- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng sinh lý bệnh
- Miễn dịch thu được (thích ứng): đề kháng của cơ thể trong nhiễm khuẩn
Miễn dịch thu được (thích ứng): đề kháng của cơ thể trong nhiễm khuẩn
Miễn dịch thu được là do một hệ thống miễn dịch đặc biệt hình thành kháng thể và hoặc hoạt hóa tế bào lympho tấn công và tiêu diệt các vi sinh vật xâm lấn cụ thể hoặc độc tố.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ngoài khả năng miễn dịch bẩm sinh chung, cơ thể con người có khả năng để phát triển cực kỳ mạnh mẽ miễn dịch đặc hiệu chống lại các chất gây bệnh cụ thể ví dụ như các virus, vi khuẩn, chất độc gây chết người, và thậm chí các mô ngoại lai từ động vật khác. Khả năng này được gọi là thu được hoặc miễn dịch thích ứng. Miễn dịch thu được là do một hệ thống miễn dịch đặc biệt hình thành kháng thể và / hoặc hoạt hóa tế bào lympho tấn công và tiêu diệt các vi sinh vật xâm lấn cụ thể hoặc độc tố. Cơ chế miễn dịch thu được, một vài phản ứng liên quan, đạc biệt là dị ứng, sẽ được trình bày trong chương này.
Miễn dịch thu được có thể thường xuyên giữ mức độ bảo vệ cực đoan. Ví dụ, các độc tố nhất định, chẳng hạn như các độc tố botulinum gây liệt hoặc độc tố uốn ván của uốn ván, có thể được bảo vệ chống lại ở liều cao gấp 100.000 lần liều mà bình thường gây chết mà không có miễn dịch. Chính vì lý do này mà tiến trình điều trị được gọi là chủng ngừa là rất quan trọng trong việc bảo vệ con người chống lại bệnh tật và chống lại các độc tố, như được giải thích sau trong chương này.
Các loại miễn dịch thu được: miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào
Hai loại cơ bản nhưng liên kết chặt chẽ của hệ miễn dịch thu được xảy ra trong cơ thể. Một trong đó, cơ thể phát triển và lưu hành kháng thể, đó là các phân tử globulin trong huyết tương có khả năng tấn công các tác nhân xâm lược. Loại miễn dịch này được gọi là miễn dịch dịch thể hoặc miễn dịch tế bào B (vì các tế bào lympho B sản xuất kháng thể). Loại thứ hai của miễn dịch thu được đạt được thông qua sự hình thành sự hoạt hóa một số lượng lớn tế bào lympho T được chứa riêng biệt trong hạch bạch huyết để tiêu diệt các tác nhân ngoại lai. Loại miễn dịch này được gọi là miễn dịch trung gian tế bào hoặc miễn dịch tế bào T (bởi vì các tế bào bạch huyết hoạt động là tế bào lympho T). Chúng ta sẽ thấy ngay rằng cả kháng thể và các lympho hoạt động được hình thành trong các mô bạch huyết của cơ thể. Hãy thảo luận về việc bắt đầu của quá trình miễn dịch bằng kháng nguyên.
Miễn dịch thu được bắt đầu bởi kháng nguyên
Bởi vì miễn dịch thu được không phát triển cho đến khi có sự xâm lấn của một sinh vật hoặc độc tố ngoại lai, rõ ràng cơ thể phải có một số cơ chế để chống lại việc xâm lấn này. Mỗi chất độc hoặc sinh vật gần như luôn luôn có chứa một hoặc nhiều hợp chất hóa học đặc trưng được cấu tạo khác các hợp chất khác. Nói chung, đây là những protein hoặc polysaccarit lớn và chính chúng bắt đầu miễn dịch thu được. Chất đó được gọi là kháng nguyên (sự phát sinh kháng thể).
Đối với một chất có tính kháng nguyên, nó thường phải có một trọng lượng phân tử cao như 8000 hoặc cao hơn. Hơn nữa,quá trình sinh kháng nguyên thường phụ thuộc vào các nhóm phân tử có mặt thường xuyên, được gọi là các epitope, trên bề mặt của các phân tử lớn. Yếu tố này cũng giải thích lý do tại sao protein và polysaccharides lớn là hầu như luôn luôn là kháng nguyên, bởi vì cả hai chất đều có cấu hình hóa học đặc trưng.
Tế bào lympho co trách nhiệm trong miễn dịch thu được
Miễn dịch thu được là sản phẩm của tế bào lympho trong cơ thể. Ở những người thiếu di truyền của tế bào lympho hoặc có tế bào lympho đã bị phá hủy do bức xạ hoặc hóa chất, không có khả năng phát triển miễn dịch thu được. Ở những ngày sau sinh, một người như vậy chết đột ngột bởi nhiễm trùng nhiễm khuẩn trừ khi người đó được xử lý bằng biện pháp hồi sức tích cực. Do vậy, rõ ràng là các tế bào lympho cần thiết cho sự tồn tại của con người.
