối loạn chức năng của thính giác - tiền đình trung ương thường yêu cầu chụp CT scan đầu hoặc MRI. Chất cản quang gadolinium - DTPA được dùng khi chụp MRI sẽ làm tăng độ chính xác trong chẩn đoán bệnh của thính giác tiền đình trung ương.

U bao sợi thần kinh tiền đình

Các khối u của góc cầu tiểu não, hầu hết là u dây thần kinh VIII, gây nên các triệu chứng của thính giác - tiền đình trung ương, u dây VIII thuộc nhóm các khối u nội sọ hay gặp nhất, u bao sợi thần kinh thường xuất phất từ nhánh tiền đình của dây VIII. Khi khối u cồn nhỏ, đôi khi cần lấy bỏ và bảo tồn sức nghe.

Khi khối u lớn cũng có thể lấy bỏ an toàn trong hầu hết các trường hợp nhưng liệt các dây thần kinh sọ não, đặc biệt là liệt dây thần kinh mặt và thần kinh nghe là di chứng thường gặp.

Tổn thuơng mạch máu

Thiếu máu hệ cột sống nền thường gây nên chóng mặt ở người già. Chóng mặt thường khởi phát do thay đổi tư thế hoặc căng cơ. Sự giảm lưu lượng của hệ cột sống - nền có thể dược chứng minh qua chụp cộng hưởng từ mạch. Điều trị theo kinh nghiệm là dùng thuốc giãn mạch, aspirin và luyện tập. Đau nửa đầu có thể gây nên những cơn chóng mặt, việc chẩn đoán sẽ rõ ràng nếu chóng mặt đi kèm với cơn nhức đầu điển hình, nhưng điều này thường không gặp ở mọi trường hợp. Những bệnh nhân có tiền sử cả đau nửa đầu và chóng mặt tái phát, điều trị thử bằng thuốc ức chế chẹn bệta adrenergic (propranolol, 80 - 240 mg uống 12 hoặc 24 giờ 1 lần) và ergotamin 1 mg 4 - 6 giờ uống 1 lần.

Các cung mạch chi phối cho thân não vào vùng của các dây thần kinh sọ não được cho là nguyên nhân gây rối loạn chức năng. Các trường hợp rõ ràng là co cứng nửa mật và chứng giật máy cơ đau. Người ta cho rằng nghe kém, ù tai và chóng mặt tư thế có thể do những cung mạch chi phối cho dây thần kinh VIII.

Xơ cúng rải rác

Hầu hết các bệnh nhân bị xơ cứng rải rác bị chóng mặt từng đợt và mất cân bằng mạn. Nghe kém trong bệnh này hầu hết là một bên và khởi phát nhanh. Bệnh có thể tự hồi phục.

Bài viết cùng chuyên mục

Các rối loạn thanh quản hay gặp

Nếu người lớn bị viêm thanh thiệt được phát hiện sớm có thể tránh được đặt ống nội khí quản, trong những trường hợp này theo dõi nồng độ bão hòa oxy huyết cầu tố bằng máy đo oxy.

Liệt dây thanh âm

Liệt dây thanh âm hai bên thường gây nên thở rít. Nếu khởi phát đột ngột, thở rít cả thì thở ra và hít vào, gây nên hẹp đường thở thì phải mở giáp móng cấp cứu.

Các khối u lành tính trong mũi

Ù nhú đảo ngược là u lành tính thường xuất phát ở thành bên của mũi, biểu hiện bằng tắc mũi một bên, đôi khi chảy máu.

Chóng mặt do bệnh lý tai trong

Khám thực thể tối thiểu cho bệnh nhân chóng mặt gồm test Romberg, đánh giá dáng đi, quan sát có rung giật nhãn cầu hay không.

Rối loạn chức năng khứu giác

Mất, giảm, biến dạng mùi hoặc vị giác được thông báo ở những bệnh nhân có rối loạn nội tiết, dinh dưỡng và thần kinh.

Bệnh lý vành tai

Cũng tương tự, những trường hợp bị viêm mô tế bào vành tai phải được điều trị ngay đề phòng sự tiến triển tới viêm màng sụn và các hậu quả biến dạng của nó.

Bạch sản, hồng sản và ung thư miệng

Bất cứ là hồng sản hoặc bạch sản lan rộng, các bác sĩ đều nên rạch sinh thiết hoặc làm tế bào tróc vì cần phải điều trị cho bệnh nhân.

