Hệ thống mono đại thực bào/ hệ thống võng nội mô

2020-11-02 06:44 PM

Tổ hợp toàn bộ bạch cầu mono, đại thực bào di động, đại thực bào mô cố định, và một vài tế bào nội mô chuyên biệt trong tủy xương, lách, và hạch lympho được gọi là hệ thống võng nội mô.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại thực bào chủ yếu là các tế bào di động có khả năng đi vào các mô. Tuy nhiên, sau khi vào các mô vào trở thành đại thực bào, phần lớn các bạch cầu mono bị gắn vào các mô và vẫn gắn liền trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm, cho đến khi chúng được huy động để thực hiện chức năng bảo vệ cục bộ. Chúng có khả năng giống như đại thực bào di động để thực bào lượng lớn vi khuẩn, virut, mô hoại tử, hoặc các vật lạ khác trong mô. Ngoài ra, khi được kích thích phù hợp, chúng có thể rời khỏi nơi gắn, một lần nữa trở lại thành đại thực bào di động để đáp ứng với sự hóa hướng động và mọt kích thích khác của quá trình viêm. Do đó, cơ thể có một “hệ thống mono-đại thực bào” lan rộng trong gần như tất cả các vùng mô.

Tổ hợp toàn bộ bạch cầu mono, đại thực bào di động, đại thực bào mô cố định, và một vài tế bào nội mô chuyên biệt trong tủy xương, lách, và hạch lympho được gọi là hệ thống võng nội mô. Tuy nhiên, tất cả hoặc hầu hết các tế bào này bắt nguồn từ tế bào gốc dòng mono; do đó, hệ võng nội mô gần như đồng nghĩa với hẹ thống mono-đại thực bào. Bởi vì thuật ngữ hệ thống võng nội mô trong y văn tốt hơn nhiều so với thuật ngữ hệ thống mono-đại thực bào, nó nên được nhớ như một hệ thống thực bào nói chúng ở trong mọi mô, đặc biệt là trong các vùng mô có lượng lớn vật lạ, chất độc và các chất thừa phải bị tiêu hủy.

Đại thực bào mô trong da và mô dưới da (mô bào)

Dù cho da phần lớn là bất khả xâm phạm đối với tác nhân nhiễm khuẩn, nhưng điều này không còn đúng khi da bị tổn thương. Khi nhiễm khuẩn bắt đầu trong mô dưới da và viêm cục bộ xảy ra sau đó, đại thực bào mô địa phương có thể phân chia tại chỗ và hình dạng vẫn giống đa số đại thực bào. Sau đó chúng thực hiện chức năng bình thường là tấn công và tiêu diệt tác nhân nhiễm khuẩn, như đã mô tả ở trên.

Đại thực bào trong hạch lympho

Về cơ bản không có vật chất lạ nào xâm nhập các mô, như vi khuẩn, có thể được hấp thu trực tiếp qua màng mao mạch để vào máu. Thay vào đó, nếu vật lạ không bị tiêu diệt tại chỗ ở trong mô, chúng sẽ đi vào mạch lympho và đến các hạch lympho khu trú trên đường đi của bạch mạch. Các vật lạ sẽ bị bắt giữ trong các hạch này trong một mạng lưới các xoang được lót bởi đại thực bào mô.

Sơ đồ chức năng của một hạch bạch huyết

Hình. Sơ đồ chức năng của một hạch bạch huyết.

bạch mạch đi vào thông qua lớp vỏ hạch bạch huyết bằng bạch mạch đến, rồi chảy qua các nút xoang tủy, và cuối cùng đi ra khỏi rốn hạch vào bạch mạch đi rồi đổ vào mạch máu.

Có một lượng lớn đại thực bào lót trong các xoang lympho, và nếu một vài vật lạ xâm nhập vào các xoang này bằng bạch mạch, chúng sẽ bị các đại thứ bào phá hủy và ngăn cản sự lan rộng trong toàn cơ thể.