Tế bào lympho nhiều nhất trong các các hạch bạch huyết, nhưng chúng cũng được tìm thấy trong bạch huyết đặc biệt như lá lách, vùng dưới niêm mạc của ruột, tuyến ức, và tủy xương. Mô lympho được phân phối một cách có lợi trong cơ thể nhằm ngăn chặn xâm nhập sinh vật hoặc độc tố trước khi chúng có thể lây lan quá rộng rãi.
Trong hầu hết các trường hợp, các tác nhân xâm lược lần đầu đi vào mô lỏng và sau đó di chuyển theo mạch bạch huyết đến các hạch bạch huyết hoặc các mô bạch huyết khác. Ví dụ mô bạch huyết là bức tường ở tiêu hóa được tiếp xúc ngay lập tức với các kháng nguyên xâm lăng từ ruột. Mô lympho của cổ họng và họng (amiđan và vòm họng) cũng nhằm để ngăn chặn các kháng nguyên xâm nhâp ở đường hô hấp trên. Mô lympho trong các hạch bạch huyết tiếp xúc với kháng nguyên xâm nhập vào các mô ngoại vi của cơ thể, và các mô bạch huyết của lá lách, tuyến ức và tủy xương đóng vai trò đặc biệt trong đánh chặn các tác nhân kháng nguyên đã thành công vào dòng máu lưu thông.
Bài viết cùng chuyên mục
Shock phản vệ và shock histamin
Shock phản vệ và shock histamin làm giảm đáng kể sự trở lại của tĩnh mạch và đôi khi shock nghiêm trọng đến mức bệnh nhân có thể chết trong vài phút.
Lợi tiểu thiazide: ức chế tái hấp thu natri và clo ở phần đầu ống lượn xa
Trong điều kiện thuận lợi, các thuốc này có thể bài tiết thêm tối đa khoảng 5-10% lượng dịch lọc cầu thận vào nước tiểu, tương đương với lượng natri bình thường được tái hấp thu ở ống lượn xa.
Shock nhiễm trùng: do vi khuẩn gram dương hoặc âm
Shock nhiễm trùng cực kỳ quan trọng đối với bác sĩ lâm sàng vì ngoài shock tim, shock nhiễm trùng là nguyên nhân thường xuyên nhất gây tử vong do shock.
Hội chứng thận hư: mất protein theo nước tiểu và giữ natri
Do nồng độ protein huyết tương giảm, áp suất thẩm thấu keo huyết tương giảm xuống mức thấp. Điều này khiến các mao mạch trên khắp cơ thể lọc một lượng lớn dịch vào các mô khác nhau, do đó gây ra phù nề và giảm thể tích huyết tương.
Tan máu tăng hồng cầu non ở trẻ sơ sinh
Các mô tạo máu của trẻ sơ sinh sản xuất máu thay thế các tế bào máu đã phá huỷ. Gan và lách trở nên lớn hơn và sản xuất hồng cầu giống như đã làm khi còn trong giai đoạn giữa của thai kì.
Tăng tái hấp thu natri ở ống thận: kích hoạt thần kinh giao cảm
Hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm, nếu trầm trọng, có thể gây giảm sự bài tiết natri và nước do co mạch thận, làm giảm mức lọc cầu thận.
Đau tạng: cơ chế và đặc điểm phân biệt với cơn đau từ bề mặt da
Bất kỳ kích thích nào gây hưng phấn những đầu tận sợi dẫn truyền đau trong vùng mơ hồ của tạng cũng có thể tạo ra một cơn đau tạng.
Shock giảm khối lương tuần hoàn do chấn thương
Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để chỉ ra các yếu tố độc hại do các mô bị chấn thương tiết ra là một trong những nguyên nhân gây shock sau chấn thương.
Phân loại bệnh nguyên
Ô nhiễm tiếng ồn không chỉ ảnh hưởng đến thính lực mà còn là nguy cơ dẫn đến các chứng bệnh như huyết áp cao, bệnh tim mạch
Loại tế bào lympho T: chức năng khác nhau của chúng
Lympho T helper, tính đến nay, là tế bào có số lượng nhiều nhất trong các loại lympho bào T, các lympho T helper có chức năng giúp đỡ các hoạt động của hệ miễn dịch.
Ảnh hưởng cấp tính của suy tim mức độ trung bình
Khi cung lượng tim giảm tạm thời, nhiều phản xạ tuần hoàn nhanh chóng được kích hoạt. Phản xạ được biết đến nhiều nhất là phản xạ thụ thể áp lực, được kích hoạt khi áp lực tâm nhĩ thay đổi.