Các bệnh biểu hiện có khối ở vùng cổ

Các chuỗi hạch cổ bình thường không thể sờ thấy. Các nhiễm khuẩn vùng họng, tuyến nước bọt và da vùng đầu thường gây hạch vùng cổ to và đau.

Bệnh u hạt Wegener, bệnh tăng tế bào lưới đa hình thái, bệnh sarcoid

Bệnh sarcoid cũng thường biểu hiện ở xoang và triệu chứng lâm sàng cũng tương tự. Sinh thiết thấy tổ chức hạt không hoại tử.

Áp xe quanh amidan và viêm mô tế bào

Trong một vài trường hợp có đề nghị chấp nhận cắt amidan ngay cùng với dẫn lưu áp xe và tránh sự tái phát. Cả hai cách đều hợp lý và được ủng hộ trong y văn.

Biểu hiện của nhiễm HIV tai mũi họng

Sự tăng lên của u carcinom tế bào vẩy cũng thấy ở nhóm người đồng tính luyến ái, có lẽ cũng liên quan đến nhiễm HIV.

Viêm lưỡi và đau lưỡi

Đôi khi không tìm được nguyên nhân gây đau lưỡi. Bệnh quanh răng không phải là yếu tố gây đau lưỡi.

Viêm xoang cấp

Viêm xoang xảy ra khi không dẫn lưu được mủ ứ đọng trong xoang. Các bệnh làm phù nề niêm mạc như viêm mũi do virus, viêm mũi dị ứng là những nguyên nhân thường gặp.

Ù tai: bệnh lý tai trong

Ù tai theo nhịp mạch phải được phân biệt với ù tai âm. Tiếng mạch đập thường do điếc dẫn truyền làm tăng sự truyền tiếng đập của động mạch cảnh rõ hơn.

Cắt amidan

Hiện nay thấy rõ ràng là các bệnh nhân phẫu thuật cắt amidan ngoại trú thường an an toàn nếu theo dõi trong thời gian 6 giờ mà không có biến có gì.

Nghe kém tiếp nhận: bệnh lý tai trong

Những chất gây nhiễm độc tai có thể tác dụng lên cả hệ thính giác và tiền đình. Những thuốc gây nhiễm độc tai hay gặp nhất là salycylat, aminoglycosid, thuốc lợi tiểu.

Chấn thương mũi

Nghĩ tới gãy xương khi sờ thấy lạo xạo hoặc thấy những mảnh xương di động. Chảy máu và đau thường gặp, cũng như những tụ máu ở phần mềm (dấu hiệu mắt đen).

Bệnh lý ống tai

Dị vật ống tai thường gặp ở trẻ em hơn ở người lớn. Những chất rắn có thể được lấy bằng vòng hoặc móc ráy, cần cẩn thận để tránh đẩy dị vật vào trong.

Khàn tiếng và thở rít: bệnh lý thanh quản

Giọng thô ráp khi sự xáo động tạo nên do sự bất thường của dây thanh âm như viêm thanh quản hoặc khối u dây thanh âm.

Các khối u ác tính vùng mũi họng và xoang

Ung thư biểu mô lát hay gặp nhất ở vùng giải phẫu này, đặc biệt hay gặp ở vùng mũi họng, ở đây nó thường hay gây tắc vòi nhĩ và viêm tai tiết dịch.

Bệnh nấm mucor mũi nội sọ

Triệu chứng khởi đầu có thể giống như viêm xoang nhiễm khuẩn, mặc dầu triệu chứng đau mặt thường dữ dội hơn. Khám niêm mạc mũi cố vẻ biểu hiện màu đen, và hoại tử chính ở cuốn dưới.

Nghe kém: chẩn đoán và điều trị

Nghe kém tiếp nhận là kết quả hư hại của ốc tai, thường do mất các tế bào lông của cơ quan Corti.

Đau tai: chẩn đoán và điều trị

Đau tai dữ dội mà không tương ứng với phát hiện thực thể có thể do virus zona ở tai, đặc biệt khi có những phổng nước ở ống tai hoặc hố thuyền.

Các nhiễm khuẩn vùng cổ sâu

Nền tảng của điều trị bao gồm bảo đảm thông suốt đường thở, tiêm truyền kháng sinh và chích rạch dẫn lưu đường thở có thể được bảo đảm bằng phương pháp đặt nội khí quản hoặc mở khí quản.

Viêm tiền đình do mũi

Điều trị đầy đủ nhiễm khuẩn rất quan trọng để ngăn chặn nhiễm khuẩn ngược dòng qua đường tĩnh mạch vào xoang tĩnh mach hang và vào nôi sọ.