Đại thực bào phế nang trong phổi

Một con đường mà các sinh vật thường xuyên xâm nhậ vào cơ thể là thông qua phổi. Một lượng lớn các đại thực bào mô có mặt như một thành phần không thể thiếu của vách phế nang. Chúng có thể thực bào các vật lạ bị giữ lại trong phế nang. Nếu các vật lạ tiêu hóa được, đại thực bào cũng có thể tiêu hóa chúng và tiết ra các sản phẩm tiêu hóa và bạch mạch. Nếu vật lạ không tiêu hóa được, đại thực bào thường biến thành một “tế bào khổng lồ” bao quanh vật lạ cho đến khi vật lạ dần dần tan rã. Những bao như vậy thường được hình thành xung quanh vi khuẩn lao, các hạt bụi silicat và cả các hạt than.

Đại thực bào trong các xoang gan (Kupffer Cells)

Các sinh vật lạ cũng có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Một lượng lớn vi khuẩn từ thức ăn luôn đi qua niêm mạc đường tiêu hóa để vào hệ thống cửa. Trước khi đổ vào tuần hoàn chung, máu tĩnh mạch cửa đi qua các xoang gan, nơi được lót bởi các đại thực bào mô được gọi là tế bào kuffer, như hình. Các tế bào này hình thành như một hệ thống lọc hiệu quả gần như không để cho vi khuẩn từ đường tiêu hóa qua được hệ thống cửa để vào tuần hoàn chung. Thật vậy, hình ảnh hoạt động thực bào của tế bào kuffer đã chứng minh quá trình thực bào một vi khuẩn đơn lẻ trong thời gian dưới 0,01s.

Tế bào Kupffer lót các xoang gan

Hình. Tế bào Kupffer lót các xoang gan, cho thấy sự thực bào của các hạt mực India vào tế bào chất của tế bào Kupffer.

Đại thực bào ở lách và tủy xương

Nếu một sinh vật lạ xâm nhập thành công vào tuần hoàn chung, sẽ có các cơ chế bảo vệ khác của hệ thống đại thực bào mô, đặc biệt là đại thực bào của lách và tủy xương. Ở cả hai mô này, đại thực bào được giữ lại bởi hệ thống võng của hai cơ quan này và khi vật lạ tiếp xúc với đại thực bào, chúng sẽ bị thực bào.

Lách cũng như các hạch lympho, thay vì máu thì bạch huyết chảy qua các vùng mô của lách. Hình 34-5 cho thấy một đoạn ngoại biên của lách. Lưu ý rằng một đoạn mạch nhỏ thâm nhập từ vùng vỏ vào vùng tủy lách và kết thúc trong các mao mạch nhỏ. Các mao mạch có độ xốp cao, cho phép máu toàn phần đi ra khỏi các mao mạch để vào các dây tủy đỏ. Máu sau đó dần bị ép qua mạng lưới dây tủy và cuối cùng trở lại máu tuần hoàn qua vách nội mô của các xoang tĩnh mạch. Các sợi tủy đỏ và các xoang tĩnh mạch được lót bởi một lượng lớn các đại thực bào. Đây là đoạn đặc biệt của máu thông qua các dây tủy đỏ cung cấp một phương tiện đặc biệt để thực bào các mảnh vỡ không mong muốn trong máu, đặc biệt là hồng già và hồng cầu bất thường.

 Cấu trúc chức năng của lá lách

Hình. Cấu trúc chức năng của lá lách.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài tiết natri: điều chỉnh bằng mức lọc cầu thận hoặc tái hấp thu ở ống thận

Tái hấp thu ống và mức lọc cầu thận thường được điều chỉnh một cách chính xác, vì vậy sự bài tiết qua thận có thể khớp chính xác với lượng nước và chất điện giải.