Thiếu máu: giảm hồng cầu hoặc hemoglobin trong các tế bào
Khi mất máu mãn tính xảy ra, một người thường không thể hấp thụ chất sắt từ ruột để tạo thành hemoglobin nhanh như nó bị mất. Có nhiều hồng cầu nhỏ hơn bình thường và có quá ít hemoglobin bên trong, làm tăng tế bào nhỏ và thiếu máu nhược sắc.
Bệnh thận mạn: vòng xoắn bệnh lý dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối
Biện pháp hiệu quả nhất để làm chậm lại quá trình suy giảm chức năng thận này là giảm huyết áp động mạch và giảm áp lực ở cầu thận, đặc biệt bằng việc sử dụng các thuốc như ức chế men chuyển hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin II.
Dẫn truyền đau: con đường kép trong hệ thần kinh trung ương
Receptor đau là các đầu mút tận cùng tự do, nhưng các đầu tận cùng này sử dụng hai đường để dẫn truyền các dấu hiệu đau trong hệ thần kinh trung ương. Hai đường tương đương với hai kiểu đau: đường đau nhanh và đường đau chậm.
Suy tim: ứ dịch do thận gây phù ngoại vi
Giảm cung lượng tim thường làm giảm áp lực cầu thận do giảm huyết áp động mạch và co tiểu động mạch đến do cường giao cảm.
Phản ứng trong truyền máu và cách xác định nhóm máu: quá trình ngưng kết
Thỉnh thoảng, khi truyền máu không hoà hợp, có thể gây ra sự tiêu máu trực tiếp. Trong trường hợp này, kháng thể li giải hồng cầu bằng cách kích thích hệ thống bổ thể, tiết ra enzim phân giải protein ở màng tê bào.
Shock giảm khối lượng tuần hoàn không phục hồi
Trong tình trạng shock nặng, cuối cùng sẽ đạt đến giai đoạn mà bệnh nhân đó sẽ chết mặc dù liệu pháp điều trị tích cực vẫn có thể đưa cung lượng tim trở lại bình thường trong thời gian ngắn.
Đánh giá chức năng thận: sử dụng độ thanh thải
Độ thanh thải của một chất tượng trưng cho thể tích huyết tương cần thiết để cung cấp một lượng tương đương chất đó được bài tiết ra nước tiểu trong một đơn vị thời gian.
Quá trình tạo cục máu đông: điều hòa ngược dương tính
Khi đã có một lượng thrombin nhất định được tạo thành, sẽ có một điều hòa ngược dương tính tạo nên càng nhiều cục máu đông và thrombin. Do đó, cục máu đông tiếp tục phát triển cho đến khi máu ngừng chảy.
Tuổi già và bệnh tật
Các bệnh này hoặc mới mắc hoặc mắc từ trẻ nay nặng lên. Trên thực tế, số người chết thuần tuý do già là rất hiếm.
Hiểu biết toàn diện cơ chế bệnh sinh của béo phì
Nguy cơ béo phì ảnh hưởng đến nhiều bệnh lý khác nhau như xơ gan, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, đột quỵ, và bệnh thận xuất hiện liên quan nhiều tới béo tạng (béo bụng) hơn là tăng dự trữ mỡ dưới da, hoặc dự trữ chất béo phần thấp cơ thể như là hông.
Đa hồng cầu: tăng số lượng hồng cầu và hematocrit
Các nguyên bào không ngừng sản xuất hồng cầu khi đã đủ lượng hồng cầu. Điều này làm cho tăng quá mức sản xuất hồng cầu giống như trong ung thư vú sản xuất dư thừa của một loại tế bào vú nào đó.
Các giai đoạn cầm máu: ngăn mất máu khi mạch máu bị tổn thương
Cơ chế tạo nút tiểu cầu cực kì quan trọng để sửa chữa hàng ngàn lỗ tổn thương xảy ra hàng ngày ở các mạch máu rất nhỏ, như trong quá trình tạo lớp tế bào nội mô mới sẽ xuất hiện nhiều lỗ tổn thương như thế.
CO2: phổi thải ra giúp cân bằng quá trình trao đổi
Nếu tốc độ chuyển hóa hình thành CO2 tăng, pCO2 cũng tăng theo. Tương tự nếu chuyển hóa giảm, pCO2 cũng giảm. Nếu tỷ lệ thông khí phổi tăng lên, CO2 được thải ra ngoài nhiều và pCO2 trong giảm dịch ngoại bào.
Giảm mức lọc cầu thận: hoạt động của hệ thần kinh giao cảm mạnh
Tất cả mạch máu trong thận, gồm tiểu động mạch đến và đi, giàu phân bố các dây thần kinh của hệ thần kinh giao cảm. Thần kinh giao cảm hoạt động mạnh làm co tiểu động mạch thận và giảm dòng chảy qua thận và mức lọc cầu thận.