Sinh lý bệnh của say nóng

Trong số những thay đổi sinh lý quan trọng trong qua trình thích nghi với tăng nhiệt độ gồm tăng lượng mồ hôi tối đa gấp 2 lần, tăng thể tích huyết tương, và giảm lượng muối mất qua mồ hôi và nước tiểu.

Điều trị suy thận: ghép thận hoặc lọc máu với thận nhân tạo

Lọc máu không thể duy trì hoàn toàn bình thường các thành phần dịch cơ thể và không thể thay thế hoàn toàn các chức năng phức tạp của thận, sức khỏe của bệnh nhân vẫn bị suy giảm đáng kể.

Chất tan giữ lại trong tủy thận: những điểm đặc biệt của quai Henle

Nước khuếch tán ra ngoài đầu dưới nhánh xuống quai Henle vào kẽ tủy và áp suất thẩm thấu dịch ống thận dần dần tăng lên khi nó chảy về phía chóp quai Henle.

Đời sống của bạch cầu: thời gian trong máu tuần hoàn và trong mô

Đời sống bạch cầu sau khi rời khỏi tủy xương thường là 4-8h trong máu tuần hoàn và khoảng 4-5 ngày trong các mô cần chúng. Trong các nhiễm khuẩn nghiêm trọng ở mô, đời sống thường bị rút ngắn chỉ còn vài giờ.

Độ chính xác của thể tích máu và điều chỉnh dịch ngoại bào

Sự thay đổi nhỏ trong huyết áp gây ra sự thay đổi lớn về lượng nước tiểu. Những yếu tố này kết hợp với nhau để cung cấp phản hồi kiểm soát lượng máu hiệu quả.

Kiểm soát dịch ngoại bào: các cơ chế của thận

Sự thay đổi lượng natri clorua trong dịch ngoại bào tương ứng với sự thay đổi tương tự lượng nước ngoại bào, và do đó duy trì nồng độ thẩm thấu và nồng độ natri tương đối ổn định.

Chuyển hóa prothrombin thành thrombin: cơ chế đông máu cầm máu

Nếu gan không sản xuất được prothrombin thì nồng độ prothrombin trong huyết tương có thể hạ xuống quá thấp, không đáp ứng nhu cầu sử dụng cho quá trình đông máu.

Giải phẫu sinh lý bàng quang hệ tiết niệu

Mặc dù phản xạ tiểu tiện là một phản xạ tủy sống tự chủ, nó cũng có thể bị ức chế hoặc tạo điều kiện cho các trung tâm ở vỏ não hoặc thân não.

Khuếch tán của màng hô hấp: công xuất khuếch tán O2 và CO2 và tỷ lệ thông khí tưới máu

Một số vùng của phổi có sự lưu thông khí nhưng không có sự lưu thông máu và ngược lại. Chỉ cần 1 trong các điều kiện đó, trao đổi khí qua màng hô hấp khó khăn nghiêm trọng và người đó có thể suy hô hấp nặng.

Đặc tính của lympho T: hoạt hóa tế bào T và miễn dịch trung gian tế bào

Tế bào T đi vào tuần hoàn và được phân bố khắp cơ thể, đi qua thành mao mạch vào các khoảng gian bào, trở lại vào bạch huyết và máu một lần nữa, và tuần hoàn một lần nữa và một lần nữa trên khắp cơ thể.

Hệ thống bổ thể và hoạt động của kháng thể

Khi một kháng thể liên kết với một kháng nguyên, một vị trí phản ứng đặc hiệu trên của kháng thể bị phát hiện, hoặc hoạt hóa, và gắn trực tiếp với phân tử C1 của hệ thống bổ thể.

Phì đại tim: xẩy ra ở bệnh van tim và tim bẩm sinh

Phì đại tim thường được coi là phản ứng bù trừ của tim đối với khối lượng công việc tăng lên và thường có lợi cho việc duy trì cung lượng tim khi đối mặt với những bất thường làm giảm hiệu quả hoạt động của tim.

Trọng lượng riêng của nước tiểu

Mối quan hệ giữa trọng lượng riêng và độ thẩm thấu thay đổi khi có một lượng đáng kể các đại phân tử trong nước tiểu, chẳng hạn như glucose, phương pháp cũ trong chẩn đoán xác định, hay một số thuốc kháng sinh.

Các chất qua hệ tiết niệu: lọc, tái hấp thu và bài tiết

Một số chất dinh dưỡng nhất định, chẳng hạn như axit amin và glucose, được tái hấp thu hoàn toàn từ ống thận và không xuất hiện trong nước tiểu mặc dù một lượng lớn được lọc bởi mao mạch cầu thận.

Bệnh thận mạn tính: thường liên quan đến suy giảm chức năng thận không hồi phục

Nói chung, bệnh thận mạn, cũng giống như tổn thương thận cấp, có thể xảy ra do tổn thương khởi phát ở hệ mạch thận, cầu thận, ống thận, tổ chức kẽ thận hay đường niệu thấp.

Huyết khối: nguy cơ gây tắc mạch nghiêm trọng

Nguyên nhân tạo nên huyết khối thường là bề mặt nội mô của mạch máu xù xì ­ có thể gây ra bởi xơ vữa động mạch, nhiễm trùng hay chấn thương và tốc độ chảy rất chậm của máu trong lòng mạch.

Cơ chế bệnh sinh của rối loạn đại tràng

Bệnh rối loạn đại tràng bao gồm táo bón, bệnh tiêu chảy do tâm lý, bệnh tiêu chảy do viêm đại tràng và liệt đại tiện ở những người bị chấn thương tủy sống.

Rối loạn nuốt và co thắt thực quản

Co thắt thực quản là tình trạng mà cơ thắt thực quản dưới không thể giãn khi nuốt. Hệ quả là thức ăn nuốt vào thực quản không thể đi tới dạ dày.

Kiểm soát áp suất thẩm thấu và nồng độ natri: cơ chế osmoreceptor-ADH và cơ chế khát

Trong trường hợp không có các cơ chế ADH-khát, thì không có cơ chế feedback khác có khả năng điều chỉnh thỏa đáng nồng độ natri huyết tương và áp suất thẩm thấu.

Đa hồng cầu: ảnh hưởng đến chức năng hệ tuần hoàn

Trong đa hồng cầu, số lượng máu ở đám rối này được tăng lên rất nhiều. Hơn nữa, do máu chảy chậm chạp qua các mao mạch da trước khi vào đám rối tĩnh mạch, mang đến một lượng hemoglobin khử lớn hơn bình thường.

Duy trì áp suất thẩm thấu cao vùng tủy thận: trao đổi ngược dòng trong recta vasa

Khi máu đi vào vùng tủy thận về phía nhú, nó dần dần trở nên cô đặc hơn, một phần do chất tan đi vào từ vùng kẽ và một phần là do sự mất nước vào vùng kẽ.

Tổn thương van tim: tổn thương mắc phải và bẩm sinh

Van hai lá chịu nhiều chấn thương hơn so với các van khác, nó thương xuyên bị hư hỏng nghiêm trọng, và thứ hai là van đông mạch chủ thường xuyên bị tổn thương.

Bệnh van hai lá: huyết động học trong hẹp và hở van

Khi áp lực tâm nhĩ trái tăng lên, máu bắt đầu dồn lên phổi, cuối cùng trở lại động mạch phổi. Ngoài ra, phù nề phổi ngay từ đầu gây co thắt tiểu động mạch phổi.

Nồng độ kali: điều chỉnh nồng độ trong dịch ngoại bào và bài tiết

Duy trì sự cân bằng giữa lượng kali ăn vào và ra phụ thuộc chủ yếu vào sự bài tiết qua thận vì lượng bài tiết qua phân chỉ chiếm khoảng 5 đến 10 phần trăm lượng kali ăn vào.